Hạng D
14/12/09
1.166
202
63
56
Các Bác ạ .... em thấy người dân Việt Nam sống quá khổ ... trong đó có em luôn ạ ...
Các Bác xem cứ thế lày .... hết phí tới xăng, tới giá leo thang .....
KINH DOANH
Thứ tư, 16/2/2011, 15:53 GMT+7
Ôtô có thể gánh thêm phí đường bộ 1,4 triệu đồng mỗi xe
Các phương tiện ôtô lưu thông sẽ phải chịu thêm phí bảo trì đường bộ với mức dự kiến thấp nhất là 180.000 đồng và cao nhất là 1,44 triệu đồng một tháng.
Tuần trước, Bộ Giao thông Vận tải đã trình Chính phủ báo cáo bổ sung Nghị định Quỹ bảo trì đường bộ. Trong đó, cơ quan này đề xuất thu trực tiếp phí đường bộ theo 5 mức khác nhau theo tháng. Mức thấp nhất áp dụng đối với các loại xe con, xe tải dưới 2 tấn... là 180.000 đồng một tháng. Mức cao nhất áp dụng đối với xe tải 18 tấn trở lên là 1,44 triệu đồng một tháng.
Việc thu phí đối với ôtô được thực hiện thông qua công tác kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. 
Theo Bộ Giao thông Vận tải với số lượng gần 1,3 triệu ôtô đã qua kiểm định an toàn, tính đến hết ngày 30/11/2010, tổng số tiền thu thêm từ phí sử dụng đường bộ vào khoảng 4.500 tỷ đồng mỗi năm. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, số tiền thu về quỹ vào khoảng 4.467 tỷ đồng.
Đối với phương tiện xe máy, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất 4 mức thu. Trong đó, mức thấp nhất áp dụng với xe máy là 80.000 đồng một tháng, cao nhất áp dụng với xe máy phân khối lớn là 150.000 đồng. Các chủ phương tiện sẽ phải trả phí sử dụng đường bộ theo năm cùng với năm mua bảo hiểm phương tiện.
Với số xe máy đang lưu thông hiện nay vào khoảng 31 triệu chiếc, tổng số tiền thu về dự kiến là 3.243 tỷ đồng một năm.
Trích từ : http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/02/oto-co-the-ganh-them-phi-duong-bo-1-4-trieu-dong-moi-xe/ 
 
Các loại giá đều ... TĂNG:
Chống tăng giá, cách nào?
TT - Tỉ giá đã được điều chỉnh và giá điện, giá xăng dầu trong xu hướng sẽ tăng, điều này chắc chắn sẽ tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống người dân. Làm cách nào để kiềm chế lạm phát và giảm thiểu tác động xấu đến nền kinh tế? Tuổi Trẻ xin giới thiệu ý kiến các chuyên gia xung quanh vấn đề này.
 
Theo các chuyên gia, cần kiểm soát chặt hiện tượng “té nước theo mưa” khi tăng tỉ giá, giá điện... Trong  

