Gaz 63, Zil 157, CA10, xe dò mìn BTR-40… Đó là những cái tên nghe có vẻ xa lạ với những con người hiện tại, nhưng trong quá khứ, trong hai cuộc kháng chiến, đây lại là những chiếc xe đóng vai trò quan trọng làm nhiệm vụ hậu cần, cung cấp các nhu yếu phẩm cần thiết cho tiền tuyến.
Bên cạnh việc hoạt động bền bỉ trong chiến tranh, những chiếc xe này còn gắn liền với lịch sử. Có chiếc đã vinh dự đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh lên chiến dịch biên giới. Có xe là chiếc ôtô vận tải đầu tiên tiến vào dinh Độc lập… Những chiếc xe đó sẽ mãi là những chứng tích chiến tranh và lưu giữ một quá khứ hào hùng của dân tộc.
Hãy cùng chiêm ngưỡng những chiếc xe đặc biệt này tại Bảo tàng Hậu Cần Quân đội nhân dân Việt Nam.
1. Xe “Quốc tế” – Chiếc xe của sự sáng tạo
Xe ôtô vận tải quân sự mang tên “Quốc tế” do Tổ sửa chữa xe thuộc phái đoàn Mậu dịch thống nhất quốc phòng lắp ráp và đặt tên vào cuối năm 1949. Động cơ của chiếc xe “hợp chủng” này là động cơ 6 xi-lanh của hãng Renault (Pháp). Buồng lái, hộp số, sát-xi, cầu xe lấy từ hãng xe Ford (Mỹ).
Chiếc xe này đã vinh dự đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh lên chiến dịch biên giới và đón đồng chí Lê Ô Phighe lúc đó là UVTWĐCS Pháp thăm Việt Nam tại căn cứ địa Việt Bắc năm 1950.
2. Xe Gaz 63 – Sức mạnh từ Liên Xô
Đây là chiếc xe do Liên Xô chế tạo và viện trợ cho Việt Nam. Chiếc xe gắn liền với thành tích của anh hùng Lộc Văn Trọng, tiểu đội trưởng ôtô vận tải quân sự lái. Trong thời gian vận chuyển hàng quân sự từ chiến dịch Biên giới đến chiến dịch Điện Biên Phủ, vị anh hùng này đã cùng chiếc xe, khắc phục khỏ khăn, vượt đèo, lội suối, bảo đảm vận chuyển trên 30.000km an toàn.
Xe có nhiện vụ chuyên chở vũ khí, lương thược, thực phẩm lên chiến dịch Điện Biên phủ.
3. Xe Zil 157 – Độc đáo trong ngụy trang
Xe do Liên Xô chế tạo, xe có nhiệm vụ chuyên trở quân trang, quân dụng, vũ khí… trên tuyến đường Hồ Chí Minh phục vụ cho kháng chiến chống Mỹ.
Trong quá trình chuyên chở các chiến sỹ đã sáng tạo làm thêm giá đỡ bằng tre, nứa nhằm ngụy trang tránh bom, đạn của kẻ thù.
4. Zil 157 – Vượt 65 nghìn km dưới bom đạn
Xe do anh hùng Phan Văn Qúy lái, xe thuộc Đại đội 7, Đại đoàn 76, Trung đoàn 11, Sư đoàn 571, Bộ Tư lệnh 559.
Từ tháng 8/1872 đến tháng 4/1975, chiếc xe đã cùng anh Phan Văn Quý vận chuyển vũ khí và lương thực qua các trọng điểm địch đánh phá ác liệt. Trong kháng chiến chống Mỹ, xe đã chạy được 65 nghìn km và tiết kiệm được 6.680 lít xăng.
5. Xe BTR-40 – Từ xe bọc thép tới xe phá bom
Trên cơ sở xe bọc thép BTR-40 của Liên Xô, Viện kỹ thuật quân sự Việt Nam đã nghiên cứu, thiết kế, cải tiến thành xe phá bom từ trường. Cự ly phá bom là 80 đến 135m.
Đây là một trong 62 chiếc xe được đưa vào hoạt động trên tuyến đường Hồ Chí Minh từ năm 1968 đến năm 1972. Xe đã tham gia rà phá nhiều loại bom nổ chậm, đảm bảo thông đường cho các xe vận chuyển hoàng hóa, đạn dược phục vụ chiến trường miền Nam.
6. CA10 – Chiếc xe vận tải đầu tiên vào dinh Độc lập
Xe ôtô vận tải CA 10 do Trung Quốc chế tạo. Đây là chiếc xe do đồng chí Lê Quang Lựa, tiểu độ trưởng lái xe thuộc Đại đội 5, Tiểu đoàn 964, Trung đoàn 512, Sư đoàn ôtô vận tải 571, Bộ Tư lệnh Trường Sơn điều khiển.
Xe có nhiệm vụ vận chuyển vật chất hậu cần trên đường Trường Sơn, tham gia chiến dịch Đường 9 Nam Lào, Chiến dịch Quảng Trị. Đặc biệt, trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã cơ động lực lượng trinh sát và đặc công cùng đội hình xe tăng thuộc Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 thần tốc đánh chiếm dinh Độc lập lúc 11h30 ngày 34/04/1975. Đây cũng là chiếc ôtô vận tải đầu tiên tiến vào dinh Độc lập.
Nguồn:
http://autodaily.vn/2012/04/ngam-dan-xe-sieu-doc-cua-quan-doi-viet-nam/