Karot nói:thương quá, nhưng làm sao chuyển giúp đỡ tới gia đình nhỉ. Không biết có tờ báo nào nổi tiếng đứng ra nhận quyên góp không?
Có đấy, bác qua đây nghiên cứu nhé!
http://www.otosaigon.com/...89&mpage=2#1716820
Xã hội là như vậy bác ơi , có những hoàn cảnh éo le. Ở đâu cũng có những hoàn cảnh như vậy . Ước gì mình là chúa trời mới giải quyết được hết những chuyện như vậy.Mong sao cháu bé lớn lên trong sự đùm bọc của xã hội và gia đình người thân
Đây nữa các bác ợ, đọc mà thương hai mẹ con quá!
Giấc ngủ không tròn của bé 5 tuổi chăm mẹ ung thư (Dân trí) - Chúng tôi rời TPHCM đến Tây Ninh mang theo quà của Quĩ Nhân ái gửi tới hai mẹ con người phụ nữ mang căn bệnh ung thư. Một đêm tá túc tại đây trước khi trở về thành phố, chúng tôi chứng kiến giấc ngủ không trọn của cậu bé 5 tuổi này. >> Nghẹn lòng trước cảnh con 5 tuổi chăm mẹ ung thư
Chiếc giường nhỏ đặt ở góc nhà, nơi bé Trường nằm ngủ dường như thênh thang hơn bởi người mẹ bị bệnh phải nằm võng để tránh những cơn đau dữ dội từ khối u nơi lồng ngực.
“Một năm nay, chiếc võng đã trở thành người bạn tri kỷ của tôi. Nằm võng để thân người co lại, những cơn đau cũng lắng dịu hơn”, cô Mến nói.
“Nhiều lúc tôi thèm được nằm bên để ôm đứa con bé bỏng vào lòng nhưng điều đơn giản đó cũng không thực hiện được”, cô Mến rơm rớm nước mắt tâm sự.
Người bệnh ung thư vốn phải đối mặt với những cơn đau vượt qua cả sức tưởng tượng của con người, nhưng với cô Mến, điều này tưởng chừng còn khủng khiếp hơn. Chúng tôi liên tục phải chứng kiến cảnh cô khó nhọc nắm cục bông gòn, vạch áo ngực thấm máu, mủ đang trào ra từ vết loét của khối u. “Vết thương ăn nhanh, có nhiều hôm vừa giở vạt áo lên thì từng miếng thịt rụng rơi ra ngoài”, cô Mến nén đau kể.
“Tôi vừa muốn chết cho chấm dứt cơn ác mộng đau đớn hàng ngày, lại vừa sợ chết biết bao nhiêu. Tôi ra đi bây giờ chẳng thể an lòng. Thằng Trường còn bé quá!”, giọng người mẹ nghẹn lại. Những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt méo mó của người phụ nữ mang căn bệnh nan y.
Dường như cảm nhận được nỗi đau cả về thể xác và tinh thần của người mẹ, bé Trường tỏ ra cứng cáp và già dặn hơn nhiều so với đám trẻ đồng lứa. Mới lên 5, cậu đã sớm biết lo toan gánh vác những công việc của gia đình, từ nội trợ cho đến chăm sóc mẹ.
Nửa đêm, nghe tiếng mẹ rên, Trường bật dậy cầm chai dầu chạy tới
Không chỉ những ngày dài đằng đẵng lo toan, giúp đỡ mẹ, giấc ngủ của cậu bé mới 5 tuổi này cũng chẳng mấy khi được trọn vẹn.
Trong căn nhà nhỏ của hai mẹ con, trời càng khuya, không khí dường như càng trở nên u ám hơn. Thỉnh thoảng, không kìm được cơn đau đớn, cô Mến bật ra tiếng kêu rên. Và gần như cùng lúc, sau tiếng kêu rên là bóng cu Trường lồm cồm ngồi dậy, vén màn bò đến bên mẹ.
