Điều trị tật nghiến răng ở trẻ em Nghiến răng là sự nghiến hoặc xiết chặt hàm răng một cách quá mức một cách không ý thức do sự tiếp xúc mạnh giữa mặt nhai của các răng trên và dưới, thường diễn ra vào lúc ngủ, lâu ngày tạo ra các diện mòn trên răng do nghiến răng khi ngủ gây một lực tác dụng rất mạnh trên răng (gấp nhiều lần khi nhai). Tình trạng nghiến răng kéo dài có thể đưa đến những hậu quả xấu tới các hệ thống nhai như hệ thống răng, cơ hàm và khớp thái dương hàm.
[font=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
BS chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Đẩu – Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Nhi đồng 1 sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tật nghiến răng ở trẻ em.[/font]
[font=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
Có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhưng cho đến nay vẫn chưa biết chính xác lý do trẻ nghiến răng. Người ta cho rằng một số trẻ nghiến răng có thể là do răng trên và dưới của trẻ không ăn khớp nhau làm trẻ khó chịu và nghiến răng sẽ làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và dần dần trở thành thói quen. Một số trẻ khác, nghiến răng như là một cách để làm giảm đau trong trường hợp trẻ bị đau tai hoặc đang mọc răng. Nguyên nhân tâm lý cũng có thể là một lý do, trẻ cảm thấy căng thẳng, sợ hãi hoặc giận dữ. Ví dụ như trẻ đang lo lắng về bài kiểm tra, trẻ có thêm em hoặc thầy cô mới, trẻ bị cha mẹ rầy la, trẻ cãi nhau với anh chị em. Một nguyên nhân khác cũng có thể là do trẻ quá hiếu động.[/font][font=verdana,arial,helvetica,sans-serif] [/font]
[font=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
Có khoảng 1/6 trẻ có tật nghiến răng được phát hiện qua các lần khám răng. Cũng có trường hợp phụ huynh báo cho bác sĩ biết trẻ có tật nghiến răng nhưng khám răng thì bình thường. Nhìn chung thì có khoảng 1/3 trẻ nhỏ có tật nghiến răng, có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi nào nhưng thường nhất là dưới 5 tuổi. Trẻ thường nghiến răng vào ban đêm vì vậy cần lưu ý nhiều hơn nếu trẻ có biểu hiện nghiến răng vào ban ngày.[/font][font=verdana,arial,helvetica,sans-serif] [/font]
[font=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
Thường thì nghiến răng sẽ không gây hại gì cho răng của trẻ. Khi khám răng có thể thấy nhiều vết mòn trên bề mặt răng sữa nhưng không làm trẻ đau hoặc có vấn đề gì. Nếu răng trẻ bị mòn nhiều thì có thể trẻ có những bệnh lý về răng như sâu răng. Nên đưa trẻ đi khám răng nếu trẻ bị đau và nên duy trì việc khám răng định kỳ.[/font][font=verdana,arial,helvetica,sans-serif] [/font]
[font=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
Các phụ huynh không nên quá lo lắng vì hầu hết trẻ sẽ tự bỏ tật nghiến răng mà không cần phải điều trị gì.[/font][font=verdana,arial,helvetica,sans-serif] [/font]
[font=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
Nếu phụ huynh phát hiện thấy trẻ có những vết mòn trên bề mặt răng, nên đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa về răng trẻ em. Có thể bác sĩ sẽ mài chỉnh răng sao cho các răng ăn khớp với nhau hơn hoặc làm một máng nhựa mềm thường mang trong miệng vào buổi tối để ngăn trẻ nghiến răng hoặc giữ cho răng trẻ không bị mòn đi.[/font][font=verdana,arial,helvetica,sans-serif] [/font]
[font=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
Cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện với trẻ trước khi ngủ để biết những việc gì đã xảy ra trong ngày với trẻ, điều gì làm trẻ cảm thấy căng thẳng, sợ hãi hay giận dữ. Điều này có thể giúp giải quyết các nguyên nhân tâm lý khiến trẻ nghiến răng. Quan trọng hơn là việc trò chuyện làm cho trẻ cảm thấy rằng bạn đang quan tâm đến trẻ, đồng thời cũng giúp trẻ không nhớ đến việc nghiến răng.[/font]
[font=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
Đối với các cháu còn nhỏ nên tập cho ngủ đúng giờ, ăn uống đủ chất đảm bảo dinh dưỡng, cung cấp đủ canxi, vệ sinh răng miệng tốt đồng thời cho đi kiểm tra răng hàm mặt xem có sự bất thường gì không.[/font]
Theo VnMedia
Bác Puma đừng quá lo lắng quá nhé!