Hạng B2
16/5/19
359
553
93
35
Một số người vi phạm nồng độ cồn khi nghe mức phạt cũng như thời hạn giữ giấy phép lái xe của luật mới đã phản ứng dữ dội sau đó bất hợp tác với lực lượng chức năng, tự ý bỏ đi.
Đúng 22h ngày 2-1-2020, tổ công tác giao thông do trung tá Trần Ngọc Sáng, Phó đội trưởng Đội CSGT Hàng Xanh thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08), Công an TP.HCM làm tổ trưởng có mặt tại ngã tư Hàng Xanh (Q. Bình Thạnh, TP.HCM) lập chốt kiểm tra nhiều phương tiện.
Tổ công tác đã xử lý, lập biên bản nhiều trường hợp vi phạm, tạm giữ nhiều phương tiện theo Luật phòng, chống tác hại của rượu bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Nghe mức xử phạt theo luật mới, tài xế 'có rượu bia' phản ứng dữ dội

Tổ công tác ra hiệu lệnh dừng xe máy do ông Nguyễn Đức Son (49 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) điều khiển để kiểm tra nồng độ cồn. Kết quả, ông Son không có nồng độ trong hơi thở và đã xuất trình đầy đủ giấy tờ nên CSGT vui vẻ mời ông Son tiếp tục lộ trình.
"Trước hết mình phải có ý thức đã. Tôi biết tôi chạy xe nên tôi phải cẩn thận. Tôi rất hài lòng về vụ cấm bia rượu. Tôi thấy mức phạt có sức cảnh báo, răng đe, đánh vào kinh tế người dân. Tâm lý khi mọi người thấy mất tiền nhiều thì sợ, bỏ thôi", ông Son chia sẻ.
Tiếp đó, qua quan sát tổ công tác phát hiện anh Khấu Bình Luận (31 tuổi, ngụ tỉnh Bến Tre) đang dừng đèn đỏ có biểu hiển nghi vấn nên ra hiệu lệnh mời vào kiểm tra. Tuy nhiên, anh Luận không chấp hành hiệu lệnh của CSGT mà ngồi yên trên xe.
Nghe mức xử phạt theo luật mới, tài xế 'có rượu bia' phản ứng dữ dội
Khoảng 5 phút sau, tổ công tác đã thuyết phục và anh Luận chấp hành đưa xe vào kiểm tra. Kết quả, anh Luận vi phạm nồng độ cồn ở mức 0.97mg/lít khí thở. Tổ công tác đã lập biên bản xử phạt, tạm giữ phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe của anh Luận theo đúng Nghị định.
Nghe mức xử phạt theo luật mới, tài xế 'có rượu bia' phản ứng dữ dội

Khi nghe CSGT công bố số tiền phải đóng phạt và thời hạn giữ giấy phép lái xe đối với lỗi vi phạm của mình, anh Luận đã phản ứng dữ dội, bất hợp tác với tổ công tác, không ký vào biên bản vi phạm và tự ý bỏ đi. Sau đó, tổ công tác đã mời phường đến hỗ trợ niêm phong chiếc xe của anh Luận, đưa về trụ sở.
Tiếp theo, tổ công tác cũng phát hiện, kiểm tra nồng độ cồn anh Nguyễn Hoàng Sang (25 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận) cầm lái xe tay ga. Kết quả, anh Hoàng vi phạm nồng độ cồn ở mức 0.41mg/lít khí thở và bị lập biên bản vi phạm, tạm giữ phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
Sau đó, anh Sang đã dùng điện gọi "người quen" nhờ can thiệp xin bỏ qua nhưng tổ công tác kiên quyết xử lý, lập biên bản. Theo ghi nhận, nhiều trường hợp có biểu hiện say xỉn khi lưu thông đến ngã tư thấy tổ công tác đang làm nhiệm vụ đối phó bằng cách xuống xe dẫn bộ qua khỏi chốt xong tiếp tục leo lên xe đi tiếp.
Nghe mức xử phạt theo luật mới, tài xế 'có rượu bia' phản ứng dữ dội

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về các mức phạt dành cho người vi phạm:
Đối với người điều khiển xe đạp:
Phạt tiền 80.000-100.000 đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/lít khí thở.
Phạt tiền 200.000-300.000 đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25mg đến 0,4mg/lít khí thở.
Phạt tiền 400.000-600.000 đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/lít khí thở.
Đối với xe máy:
Phạt tiền 2-3 triệu đồng nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/lít khí thở (Nghị định 46/2016/NĐ-CP chưa quy định).
Phạt tiền 4-5 triệu đồng nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25mg đến 0,4mg/lít khí thở.
Phạt tiền 6-8 triệu đồng nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/lít khí thở.
Đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng:
Phạt tiền 3-5 triệu đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/lít khí thở (Nghị định 46 chưa quy định).
Phạt tiền 6-8 triệu đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25mg đến 0,4mg/lít khí thở.
Phạt tiền 16-18 triệu đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/lít khí thở.
Đối với ôtô:
Phạt tiền 6-8 triệu đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/lít khí thở (Nghị định 46 chưa quy định).
Phạt tiền 16-18 triệu đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25mg đến 0,4mg/lít khí thở.
Phạt tiền 30-40 triệu đồng nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/lít khí thở.
 