“Mẹ ơi! Mẹ có đau lắm không? Để con xoa dầu bóp tay cho mẹ nhé!”, tiếng thì thầm của cậu bé vọng trong màn đêm khiến chúng tôi không thể kìm lòng. Những lúc như vậy, cô Mến lại nén cơn đau, vuốt nhẹ mái đầu con trai: “Mẹ đỡ rồi, không sao đâu. Con ráng ngủ đi sáng mai còn phải dậy sớm”.
Ông Thanh, một y tá của ấp, người thường qua giúp tiêm thuốc giảm đau cho cô Mến xót xa: “Tội nghiệp thằng cu Trường, mới ngần ấy tuổi đầu mà đêm nào cũng đau đáu lo cho mẹ”.
Khi tiếng gà gáy vọng lại từ xa báo hiệu trời đã sáng, từng làn gió lạnh lùa vào nhà qua khe những tấm tôn che tạm bợ, người mẹ lại quằn quại trên võng, khuôn mặt đờ đẫn sau một đêm dài vật lộn với “tử thần”.
Với bé Trường, đêm qua có 3 lần bé choàng tỉnh giấc.
Lần đầu tiên trong đời, bé Trường có được những món quà từ thành phố: Bánh trung thu, đồ chơi... - quà do đại diện báo Dân trí trao hỗ trợ khẩn cấp vào chiều qua, 16/9
Chiều đến, cậu bé tự tắm rửa, vệ sinh cá nhân, sau khi đã chuẩn bị xong bữa cơm chiều
Cậu bé tự sắp cơm, lau dọn bát chén cho bữa cơm chiều
Cậu lồm cồm bò dậy khi tiếng kêu rên phát ra từ phía chiếc võng mà người mẹ đang nằm
Chuẩn bị quần áo đi học, một ngày mới của cậu bé bắt đầu.
Vân Sơn - Trung Kiên
Giấc ngủ không tròn của bé 5 tuổi chăm mẹ ung thư (Dân trí) - Chúng tôi rời TPHCM đến Tây Ninh mang theo quà của Quĩ Nhân ái gửi tới hai mẹ con người phụ nữ mang căn bệnh ung thư. Một đêm tá túc tại đây trước khi trở về thành phố, chúng tôi chứng kiến giấc ngủ không trọn của cậu bé 5 tuổi này. >> Nghẹn lòng trước cảnh con 5 tuổi chăm mẹ ung thư
Chiếc giường nhỏ đặt ở góc nhà, nơi bé Trường nằm ngủ dường như thênh thang hơn bởi người mẹ bị bệnh phải nằm võng để tránh những cơn đau dữ dội từ khối u nơi lồng ngực.
“Một năm nay, chiếc võng đã trở thành người bạn tri kỷ của tôi. Nằm võng để thân người co lại, những cơn đau cũng lắng dịu hơn”, cô Mến nói.
“Nhiều lúc tôi thèm được nằm bên để ôm đứa con bé bỏng vào lòng nhưng điều đơn giản đó cũng không thực hiện được”, cô Mến rơm rớm nước mắt tâm sự.
Người bệnh ung thư vốn phải đối mặt với những cơn đau vượt qua cả sức tưởng tượng của con người, nhưng với cô Mến, điều này tưởng chừng còn khủng khiếp hơn. Chúng tôi liên tục phải chứng kiến cảnh cô khó nhọc nắm cục bông gòn, vạch áo ngực thấm máu, mủ đang trào ra từ vết loét của khối u. “Vết thương ăn nhanh, có nhiều hôm vừa giở vạt áo lên thì từng miếng thịt rụng rơi ra ngoài”, cô Mến nén đau kể.
“Tôi vừa muốn chết cho chấm dứt cơn ác mộng đau đớn hàng ngày, lại vừa sợ chết biết bao nhiêu. Tôi ra đi bây giờ chẳng thể an lòng. Thằng Trường còn bé quá!”, giọng người mẹ nghẹn lại. Những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt méo mó của người phụ nữ mang căn bệnh nan y.