Tình hình lạm phát của năm 2011 phức tạp hơn 2010 vì lạm phát năm 2010 chủ yếu tăng do tổng cầu của nền kinh tế, trong đó liên quan đến chi công, khối lượng tiền tệ và một phần do tác động chồng từ chính sách kích cầu năm 2009. Bên cạnh đó, giá lương thực, thực phẩm tăng chung với thế giới. Còn năm 2011 lạm phát chủ yếu do tăng chi phí của nền kinh tế. Tất cả các yếu tố đầu vào đều tăng, nếu như chúng ta đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế tăng 7-8% thì những chính sách tài khóa tiền tệ rất khó sử dụng vì tình cảnh hiện nay lãi suất cao dẫn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng cao. Trong quý 1-2011, nếu không kéo được chỉ số giá tiêu dùng giảm 1%/tháng thì chúng ta không thể nghĩ đến việc kéo giảm lãi suất.
Việc tăng giá các mặt hàng quan trọng đối với nền kinh tế như giá xăng dầu, than và giá điện là không thể tránh khỏi. Vì vậy để giảm thiểu tác động xấu, chúng ta cần điều chỉnh tăng đồng thời chứ không làm lắt nhắt, tránh các hiệu ứng ăn theo, biến động giá. Theo tôi, không nên tiếp tục bao cấp, tất cả các vấn đề liên quan đến mặt bằng giá cần được giải quyết trong quý 1-2011.
Thị trường có thể bị xáo trộn một thời điểm nhưng chúng ta cần chấp nhận một mặt bằng giá mới có thể bắt đầu từ quý 2-2011 để thiết lập sự ổn định nền kinh tế trên mặt bằng mới đó. Khi đó, chỉ số giá sẽ được tính từ mặt bằng mới hình thành và là cơ sở để Nhà nước điều hành giảm lãi suất. Và để ổn định vĩ mô, Chính phủ cần tập trung tạo cho thị trường niềm tin trong những tháng còn lại của năm 2011.
* Ông Hoàng Thọ Xuân
(nguyên vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương): 
Tình hình giá cả mới trong bối cảnh tỉ giá thay đổi và giá điện, xăng dầu theo xu hướng phải tăng hiện nay, theo tôi, đúng là bài toán phải tìm lời giải để chống tăng giá theo phong trào. Có nên thực hiện tiếp việc hỗ trợ doanh nghiệp vốn với lãi suất bằng 0 để họ bình ổn giá không, theo tôi là không nên. Bởi hình thức này chỉ phù hợp trong bối cảnh nước rút, mang tính thời điểm, chứ thực hiện quanh năm thì phải xem lại. Bản thân chương trình này cũng nên sơ kết, đánh giá lại. Tất nhiên nó có tác dụng nhưng tác dụng đến đâu, những mặt trái, mặt chưa tốt nào đã xuất hiện cần được nhận biết để hạn chế.
Vậy giải pháp nào để chống tăng giá trong dịp đầu năm này? Trước mắt, theo tôi, khi một số mặt hàng buộc phải điều tiết để có giá mới không thể dừng lại thì phải tập trung hạn chế các yếu tố tác động theo kiểu “té nước theo mưa”. Phải có cơ chế kiểm soát, xử lý hiện tượng này. Bây giờ chúng ta đã làm nhưng phải nói thật là toàn hô hào, kiểm tra là chính, thực tế chưa xử lý được. Vấn đề không phải là biện pháp kỹ thuật nữa, mà là tổ chức thực hiện sao cho hiệu quả. Giá nguyên liệu tăng đẩy chi phí tăng là đương nhiên. Nhưng cái không liên quan mà vẫn đẩy giá thì phải can thiệp một cách có tổ chức.
Ông Trịnh Huy Quách
(phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội): 
 
Lạm phát năm 2010 đã ở mức khá cao, tình hình năm 2011 theo tôi, nhiệm vụ quan trọng nhất phải xác định vẫn là làm sao ổn định được kinh tế vĩ mô, trong đó nổi bật là kéo lạm phát xuống. Đây cũng là nguyện vọng của người dân. Giải pháp kéo lạm phát cũng như bình ổn vĩ mô, theo tôi, điều các đại biểu Quốc hội đã nói nhiều, có thể thực hiện ngay và rất cần phải thực hiện là giảm bội chi, chi tiêu công.
VN là nước đang phát triển, nhu cầu đầu tư rất lớn. Tuy nhiên, trong những tình huống lạm phát cao như thế này, ta cần cân nhắc đến mức độ một cách thật nghiêm túc. Trong chi tiêu, đầu tư công, cái bị kêu nhiều và có ảnh hưởng quan trọng đến lạm phát là hiệu quả đầu tư công. Vì vậy, một trong những giải pháp trước mắt và lâu dài, theo tôi, phải đặc biệt quan tâm nâng cao hiệu quả đầu tư, nhất là đầu tư của Nhà nước.
PGS.TS Trần Hoàng Ngân
(thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia): 
 
Ngân hàng Nhà nước vừa điều chỉnh tỉ giá cuối tuần qua nhưng thực chất doanh nghiệp, người dân đã quan hệ mua bán với giá USD trên 21.000 đồng/USD từ lâu. Do vậy chỉ những mặt hàng thiết yếu được mua USD theo tỉ giá chính thức mới bị ảnh hưởng của đợt điều chỉnh tỉ giá này. Những mặt hàng này dù chiếm một tỉ trọng nhỏ trong rổ CPI nhưng tác động đến lạm phát kỳ vọng và lạm phát tâm lý rất lớn. Do vậy để tránh tình trạng “té nước theo mưa”, cơ quan quản lý phải kiểm tra, giám sát, đồng thời tuyên bố rõ ràng về lộ trình điều chỉnh tỉ giá nhằm xóa tâm lý kỳ vọng tỉ giá còn tăng.
Trong năm 2011 Chính phủ cần phải lập lại trật tự trong hoạt động của thị trường tài chính tiền tệ, cơ quan quản lý nhà nước cũng phải giám sát chấp hành pháp luật trong các tổ chức tài chính, ngân hàng, đặc biệt việc mua bán ngoại tệ vượt giá trần, kỷ luật nặng với lãnh đạo những ngân hàng vi phạm. Ngân hàng Nhà nước cũng nên nghiên cứu giảm dần lãi suất theo hướng bơm vốn cho các ngân hàng thương mại với giá mềm, khoảng 13%/năm để kéo lãi suất cho vay xuống 16%/năm với lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trước mắt chưa nên giảm ngay lãi suất huy động vì ảnh hưởng đến huy động vốn VND... Tôi được biết Chính phủ đang có đề án về quản lý ngoại hối, trong đó sẽ có giải pháp mạnh nhằm tập trung ngoại tệ, chống tình trạng đôla hóa.
Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong
(Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội): 
 
Tỉ giá vừa tăng và tới đây là giá điện tăng, nhiều mặt hàng thiết yếu khác cũng có khả năng tăng giá. Sự tăng giá này tất nhiên sẽ tác động đến đời sống nhưng mức độ, ảnh hưởng của từng nhóm sẽ khác nhau. Tỉ giá tăng ảnh hưởng trước mắt đến xuất nhập khẩu, hoạt động thanh toán đối ngoại. Ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân nhất là giá cả các hàng hóa thiết yếu như điện, xăng, than... vì đó là một phần tất yếu của cuộc sống. Theo tôi, để giảm bớt tác động của giá cả đến đời sống, Chính phủ cần có những chính sách an sinh xã hội, có những chương trình bình ổn giá lương thực thực phẩm...Chính phủ cũng nên nghiên cứu kỹ lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu nhằm tránh cú sốc về giá cả. Nhiều doanh nghiệp không thể cứ kêu lỗ đòi tăng giá mà phải có giải trình minh bạch dựa trên số liệu công khai, có kiểm toán.
Bà Phạm Chi Lan
(chuyên gia kinh tế): 

Để đời sống người dân đỡ vất vả hơn, theo tôi, nên quản lý chặt việc tăng giá của những doanh nghiệp thuộc các ngành Nhà nước quản lý như điện, than, xăng dầu... vì đây là những mặt hàng mà người tiêu dùng không có quyền chọn lựa cũng như mặc cả. Giá điện tới đây sẽ tăng 18% nhưng vẫn có dư luận cho rằng mức tăng chưa đủ bù lỗ, phải tăng nữa. Như vậy sẽ rất nguy hiểm vì mối đe dọa có những đợt tăng giá tiếp tục vẫn còn đó.
Đi liền với điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu, cơ quan quản lý cũng phải có tuyên bố rõ ràng tránh kỳ vọng tâm lý, kiểm soát chặt tăng giá đồng thời có những giải pháp đồng bộ khác để ổn định vĩ mô. Cơ quan quản lý cũng cần nghiên cứu đầy đủ, công bố rõ những tác động của các đợt điều chỉnh giá đến người dân.
http://tuoitre.vn/Kinh-te/424917/Chong-tang-gia-cach-nao.html   
 
