Trầm cảm sau sinh là cụm từ khá quen thuộc đối với nhiều chị em phụ nữ trải qua sinh nở. Song hiện nay, vẫn có rất nhiều chị em xem nhẹ chứng bệnh này, chỉ đến khi bản thân trải qua mới thực sự cảm nhận được sự tác động nặng nề đến sức khỏe và cuộc sống. Dưới đây là những dấu hiệu giúp chị em sớm nhận ra bản thân bị trầm cảm sau sinh cũng như chuyên gia đưa ra 5 bước giúp bạn vượt qua trầm cảm sau sinh hiệu quả. Cùng tham khảo ngay.
TRẦM CẢM SAU SINH: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU NHẬN BIẾT, TÁC HẠI
Để khắc phục trầm cảm sau sinh, việc nhận biết sớm các biểu hiện và xác định nguyên nhân cụ thể sẽ giúp bạn tìm ra phương hướng để vượt qua nhanh nhất.
Trầm cảm sau sinh là gì?
Trầm cảm sau sinh được hiểu đơn giản là sau khi trải qua giai đoạn sinh nở, người phụ nữ bị rối loạn về mặt cảm xúc. Đa phần chị em sẽ có xu hướng suy nghĩ tiêu cực, chán nản, vui buồn thất thường… và nảy sinh nhiều tính cách kì lạ trong cuộc sống như: dễ kích động, dễ khóc lóc, đa nghi hơn, nóng nảy hoặc không kìm chế được cảm xúc….
Căn bệnh này có thể biểu hiện từ mức độ nhẹ, vừa cho đến nặng; thậm chí cần phải có can thiệp điều trị tâm lý kết hợp điều trị bệnh lý kịp thời thì mới khỏi được.
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh
Đa phần các triệu chứng trầm cảm sau sinh không rõ ràng, nên thường người chồng hay gia đình ít chú ý, cho đến khi xảy ra những hậu quả đau lòng thì mới chợt nhận ra những dấu hiệu của căn bệnh này.
Dưới đây là những dấu hiệu sớm cảnh báo trầm cảm sau sinh ở phụ nữ:
+ Thường rơi vào trạng thái “cô đơn” thấy bản thân lạc lõng, tự đau khổ và khóc lóc cả ngày dù không có lý do nào… điều này khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
+ Nhiều chị em có biểu hiện hay đau nửa đầu, đau đầu và đau nhức vai gáy; đau cổ và lưng, ngực… đi khám thường không tìm ra nguyên nhân.
+ Khó kiểm soát suy nghĩ, dễ bị kích động, cáu gắt, khó hoặc không thể kiểm soát hành vi của bản thân và sau đó mới dần bình tĩnh lại
+ Hay bị căng thẳng, stress kéo dài hoặc “ám ảnh” với hành động nào đó; đôi khi đi kèm với cảm giác tội lỗi.
+ Có xu hướng tự “ngược đãi” bản thân hoặc hành động không tốt với con mình
+ Bị mất sự tập trung, suy giảm trí nhớ, đôi khi không thể sắp xếp được suy nghĩ, phản ứng chậm.
+ Bị rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, bị giật mình giữa đêm hoặc gặp ác mộng sau đó không thể ngủ lại.
+ Bị suy giảm ham muốn và hứng thú tình dục, né tránh hoặc có thể “ghê sợ” khi gần gũi chồng
+ Một số trường hợp nặng thường nghĩ đến cái chết và có xu hướng muốn tự tử để giải thoát bản thân.
Nguyên nhân trầm cảm sau sinh
Theo các chuyên gia tâm lý cho biết, đa phần những phụ nữ sau sinh có sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố, thể tích máu, hệ miễn dịch, huyết áp… điều này dẫn đến những mệt mỏi, sự bất ổn về cảm xúc, và lâu dần gây trầm cảm.
Ngoài ra, một số yếu tố tác động làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh
+ Sau sinh, có thể do chị em quá lo nghĩ về con cái, gia đình, hoài nghi chồng ngoại tình hoặc gặp áp lực về tài chính.