Dường như cảm nhận được nỗi đau cả về thể xác và tinh thần của người mẹ, bé Trường tỏ ra cứng cáp và già dặn hơn nhiều so với đám trẻ đồng lứa. Mới lên 5, cậu đã sớm biết lo toan gánh vác những công việc của gia đình, từ nội trợ cho đến chăm sóc mẹ.
Không chỉ những ngày dài đằng đẵng lo toan, giúp đỡ mẹ, giấc ngủ của cậu bé mới 5 tuổi này cũng chẳng mấy khi được trọn vẹn.
Trong căn nhà nhỏ của hai mẹ con, trời càng khuya, không khí dường như càng trở nên u ám hơn. Thỉnh thoảng, không kìm được cơn đau đớn, cô Mến bật ra tiếng kêu rên. Và gần như cùng lúc, sau tiếng kêu rên là bóng cu Trường lồm cồm ngồi dậy, vén màn bò đến bên mẹ.
“Mẹ ơi! Mẹ có đau lắm không? Để con xoa dầu bóp tay cho mẹ nhé!”, tiếng thì thầm của cậu bé vọng trong màn đêm khiến chúng tôi không thể kìm lòng. Những lúc như vậy, cô Mến lại nén cơn đau, vuốt nhẹ mái đầu con trai: “Mẹ đỡ rồi, không sao đâu. Con ráng ngủ đi sáng mai còn phải dậy sớm”.
Ông Thanh, một y tá của ấp, người thường qua giúp tiêm thuốc giảm đau cho cô Mến xót xa: “Tội nghiệp thằng cu Trường, mới ngần ấy tuổi đầu mà đêm nào cũng đau đáu lo cho mẹ”.
Khi tiếng gà gáy vọng lại từ xa báo hiệu trời đã sáng, từng làn gió lạnh lùa vào nhà qua khe những tấm tôn che tạm bợ, người mẹ lại quằn quại trên võng, khuôn mặt đờ đẫn sau một đêm dài vật lộn với “tử thần”.
Với bé Trường, đêm qua có 3 lần bé choàng tỉnh giấc.
Vân Sơn - Trung Kiên
Bác Chevol nói đúng!
Đúng là bất chợt nhìn thấy cảnh này thì không ai lỡ quay mặt làm ngơ. Nhưng khi có một cái nhìn tổng thể thì mới hiểu cá nhân mỗi người dù tấm lòng có rộng bao nhiêu cũng chẳng làm thay đổi được hết những cảnh đời này.
Thôi thì, mỗi cá nhân làm được điều gì thì hãy cố mà làm cho lương tâm đỡ day dứt. Nếu bác nào có dụng ý đi Tây Ninh một chuyến thì kêu tôi với (huythuanvu: 0983802249). Nếu không có điều kiện, thì ở TP.HCM có VP đại diện của báo Dân Trí :VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331, có thể tạt qua gửi cho mẹ con cháu chút gì.
Đúng là bất chợt nhìn thấy cảnh này thì không ai lỡ quay mặt làm ngơ. Nhưng khi có một cái nhìn tổng thể thì mới hiểu cá nhân mỗi người dù tấm lòng có rộng bao nhiêu cũng chẳng làm thay đổi được hết những cảnh đời này.
Thôi thì, mỗi cá nhân làm được điều gì thì hãy cố mà làm cho lương tâm đỡ day dứt. Nếu bác nào có dụng ý đi Tây Ninh một chuyến thì kêu tôi với (huythuanvu: 0983802249). Nếu không có điều kiện, thì ở TP.HCM có VP đại diện của báo Dân Trí :VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331, có thể tạt qua gửi cho mẹ con cháu chút gì.