Sớm điều chỉnh giá điện, than, xăng dầu  

16/02/2011 0:17 
Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT) sáng 15.2 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết trong thời gian tới Chính phủ sẽ tập trung tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, cơ chế hoạt động của DN.
Ông Trần Xuân Hòa, Tổng giám đốc (TGĐ) Tập đoàn than khoáng sản VN (TKV), cho biết giá than bán cho các hộ sản xuất lớn đang rất thấp. Ông Hòa kiến nghị Chính phủ cho phép điều chỉnh giá bán than theo giá thị trường.
Còn theo ông Bùi Ngọc Bảo, TGĐ Tổng công ty xăng dầu VN (Petrolimex), một tháng Petrolimex lỗ 70 tỉ đồng, cả nước lỗ khoảng 100 tỉ đồng/tháng cho mặt hàng xăng dầu. Quỹ bình ổn một năm dùng chỉ trong một tháng… EVN phát điện chạy dầu lỗ, Petrolimex bán dầu cho EVN cũng lỗ, như vậy là lỗ kép.
Ông Bảo đề xuất Chính phủ cho phép các ngân hàng (NH) thương mại bán ngoại tệ cho Petrolimex theo giá thị trường; trường hợp đặc biệt, Bộ Tài chính cho phép đơn vị mua ngoại tệ tại kho bạc. 
  
Năm 2011 các TĐ, TCT phải tăng trưởng 15%

Báo cáo của 21 TĐ, TCT 91 cho biết thời điểm hiện tại, tổng vốn chủ sở hữu toàn khối đạt 540.701 tỉ đồng, tăng 11,75% so với năm 2009, doanh thu tăng 36%, tổng lợi nhuận trước thuế đạt hơn 70.000 tỉ đồng, nộp ngân sách 173.000 tỉ đồng, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu trong giới hạn cho phép, chỉ 1/21 DN thua lỗ. Năm 2011, mục tiêu cổ phần hóa tập trung vào Ngân hàng BIDV, TCT thép VN, Petrolimex.

Thủ tướng giao nhiệm vụ năm 2011 các TĐ, TCT 91 phải đạt tăng trưởng bình quân 15%/năm.    
Theo ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) NH Đầu tư và Phát triển VN (BIDV), cần có lộ trình ổn định mặt bằng lãi suất, ổn định tỷ giá ngoại tệ, tiến tới giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cung cấp vốn với chi phí vay thấp hơn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ sẽ cố gắng tập trung lo ổn định vĩ mô, tỷ giá, lãi suất, lạm phát; thực hiện giá cả theo cơ chế thị trường, trong đó có giá điện, than, xăng dầu. Theo đó, tới đây sẽ điều chỉnh giá điện từng bước theo thị trường, than điều chỉnh theo giá điện.
Mặt khác, theo Thủ tướng, tỷ giá, lãi suất sẽ điều chỉnh giảm dần và theo thị trường, có lên có xuống, không buộc chặt.
Tăng quyền tự chịu trách nhiệm
Ông Nguyễn Ngọc Sự, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin, cho biết tính đến thời điểm này Vinashin còn nợ trên dưới 70.000 tỉ đồng. Vinashin đã tái cấu trúc công ty mẹ, và đang tái cấu trúc 43 TCT được giữ lại. Tuy nhiên, cơ chế xử lý tái cấu trúc đang gặp nhiều khó khăn. Ông Sự kiến nghị cơ chế bán DN được giải quyết nhanh hơn.
“Chúng tôi đang đàm phán với các chủ nợ nước ngoài rất căng thẳng, nhưng các chủ nợ NH trong nước cũng thúc ép rất căng, đề nghị các NH giãn nợ cho chúng tôi”, ông Sự nói.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, cơ chế chủ sở hữu vốn tại DNNN sẽ được tháo gỡ theo hướng cơ quan quản lý thực hiện kiểm tra giám sát, còn giao quyền tự chủ, tính chịu trách nhiệm cho DN. Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các bộ theo chức năng rà soát các dự án đầu tư, khả năng thu xếp vốn cho các TĐ, TCT để bảo đảm tính khả thi, không đầu tư dàn trải; đồng thời nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng kế hoạch dài hạn 5 năm, 10 năm triển khai mô hình TĐ kinh tế trong những lĩnh vực cần thiết, xây dựng những DN mạnh, đủ sức cạnh tranh với các DN trong khu vực.
Mai Hà



LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỐNG ĐÂY HẢ CÁC BÁC ƠI ????? kiểu này chắc em phải BÁN VỢ, ĐỢ CON EM THÔI .... BÁC NÀO DÁM RƯỚC KHÔNG Ạ ..... HU HU HU HU ... 
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
14/12/09
1.166
202
63
56
Chán -
- Trước Tết em xơi ổ bánh mì giá 1.500 VND / ổ (bánh mì không ạ)
Giờ lên giá 2.000 VND / ổ vị chi tăng giá 500 VND / 1.500 VND # 30%
- Tô phở năm ngoái năm ngoái giá 15.000 VND (bình dân ạ) - năm nay 27.000 VND,
Tăng 12.000 VND # 80%
Bó rau năm ngoái giá 2.000 VND, giờ 5.000 VND. Tăng 3.000 VND # 150%
 
Hạng D
3/6/10
1.914
388
113
Biên hoà.
mấy bác chửi thì cứ chửi cho sướng miệng chứ hơi đâu nghe mấy tay chiên gia,GS - PTS gì gì đó nói lung tung cho mệt,mấy tay đó chỉ nói là hay chứ éo làm được gì thiết thực cho cái đất nước này cả,đúng là lũ Giá Áo Túi Cơm.Mịa
 
Hạng B2
15/9/10
404
13.059
93
Tình hình có vẻ căng lắm rồi đây. Muốn văng tục nhưng lại chỉ có mình nghe mà thôi!:D
 
Hạng B2
17/2/11
113
3
0
55
Còn 10 tỉ (mấy bác nhà mình nói). Tui nước ngoài nói còn 2 tì thui. Nếu còn 2 tỉ thì chết trong quý 1 còn 10 tỉ thì quý 2 chết.
Khủng hoảng 97-98 ở Thai thì trong vòng 02 tuần tiền mất giá 70% . Trước đó thủ tuớng Thái lên TV tuyên bố không phá giá nhưng ngay tuần sau phải phá giá. Hy vọng chính phủ còn hơn 10 tì.
 
Hạng F
30/3/09
6.126
20.149
113
Đúng, một số "chiên da" bị anh 3 giải tán, mà còn ráng gào gào.... chán thật
THẢO CHỮ nói:
mấy bác chửi thì cứ chửi cho sướng miệng chứ hơi đâu nghe mấy tay chiên gia,GS - PTS gì gì đó nói lung tung cho mệt,mấy tay đó chỉ nói là hay chứ éo làm được gì thiết thực cho cái đất nước này cả,đúng là lũ Giá Áo Túi Cơm.Mịa
 
Hạng D
17/2/11
1.569
3.423
113
THẢO CHỮ nói:
mấy bác chửi thì cứ chửi cho sướng miệng chứ hơi đâu nghe mấy tay chiên gia,GS - PTS gì gì đó nói lung tung cho mệt,mấy tay đó chỉ nói là hay chứ éo làm được gì thiết thực cho cái đất nước này cả,đúng là lũ Giá Áo Túi Cơm.Mịa
Các bác đang trả tiền lương cho mấy chiên da - GS - TS đó để nói mà các bác không biết ấy chứ
 
Chi Hội Trưởng SFC
1/8/10
3.144
508
113
124
Xăng dầu tăng, than tăng, điện nước tăng, cơm gạo tăng ... gái mú tăng nhưng niềm tin lại giảm ... chúc mừng mọi người vì chưa tăng niềm tin.
 
Hạng D
14/12/09
1.166
202
63
56
ruametocdo nói:
Xăng dầu tăng, than tăng, điện nước tăng, cơm gạo tăng ... gái mú tăng nhưng niềm tin lại giảm ... chúc mừng mọi người vì chưa tăng niềm tin.
Thích câu này của Bác .... mà em tin chắc rằng Việt Nam chả bao giờ tăng cái này