+ Những mâu thuẫn vợ chồng hoặc với những người xung quanh; việc chăm con không ai phụ giúp.
+ Yếu tố di truyền (tức là trong gia đình có người từng bị trầm cảm thì tỉ lệ phụ nữ sau khi sinh bị trầm cảm cũng cao hơn)
Ảnh hưởng tiêu cực do trầm cảm sau sinh gây ra
Rất nhiều nghiên cứu cũng như báo giới đã cảnh báo về những hệ lụy do trầm cảm sau sinh gây ra, bản thân chị em cũng như chồng và người thân xung quanh nên tìm hiểu và nhận biết sớm để vượt qua, tránh những nguy hiểm cho bản thân người mẹ và đưa bé:
++Về bản thân người mẹ: Trầm cảm khiến chị em rơi vào mệt mỏi về thể chất, suy sụp về tinh thần, dẫn đến sụt cân, suy nhược thần kinh, dễ dẫn đến hoang tưởng và các hành động nguy hiểm như nghĩ tới cái chết và tự tử.
++ Đối với đứa trẻ: Người mẹ bị trầm cảm sẽ không có đủ tâm trí và sức khỏe chăm sóc đứa con. Nếu chứng trầm cảm nặng, họ thường có xu hướng bạo lực đối với những người đến gần mình. Hoặc nghĩ đứa con mình bị ma nhập, quỷ nhập và tìm cách trừ tà, làm hại đến bản thân đứa trẻ.
Với những nguy hiểm do trầm cảm sau sinh gây ra, việc tìm hiểu kiến thức để phòng ngừa và cách khắc phục sớm là rất quan trọng.
5 BƯỚC GIÚP BẠN VƯỢT QUA TRẦM CẢM SAU SINH NHANH CHÓNG
Thực tế, việc bị tâm lý sau sinh như trầm cảm có thể được khắc phục hiệu quả và khỏi hoàn toàn nếu như được phát hiện sớm, áp dụng đúng liệu trình điều trị; cũng như nâng cao kết quả chữa trị nếu có sự hỗ trợ hỗ trợ từ người thân, nhất là chồng hoặc cha mẹ ruột. Dưới đây là 5 bước để vượt qua chứng bệnh này.
1. Xác định mốc thời gian bị trầm cảm
Việc xác định sớm được mốc thời gian bị trầm cảm thông qua những dấu hiệu nêu trên sẽ giúp bác sĩ đánh giá được giai đoạn bệnh, xây dựng liệu trình phù hợp. Với những trường hợp chữa trị kịp thời, khả năng lành bệnh sẽ nhanh hơn những chị em bị sang chấn tâm lý nặng nề, chịu đựng trầm cảm lâu ngày.
Do đó, nếu thấy bản thân có bất thường về tâm lý hãy kịp thời chia sẻ cho người thân cận nhất; hoặc sớm tìm bác sĩ tâm lý để nhận được lời khuyên hữu ích, chia sẻ thẳng thắn những cảm xúc bản thân đã trải qua và thời điểm khởi phát vấn đề.
2. Tiếp nhận tham vấn tâm lý
Chỉ có những bác sĩ chuyên sâu về tâm lý hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần học mới có thể khai phá được những cảm xúc chân thật nhất của người bị trầm cảm. Do đó, hãy đến gặp bác sĩ ngay khi bản thân gặp trở ngại tâm lý.
Thông qua các liệu pháp hành vi, điều chỉnh nhận thức, xóa bỏ những “rào cản” tâm lý sai lầm, giúp chị em có những suy nghĩ tích cực về cuộc sống, loại bỏ dần những suy nghĩ tiêu cực. Kết hợp với liệu pháp tương tác để bản thân và người xung quanh có sự thấu cảm và hiểu về nhau hơn, từ đó nâng cao hiệu quả chữa trị.
3. Hỗ trợ điều trị bằng thuốc
Đối với các trường hợp trầm cảm sau sinh ở mức độ nhẹ, có thể được tư vấn điều trị giải tỏa tâm lý kết hợp lối sống sẻ chia và lành mạnh. Nhưng với những trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ tư vấn kết hợp dùng thuốc điều trị.