@all: các bác lưu ý giúp, hiện tại OS đã có box OS với cộng đồng (chuyên thực hiện các hoạt động từ thiện [link]http://www.otosaigon.com/forum/f185.aspx),[/link] bác nào quan tâm đến các hoạt động này nên thường xuyên ghé thăm để cập nhật thông tin. Từ đó, chúng ta có thể:
+cùng các thành viên trên OS góp gió thành bão trong các chương trình từ thiện.
+ tự xây dựng các chương trình của SFC trên cơ sở bàn bạc kỹ lưỡng trong chi hội, ban chủ nhiệm thông qua chương trình cụ thể. Với các chương trình của SFC, các bác lưu ý giúp cần chọn các trường hợp tiêu biểu trên cơ sở xem xét, điều tra kỹ lưỡng và chọn lựa cách làm. Lấy ví dụ trường hợp cháu bé trong thớt này chẳng hạn, theo tôi cách thức làm từ thiện là các bác có thể đến trực tiếp như ý kiến của bác Huythuanvu hoặc ủng hộ qua báo Dân Trí. Vì tôi được biết sau khi Dân trí đăng tin đã có rất nhiều sự ủng hộ từ khắp mọi nơi với số tiền không hề nhỏ. Trong khi có hàng trăm, hàng ngàn trường hợp khác cũng tiêu biểu không kém, cũng cần những sự ủng hộ tương tự.
+cùng các thành viên trên OS góp gió thành bão trong các chương trình từ thiện.
+ tự xây dựng các chương trình của SFC trên cơ sở bàn bạc kỹ lưỡng trong chi hội, ban chủ nhiệm thông qua chương trình cụ thể. Với các chương trình của SFC, các bác lưu ý giúp cần chọn các trường hợp tiêu biểu trên cơ sở xem xét, điều tra kỹ lưỡng và chọn lựa cách làm. Lấy ví dụ trường hợp cháu bé trong thớt này chẳng hạn, theo tôi cách thức làm từ thiện là các bác có thể đến trực tiếp như ý kiến của bác Huythuanvu hoặc ủng hộ qua báo Dân Trí. Vì tôi được biết sau khi Dân trí đăng tin đã có rất nhiều sự ủng hộ từ khắp mọi nơi với số tiền không hề nhỏ. Trong khi có hàng trăm, hàng ngàn trường hợp khác cũng tiêu biểu không kém, cũng cần những sự ủng hộ tương tự.
Last edited by a moderator:
@Bác kiến vàng đúng là trưởng Hội.
Một khi đã được đăng báo thì sẽ có nhiều người quan tâm giúp đỡ. Tuy nhiên, mỗi người có một xúc cảm cá nhân và hoàn toàn có thể làm theo cái "tâm" của mình mách bảo. Còn trong phạm vi Hội, nên có chủ động riêng trong việc xác định các đối tượng để làm công tác xã hội. Mong rằng, dù chỉ là góp được một phần rất nhỏ vào công tác xã hội, nhưng vẫn nên có bản sắc riêng của hội ( theo nghĩa:chúng ta tự tìm kiếm, khảo sát, nhất là phát hiện các đội tượng, thành phần mới cần được sự hỗ trợ của các Hội, đoàn trong xã hội).
SFC có thể du khảo nhiều nơi nên có nhiều cơ hội phát hiện.
Một khi đã được đăng báo thì sẽ có nhiều người quan tâm giúp đỡ. Tuy nhiên, mỗi người có một xúc cảm cá nhân và hoàn toàn có thể làm theo cái "tâm" của mình mách bảo. Còn trong phạm vi Hội, nên có chủ động riêng trong việc xác định các đối tượng để làm công tác xã hội. Mong rằng, dù chỉ là góp được một phần rất nhỏ vào công tác xã hội, nhưng vẫn nên có bản sắc riêng của hội ( theo nghĩa:chúng ta tự tìm kiếm, khảo sát, nhất là phát hiện các đội tượng, thành phần mới cần được sự hỗ trợ của các Hội, đoàn trong xã hội).
SFC có thể du khảo nhiều nơi nên có nhiều cơ hội phát hiện.