Hạng B1
28/9/12
70
114
33
Hôm qua em đi thấy bắt cồn rất nhiều, lúc em dừng đèn đỏ nhìn qua, thấy mấy anh nghe báo giá phạt và thu bằng lái, mặt ông nào ông đó xanh lè xanh lét, ăn tết gì nổi nữa, cho chừa, nhậu thì bắt grab mà về, tông bậy tông bạ mấy ông ko chết mà hại người khác chết thay ko.
 
  • Like
Reactions: volvo960
Hạng D
26/1/15
3.554
13.771
113
vậy người ta bị bệnh mãn tính,mỗi ngày,mỗi buổi đều phải uống thuốc,mà thuốc đó uống vào tạo ra cồn,(tuy rằng 1 lượng rất nhỏ ko bao nhiêu)..thì vẫn bị phạt bị treo bằng thì sao hả...vậy thì ra cái quy định "đã bị bệnh (cần phải uống thuốc),thì không được lái xe'..cho nó đúng với bản chất vấn đề...
 
Hạng F
1/6/15
5.527
29.068
113
vậy người ta bị bệnh mãn tính,mỗi ngày,mỗi buổi đều phải uống thuốc,mà thuốc đó uống vào tạo ra cồn,(tuy rằng 1 lượng rất nhỏ ko bao nhiêu)..thì vẫn bị phạt bị treo bằng thì sao hả...vậy thì ra cái quy định "đã bị bệnh (cần phải uống thuốc),thì không được lái xe'..cho nó đúng với bản chất vấn đề...
người ta phạt vì có cồn trong hơi thở hoặc trong máu, có ai phạt vì nhậu mà lái xe đâu anh.
 
Hạng D
26/1/15
3.554
13.771
113
người ta phạt vì có cồn trong hơi thở hoặc trong máu, có ai phạt vì nhậu mà lái xe đâu anh.
vậy nếu bác ko uống rượu,bia..mà ăn trái cây,hay uống thuốc vì bệnh,trong hơi thở có nồng độ cồn,dù là nhỏ..thì chiếu theo luật vẫn xử phạt (khung thấp nhất:6-8tr =7tr).và bị giam bằng 24 tháng thì bác nghĩ sao
 
Hạng F
1/6/15
5.527
29.068
113
vậy nếu bác ko uống rượu,bia..mà ăn trái cây,hay uống thuốc vì bệnh,trong hơi thở có nồng độ cồn,dù là nhỏ..thì chiếu theo luật vẫn xử phạt (khung thấp nhất:6-8tr =7tr).và bị giam bằng 24 tháng thì bác nghĩ sao
Vì sao người ta cấm có cồn khi lái xe? Vì cồn kích thích thần kinh khiến người ta lái xe không an toàn. Nếu hiểu như vậy thì sẽ rất dễ dàng chấp nhận quy định. Dù là nhậu hay uống thuốc thì có cồn cũng nguy hiểm như nhau.
Còn thế nào là một lượng “rất nhỏ”? Tuỳ người à, có những người uống một ngụm đã say xẩm.
 
Hạng D
26/1/15
3.554
13.771
113
Vì sao người ta cấm có cồn khi lái xe? Vì cồn kích thích thần kinh khiến người ta lái xe không an toàn. Nếu hiểu như vậy thì sẽ rất dễ dàng chấp nhận quy định. Dù là nhậu hay uống thuốc thì có cồn cũng nguy hiểm như nhau.
Còn thế nào là một lượng “rất nhỏ”? Tuỳ người à, có những người uống một ngụm đã say xẩm.
0.001 theo luật cũng là vi phạm,và có thể phạt nhé bác...và ý bác là nếu ăn 1 vài trái vải,trong người có cồn là nguy hiểm á..thôi em lạy bác..ko tranh luận nữa..
 
Hạng D
25/6/16
2.120
1.830
113
Tăng cao mức phạt nhằm răn đe, Cán bộ có thẩm quyền làm xử phạt làm đúng trách nhiệm thì Em ủng hộ, cho bớt mấy tay nốc rượu bia rồi chạy láo, làm càn. Nhưng phải có thông tư, nghị định,.. hướng dẫn khi xử lý nhưng người có nồng độ chứ không phải chỉ rượu bia mới tạo ra nồng độ còn.