Các loại thuốc điều trị trầm cảm được kê toa thường bao gồm thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm… có tác dụng ức chế lên não bộ, cải thiện giấc ngủ, điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc.
Để việc điều trị hiệu quả, cần chú ý:
++ Khai báo cụ thể với bác sĩ những triệu chứng cụ thể nhất mà bản thân gặp phải
++ Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn về thời gian, liều lượng; tái khám khi dùng hết thuốc.
++ Không được tự ý đổi thuốc hay tăng/giảm liều dùng hoặc dừng giữa chừng khi có dấu hiệu thuyên giảm.
++ Trong quá trình dùng thuốc, có bất kỳ biểu hiện nào, hãy báo ngay với bác sĩ điều trị để tìm nguyên nhân, xử lý kịp thời.
++ Nếu điều trị thất bại, đừng chán nản. Hãy quay lại gặp bác sĩ nghe tư vấn thêm, kiên nhẫn và sẵn sàng thử các phương pháp điều trị khác nhau
4. Nhận sự động viên từ chồng/người thân
Phụ nữ luôn nhạy cảm và phụ nữ trầm cảm sau sinh thường rơi vào bế tắc, chán nản, tuyệt vọng… do đó, người thân cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình điều trị phục hồi của họ.
Đối với người thân, hãy ứng xử với chị em trầm cảm sau sinh một cách nhẹ nhàng, đừng coi họ là người bệnh; hãy động viên, chia sẻ với cảm xúc và sở thích của họ. Và cũng nên hiểu rằng “bệnh chỉ ở giai đoạn tạm thời” và sẽ được hồi phục nhanh, trở lại quỹ đạo cuộc sống bình thường.
Bên cạnh đó, hãy phụ chị em chăm sóc con cái, làm việc nhà và để họ nghỉ ngơi thật nhiều, nghe nhạc, thư giãn hoặc làm điều bản thân họ thấy thích và vui vẻ… sẽ giúp cải thiện bệnh hiệu quả.
5. Mở lòng và sẵn sàng điều trị
Tất cả các liệu pháp nêu trên sẽ không thực sự hiệu quả nếu bản thân người bệnh không thực sự chịu mở lòng, không sẵn sàng hoặc không kiên nhẫn trong việc điều trị.
Do đó, hãy thực hiện một số biện pháp tích cực sau đây:
++ Hãy nói ra hoặc tâm sự với những người gần gũi và sẵn sàng ủng hộ mọi quyết định của bạn: mẹ ruột, bạn thân, chị/em gái…
++ Áp dụng các biện pháp tự chăm sóc như liệu pháp ánh sáng, tập thể dục, yoga, bổ sung,..
++ Hãy giải tỏa bản thân, đừng cố gắng gượng ép mình làm những điều bản thân không thích và cảm thấy đau đớn.
++ Có thể tham gia những hội nhóm của những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh để nhận được sự đồng cảm và giúp đỡ.
++ Hãy ăn đủ chất và đi ngủ đúng giờ; có thể nghe nhạc hoặc đọc sách trước khi ngủ để giảm cảm giác căng thẳng.
Hãy luôn nhớ rằng, bạn chính là yếu tố quyết định cuối cùng trong suốt quá trình điều trị và phục hồi, hãy học cách yêu bản thân, sống có trách nhiệm với chính mình và đứa con thân yêu của mình.
Xem thêm thông tin về chúng tôi:
+ Báo Tiền Phong: Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu TPHCM - Luôn vì sự hài lòng của mọi bệnh nhân
+ Dân Trí: Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu - Địa chỉ “vàng” chăm sóc sức khỏe toàn diện
+ Báo Lao Động: Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu: Chữa bệnh xương khớp bằng y học cổ truyền
+ Báo Gia Đình: Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu: Khám chữa bệnh tận tâm – không lo về chi phí
+ Tin tức 24h: Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu - Địa chỉ cắt bao quy đầu uy tín, chất lượng
+ Báo Pháp Luật: Khám nam khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu thế nào?
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU
- Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ
- Địa chỉ phòng khám: 80-82 Châu Văn Liêm, P.11, Q.5, TP.HCM
- Website: Phòng khám đa khoa Hoàn cầu
- Hotline tư vấn: (028) 3923 9999
TRẦM CẢM SAU SINH: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU NHẬN BIẾT, TÁC HẠI
Để khắc phục trầm cảm sau sinh, việc nhận biết sớm các biểu hiện và xác định nguyên nhân cụ thể sẽ giúp bạn tìm ra phương hướng để vượt qua nhanh nhất.
Trầm cảm sau sinh là gì?
Trầm cảm sau sinh được hiểu đơn giản là sau khi trải qua giai đoạn sinh nở, người phụ nữ bị rối loạn về mặt cảm xúc. Đa phần chị em sẽ có xu hướng suy nghĩ tiêu cực, chán nản, vui buồn thất thường… và nảy sinh nhiều tính cách kì lạ trong cuộc sống như: dễ kích động, dễ khóc lóc, đa nghi hơn, nóng nảy hoặc không kìm chế được cảm xúc….
Căn bệnh này có thể biểu hiện từ mức độ nhẹ, vừa cho đến nặng; thậm chí cần phải có can thiệp điều trị tâm lý kết hợp điều trị bệnh lý kịp thời thì mới khỏi được.
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh
Đa phần các triệu chứng trầm cảm sau sinh không rõ ràng, nên thường người chồng hay gia đình ít chú ý, cho đến khi xảy ra những hậu quả đau lòng thì mới chợt nhận ra những dấu hiệu của căn bệnh này.
Dưới đây là những dấu hiệu sớm cảnh báo trầm cảm sau sinh ở phụ nữ:
+ Thường rơi vào trạng thái “cô đơn” thấy bản thân lạc lõng, tự đau khổ và khóc lóc cả ngày dù không có lý do nào… điều này khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
+ Nhiều chị em có biểu hiện hay đau nửa đầu, đau đầu và đau nhức vai gáy; đau cổ và lưng, ngực… đi khám thường không tìm ra nguyên nhân.
+ Khó kiểm soát suy nghĩ, dễ bị kích động, cáu gắt, khó hoặc không thể kiểm soát hành vi của bản thân và sau đó mới dần bình tĩnh lại
+ Hay bị căng thẳng, stress kéo dài hoặc “ám ảnh” với hành động nào đó; đôi khi đi kèm với cảm giác tội lỗi.
+ Có xu hướng tự “ngược đãi” bản thân hoặc hành động không tốt với con mình
+ Bị mất sự tập trung, suy giảm trí nhớ, đôi khi không thể sắp xếp được suy nghĩ, phản ứng chậm.
+ Bị rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, bị giật mình giữa đêm hoặc gặp ác mộng sau đó không thể ngủ lại.
+ Bị suy giảm ham muốn và hứng thú tình dục, né tránh hoặc có thể “ghê sợ” khi gần gũi chồng
+ Một số trường hợp nặng thường nghĩ đến cái chết và có xu hướng muốn tự tử để giải thoát bản thân.
Nguyên nhân trầm cảm sau sinh
Theo các chuyên gia tâm lý cho biết, đa phần những phụ nữ sau sinh có sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố, thể tích máu, hệ miễn dịch, huyết áp… điều này dẫn đến những mệt mỏi, sự bất ổn về cảm xúc, và lâu dần gây trầm cảm.
Ngoài ra, một số yếu tố tác động làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh
+ Sau sinh, có thể do chị em quá lo nghĩ về con cái, gia đình, hoài nghi chồng ngoại tình hoặc gặp áp lực về tài chính.
+ Những mâu thuẫn vợ chồng hoặc với những người xung quanh; việc chăm con không ai phụ giúp.
+ Yếu tố di truyền (tức là trong gia đình có người từng bị trầm cảm thì tỉ lệ phụ nữ sau khi sinh bị trầm cảm cũng cao hơn)
Ảnh hưởng tiêu cực do trầm cảm sau sinh gây ra
Rất nhiều nghiên cứu cũng như báo giới đã cảnh báo về những hệ lụy do trầm cảm sau sinh gây ra, bản thân chị em cũng như chồng và người thân xung quanh nên tìm hiểu và nhận biết sớm để vượt qua, tránh những nguy hiểm cho bản thân người mẹ và đưa bé:
++Về bản thân người mẹ: Trầm cảm khiến chị em rơi vào mệt mỏi về thể chất, suy sụp về tinh thần, dẫn đến sụt cân, suy nhược thần kinh, dễ dẫn đến hoang tưởng và các hành động nguy hiểm như nghĩ tới cái chết và tự tử.
++ Đối với đứa trẻ: Người mẹ bị trầm cảm sẽ không có đủ tâm trí và sức khỏe chăm sóc đứa con. Nếu chứng trầm cảm nặng, họ thường có xu hướng bạo lực đối với những người đến gần mình. Hoặc nghĩ đứa con mình bị ma nhập, quỷ nhập và tìm cách trừ tà, làm hại đến bản thân đứa trẻ.
Với những nguy hiểm do trầm cảm sau sinh gây ra, việc tìm hiểu kiến thức để phòng ngừa và cách khắc phục sớm là rất quan trọng.
5 BƯỚC GIÚP BẠN VƯỢT QUA TRẦM CẢM SAU SINH NHANH CHÓNG
Thực tế, việc bị tâm lý sau sinh như trầm cảm có thể được khắc phục hiệu quả và khỏi hoàn toàn nếu như được phát hiện sớm, áp dụng đúng liệu trình điều trị; cũng như nâng cao kết quả chữa trị nếu có sự hỗ trợ hỗ trợ từ người thân, nhất là chồng hoặc cha mẹ ruột. Dưới đây là 5 bước để vượt qua chứng bệnh này.
1. Xác định mốc thời gian bị trầm cảm
Việc xác định sớm được mốc thời gian bị trầm cảm thông qua những dấu hiệu nêu trên sẽ giúp bác sĩ đánh giá được giai đoạn bệnh, xây dựng liệu trình phù hợp. Với những trường hợp chữa trị kịp thời, khả năng lành bệnh sẽ nhanh hơn những chị em bị sang chấn tâm lý nặng nề, chịu đựng trầm cảm lâu ngày.
Do đó, nếu thấy bản thân có bất thường về tâm lý hãy kịp thời chia sẻ cho người thân cận nhất; hoặc sớm tìm bác sĩ tâm lý để nhận được lời khuyên hữu ích, chia sẻ thẳng thắn những cảm xúc bản thân đã trải qua và thời điểm khởi phát vấn đề.
2. Tiếp nhận tham vấn tâm lý
Chỉ có những bác sĩ chuyên sâu về tâm lý hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần học mới có thể khai phá được những cảm xúc chân thật nhất của người bị trầm cảm. Do đó, hãy đến gặp bác sĩ ngay khi bản thân gặp trở ngại tâm lý.
Thông qua các liệu pháp hành vi, điều chỉnh nhận thức, xóa bỏ những “rào cản” tâm lý sai lầm, giúp chị em có những suy nghĩ tích cực về cuộc sống, loại bỏ dần những suy nghĩ tiêu cực. Kết hợp với liệu pháp tương tác để bản thân và người xung quanh có sự thấu cảm và hiểu về nhau hơn, từ đó nâng cao hiệu quả chữa trị.
3. Hỗ trợ điều trị bằng thuốc
Đối với các trường hợp trầm cảm sau sinh ở mức độ nhẹ, có thể được tư vấn điều trị giải tỏa tâm lý kết hợp lối sống sẻ chia và lành mạnh. Nhưng với những trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ tư vấn kết hợp dùng thuốc điều trị.
Các loại thuốc điều trị trầm cảm được kê toa thường bao gồm thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm… có tác dụng ức chế lên não bộ, cải thiện giấc ngủ, điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc.
Để việc điều trị hiệu quả, cần chú ý:
++ Khai báo cụ thể với bác sĩ những triệu chứng cụ thể nhất mà bản thân gặp phải
++ Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn về thời gian, liều lượng; tái khám khi dùng hết thuốc.
++ Không được tự ý đổi thuốc hay tăng/giảm liều dùng hoặc dừng giữa chừng khi có dấu hiệu thuyên giảm.
++ Trong quá trình dùng thuốc, có bất kỳ biểu hiện nào, hãy báo ngay với bác sĩ điều trị để tìm nguyên nhân, xử lý kịp thời.
++ Nếu điều trị thất bại, đừng chán nản. Hãy quay lại gặp bác sĩ nghe tư vấn thêm, kiên nhẫn và sẵn sàng thử các phương pháp điều trị khác nhau
4. Nhận sự động viên từ chồng/người thân
Phụ nữ luôn nhạy cảm và phụ nữ trầm cảm sau sinh thường rơi vào bế tắc, chán nản, tuyệt vọng… do đó, người thân cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình điều trị phục hồi của họ.
Đối với người thân, hãy ứng xử với chị em trầm cảm sau sinh một cách nhẹ nhàng, đừng coi họ là người bệnh; hãy động viên, chia sẻ với cảm xúc và sở thích của họ. Và cũng nên hiểu rằng “bệnh chỉ ở giai đoạn tạm thời” và sẽ được hồi phục nhanh, trở lại quỹ đạo cuộc sống bình thường.
Bên cạnh đó, hãy phụ chị em chăm sóc con cái, làm việc nhà và để họ nghỉ ngơi thật nhiều, nghe nhạc, thư giãn hoặc làm điều bản thân họ thấy thích và vui vẻ… sẽ giúp cải thiện bệnh hiệu quả.
5. Mở lòng và sẵn sàng điều trị
Tất cả các liệu pháp nêu trên sẽ không thực sự hiệu quả nếu bản thân người bệnh không thực sự chịu mở lòng, không sẵn sàng hoặc không kiên nhẫn trong việc điều trị.
Do đó, hãy thực hiện một số biện pháp tích cực sau đây:
++ Hãy nói ra hoặc tâm sự với những người gần gũi và sẵn sàng ủng hộ mọi quyết định của bạn: mẹ ruột, bạn thân, chị/em gái…
++ Áp dụng các biện pháp tự chăm sóc như liệu pháp ánh sáng, tập thể dục, yoga, bổ sung,..
++ Hãy giải tỏa bản thân, đừng cố gắng gượng ép mình làm những điều bản thân không thích và cảm thấy đau đớn.
++ Có thể tham gia những hội nhóm của những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh để nhận được sự đồng cảm và giúp đỡ.
++ Hãy ăn đủ chất và đi ngủ đúng giờ; có thể nghe nhạc hoặc đọc sách trước khi ngủ để giảm cảm giác căng thẳng.
Hãy luôn nhớ rằng, bạn chính là yếu tố quyết định cuối cùng trong suốt quá trình điều trị và phục hồi, hãy học cách yêu bản thân, sống có trách nhiệm với chính mình và đứa con thân yêu của mình.
Xem thêm thông tin về chúng tôi:
+ Báo Tiền Phong: Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu TPHCM - Luôn vì sự hài lòng của mọi bệnh nhân
+ Dân Trí: Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu - Địa chỉ “vàng” chăm sóc sức khỏe toàn diện
+ Báo Lao Động: Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu: Chữa bệnh xương khớp bằng y học cổ truyền
+ Báo Gia Đình: Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu: Khám chữa bệnh tận tâm – không lo về chi phí
+ Tin tức 24h: Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu - Địa chỉ cắt bao quy đầu uy tín, chất lượng
+ Báo Pháp Luật: Khám nam khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu thế nào?
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU
- Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ
- Địa chỉ phòng khám: 80-82 Châu Văn Liêm, P.11, Q.5, TP.HCM
- Website: Phòng khám đa khoa Hoàn cầu
- Hotline tư vấn: (028) 3923 9999
Chủ đề tương tự
Người đăng:
Diễn ZKar-Auto
Ngày đăng:
Người đăng:
Vuyền
Ngày đăng:
Người đăng:
arhome
Ngày đăng: