- Tỉnh / Thành
- Hà Nội
- Quận / Huyện
- Quận Cầu Giấy
- Địa chỉ
- Hanoi
- Số điện thoại
- 0941611911
- Giá
- 10000000000
Với nghề Kế toán, việc lập báo cáo tài chính chắc không còn xa lạ gì với các bạn. Nhưng để hiểu rõ các nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo Tài chính cho việc ôn thi chứng chỉ hành nghề Kế toán APC hiệu quả thì lại không dễ dàng. Ở bài viết này, Học viện TACA chia sẻ cho bạn những nguyên tắc và cách lập để giúp bạn có đủ kiến thức ôn thi đạt hiệu quả. Chúc bạn thành công.
1. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính
Phần này mang tính chất tổng quát và thuần lý thuyết nên không xuất hiện nhiều trong đề thi. Theo mình thấy thì có mỗi đề thi 2011 là từng đề cập: các nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính. Nên chúng ta cũng không nên mất quá nhiều thời gian cho phần này.
1.1. Yêu cầu chung khi lập và trình bày Báo cáo tài chính
– Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm
(1) Chính sách kế toán: Bao gồm những nguyên tắc, cơ sở và các phương pháp kế toán. Để đảm bảo BCTC trung thực hợp lý thì doanh nghiệp phải áp dụng các chính sách kế toán phù hợp theo quy định của từng chuẩn mực cụ thể.
– Vi dụ: Phương pháp trích khấu hao TSCĐ, phương pháp ghi nhận Goodwill, phương pháp định gia HTK…
(2) Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính:
– Hoạt động liên tục: nguyên tắc này chúng ta đã đề cập ở bài các nguyên tắc kế toán cơ bản, nghĩa là: BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là DN đang hoạt động liên tục 8 sẽ tiếp tục HĐKD bình thường trong tương lai gần. Khi không thoả mãn giả định hoạt động liên tục: BCTC phải lập trên một cơ sở khác. Và DN phải giải thích Cơ sở đã sử dụng để lập BCTC.
– Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh. Không căn cứ vào thời điểm thực tế thu chi.
– Nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ năm này sang năm khác. Trừ khi có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp; Hoặc việc thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; Hoặc 1 chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày. Ví dụ: công ty thương mại đang bán 1 số mặt hàng có giá trị tương đối lớn & ổn định. Do vậy công ty đang áp dụng phương pháp Thực tế đích danh để xác định giá trị HTK. Tuy nhiên, sang năm tài chính này, công ty có sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh. Với việc nhập thêm số lượng lớn các mặt hàng mới. Khiến cho việc tính giá theo phương pháp Thực tế đích danh gặp nhiều khó khăn. Công ty có thể cân nhắc chuyển sang phương pháp bình quân gia quyền.
– Trọng yếu & tập hợp: Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. Ví dụ các khoản mục như tạm ứng cho nhân viên hay ký quỹ ký cược ngắn hạn thường có giá trị nhỏ và được trình bày vào chỉ tiêu TSNH khác.
– Bù trừ: Các khoản mục TS và NPT trình bày trên báo cáo tài chính không được bù trừ. Trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ
– Có thể so sánh: Các số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các số liệu trong báo cáo tài chính của kỳ trước.
(3) Kỳ báo cáo: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được lập ít nhất cho từng kỳ kế toán năm. Trường hợp đặc biệt, một doanh nghiệp có thể thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho một niên độ kế toán có thể dài hơn hoặc ngắn hơn một năm dương lịch. Trường hợp này doanh nghiệp cần phải nêu rõ:
– Lý do phải thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm;
– Các số liệu tương ứng của kỳ trước nhằm để so sánh với kỳ hiện tại là không thể so sánh được do thời gian kỳ kế toán khác nhau.
1.2. Yêu cầu về BCĐKT
(1) Trình bày riêng biệt các tài sản và nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn
– Việc này sẽ giúp phân biệt giữa các tài sản thuần luân chuyển liên tục “vốn lưu động” với các tài sản thuần được sử dụng cho “hoạt động dài hạn”. Và làm rõ tài sản sẽ được thu hồi trong kỳ hoạt động hiện tại và nợ phải trả đến hạn thanh toán trong kỳ hoạt động này.
– Đây chính là lý do tại sao nhiều khi ta phải tách số dư cuối kỳ của 1 tài khoản ra thành 2 phần ngắn hạn & dài hạn để trình bày. VD: “Chi phí trả trước”, “Vay & nợ thuê tài chính”, “Chi phí SXKD dở dang”
– Trường hợp không thể phân biệt được giữa ngắn hạn và dài hạn, thì trình bày thứ tự theo tính thanh khoản giảm dần.
(2) Điều kiện để tài sản được xếp vào loại tài sản ngắn hạn (thỏa mãn ít nhất 1 điều kiện là được):
– Được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp (ví dụ như hàng tồn kho)
– Được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc cho mục đích ngắn hạn và dự kiến thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ. Ví dụ như chứng khoán nắm giữ để kinh doanh
– Tiền hoặc tài sản tương đương tiền
Tất cả các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn được xếp vào loại tài sản dài hạn.
(3) Điều kiện để tài sản được xếp vào loại nợ phải trả ngắn hạn (thỏa mãn ít nhất 1 điều kiện là được)
– Được dự kiến thanh toán trong một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp; hoặc
– Được thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
– Tất cả các khoản nợ phải trả khác ngoài nợ phải trả ngắn hạn được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn.
(4) Các chỉ tiêu bắt buộc trình bày
– Không phải tự nhiên mà trên các mẫu BCĐKT chúng ta lại thấy luôn có 1 số chỉ tiêu như Tiên & Tương đương tiền… Tất cả là do quy định. VAS21 quy định 19 chỉ tiêu bắt buộc trình bày trên BCĐKT.
1.3. Yêu cầu về BCKQHĐKD
(1) Trình bày chi phí
– Các khoản mục chi phí trên BCKQHĐKD phải được trình bày theo chức năng: Giá vốn hàng bản, chi phí bán hàng, chi phí quản lý
– Nếu không trình bày được theo chức năng thì phải trình bày theo tính chất. VD: chi phí khấu hao, chi phi NVL…
(2) Các chỉ tiêu bắt buộc trình bày: VAS21 quy định 17 chỉ tiêu bắt buộc trình bày trên BCKQHĐKD
1.4. Yêu cầu về BCLCTT
Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trong kỳ theo 3 loại hoạt động:
– Hoạt động kinh doanh: là các hoạt động chính tạo ra doanh thu của doanh nghiệp & các hoạt động khác mà không phải là hoạt động đầu tư & hoạt động tài chính . Ví dụ: tiền thu từ bán HHDV, tiền chi thanh toán mua HHDV, tiện chí thanh toán lương.
– Hoạt động đầu tư: là các hoạt động như mua hoặc bán các tài sản dài hạn & các khoản đầu tư không bao gồm trong “Cash equivalent”. Ví dụ: tiên chỉ mua sắm tài sản dài hạn, tiền thu được từ thanh lý tài sản, tiền thanh toán/tiền thu được do mua/bán cổ phiếu của công ty khác
– Hoạt động tài chính: là các hoạt động làm phát sinh sự thay đổi trong cấu tạo & quy mô của VCSH và các khoản Công nợ. Ví dụ: tiền thu được từ phát hành cổ phiếu/trái phiếu/đi vay tiền gốc thanh toán cho hợp đồng thuê.
Lưu ý:
– Cổ tức chi trả cho cổ đông có thể được xếp vào Hoạt động kinh doanh hoặc Hoạt động tài chính. Bởi vì xét từ khía cạnh cổ tức là chi phí vay vốn mà công ty phải trả cho nhà đầu tư thì đây là hoạt động tài chính. Còn xét từ khía cạnh nhà đầu tư là chủ sở hữu của công ty thì cổ tức được xếp vào Hoạt động kinh doanh.
– Với các khoản vay của công ty: tiền gốc được xếp vào Hoạt động tài chính. Vì dòng tiền này làm thay đổi cấu trúc Equity/Debt của công ty. Còn tiền lãi vay đã trả được xếp vào Hoạt động kinh doanh. Vì dòng tiền này là 1 loại chi phí thông thường để duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
Xem thêm: https://thuechuyensau.com/tai-lieu-on-thi-chung-chi-ke-toan-vien/
2. Cách lập các chỉ tiêu trên BCĐKT
– Xem đề thi CPA môn kế toán các năm chúng ta sẽ thấy nội dung này thường xuất hiện ở phần bài tập chứ không phải phần lý thuyết và dạng bài tập thường sẽ tập trung vào 1 số chỉ tiêu “đặc biệt” như:
(1) Tiền & tương đương tiền
– Theo quy định: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi không quá 3 tháng kể từ ngày đầu tư. Hình thành từ các khoản mục:
(2) Các khoản đầu tư tài chính
Trên BCĐKT, sẽ bao gồm các chỉ tiêu nhỏ sau:
– Đầu tư ngắn hạn:
– Các chỉ tiêu này đều có đặc điểm chung: được hạch toán theo Nguyên tắc Giá gốc trên BCTC riêng của nhà đầu tư. Nghĩa là khoản đầu tư ban đầu được ghi nhận theo giá gốc. Giá trị khoản đầu tư sẽ không thay đổi trong suốt quá trình đầu tư trừ 1 số trường hợp:
– Riêng với “Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn”:
– Giao dịch 1: Đây là trái phiếu doanh nghiệp nằm giữ mục đích nhận tiền lãi. Nên sẽ được phản ánh vào chỉ tiêu “Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn”
– Giao dịch 2: Trái phiếu được nắm giữ cho mục đích kinh doanh kiếm lời. Nên sẽ được trình bày vào chỉ tiêu “Chứng khoán kinh doanh” – ” Đầu tư tài chính ngắn hạn”
– Giao dịch 3: Khoản vay này sẽ được trình bày vào chỉ tiêu “Khoản phải thu về cho vay ngắn hạn”.
– Giá trị chỉ tiêu Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tại 31.12.2017: 10 tỷ
…
Xem thêm: https://thuechuyensau.com
1. Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính
Phần này mang tính chất tổng quát và thuần lý thuyết nên không xuất hiện nhiều trong đề thi. Theo mình thấy thì có mỗi đề thi 2011 là từng đề cập: các nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính. Nên chúng ta cũng không nên mất quá nhiều thời gian cho phần này.
1.1. Yêu cầu chung khi lập và trình bày Báo cáo tài chính
– Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bàn thuyết minh báo cáo tài chính.
(1) Chính sách kế toán: Bao gồm những nguyên tắc, cơ sở và các phương pháp kế toán. Để đảm bảo BCTC trung thực hợp lý thì doanh nghiệp phải áp dụng các chính sách kế toán phù hợp theo quy định của từng chuẩn mực cụ thể.
– Vi dụ: Phương pháp trích khấu hao TSCĐ, phương pháp ghi nhận Goodwill, phương pháp định gia HTK…
(2) Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính:
– Hoạt động liên tục: nguyên tắc này chúng ta đã đề cập ở bài các nguyên tắc kế toán cơ bản, nghĩa là: BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là DN đang hoạt động liên tục 8 sẽ tiếp tục HĐKD bình thường trong tương lai gần. Khi không thoả mãn giả định hoạt động liên tục: BCTC phải lập trên một cơ sở khác. Và DN phải giải thích Cơ sở đã sử dụng để lập BCTC.
– Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh. Không căn cứ vào thời điểm thực tế thu chi.
– Nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ năm này sang năm khác. Trừ khi có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp; Hoặc việc thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; Hoặc 1 chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày. Ví dụ: công ty thương mại đang bán 1 số mặt hàng có giá trị tương đối lớn & ổn định. Do vậy công ty đang áp dụng phương pháp Thực tế đích danh để xác định giá trị HTK. Tuy nhiên, sang năm tài chính này, công ty có sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh. Với việc nhập thêm số lượng lớn các mặt hàng mới. Khiến cho việc tính giá theo phương pháp Thực tế đích danh gặp nhiều khó khăn. Công ty có thể cân nhắc chuyển sang phương pháp bình quân gia quyền.
– Trọng yếu & tập hợp: Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. Ví dụ các khoản mục như tạm ứng cho nhân viên hay ký quỹ ký cược ngắn hạn thường có giá trị nhỏ và được trình bày vào chỉ tiêu TSNH khác.
– Bù trừ: Các khoản mục TS và NPT trình bày trên báo cáo tài chính không được bù trừ. Trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ
– Có thể so sánh: Các số liệu trong báo cáo tài chính nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các số liệu trong báo cáo tài chính của kỳ trước.
(3) Kỳ báo cáo: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được lập ít nhất cho từng kỳ kế toán năm. Trường hợp đặc biệt, một doanh nghiệp có thể thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho một niên độ kế toán có thể dài hơn hoặc ngắn hơn một năm dương lịch. Trường hợp này doanh nghiệp cần phải nêu rõ:
– Lý do phải thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm;
– Các số liệu tương ứng của kỳ trước nhằm để so sánh với kỳ hiện tại là không thể so sánh được do thời gian kỳ kế toán khác nhau.
1.2. Yêu cầu về BCĐKT
(1) Trình bày riêng biệt các tài sản và nợ phải trả thành ngắn hạn và dài hạn
– Việc này sẽ giúp phân biệt giữa các tài sản thuần luân chuyển liên tục “vốn lưu động” với các tài sản thuần được sử dụng cho “hoạt động dài hạn”. Và làm rõ tài sản sẽ được thu hồi trong kỳ hoạt động hiện tại và nợ phải trả đến hạn thanh toán trong kỳ hoạt động này.
– Đây chính là lý do tại sao nhiều khi ta phải tách số dư cuối kỳ của 1 tài khoản ra thành 2 phần ngắn hạn & dài hạn để trình bày. VD: “Chi phí trả trước”, “Vay & nợ thuê tài chính”, “Chi phí SXKD dở dang”
– Trường hợp không thể phân biệt được giữa ngắn hạn và dài hạn, thì trình bày thứ tự theo tính thanh khoản giảm dần.
(2) Điều kiện để tài sản được xếp vào loại tài sản ngắn hạn (thỏa mãn ít nhất 1 điều kiện là được):
– Được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp (ví dụ như hàng tồn kho)
– Được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại hoặc cho mục đích ngắn hạn và dự kiến thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc niên độ. Ví dụ như chứng khoán nắm giữ để kinh doanh
– Tiền hoặc tài sản tương đương tiền
Tất cả các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn được xếp vào loại tài sản dài hạn.
(3) Điều kiện để tài sản được xếp vào loại nợ phải trả ngắn hạn (thỏa mãn ít nhất 1 điều kiện là được)
– Được dự kiến thanh toán trong một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp; hoặc
– Được thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
– Tất cả các khoản nợ phải trả khác ngoài nợ phải trả ngắn hạn được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn.
(4) Các chỉ tiêu bắt buộc trình bày
– Không phải tự nhiên mà trên các mẫu BCĐKT chúng ta lại thấy luôn có 1 số chỉ tiêu như Tiên & Tương đương tiền… Tất cả là do quy định. VAS21 quy định 19 chỉ tiêu bắt buộc trình bày trên BCĐKT.
1.3. Yêu cầu về BCKQHĐKD
(1) Trình bày chi phí
– Các khoản mục chi phí trên BCKQHĐKD phải được trình bày theo chức năng: Giá vốn hàng bản, chi phí bán hàng, chi phí quản lý
– Nếu không trình bày được theo chức năng thì phải trình bày theo tính chất. VD: chi phí khấu hao, chi phi NVL…
(2) Các chỉ tiêu bắt buộc trình bày: VAS21 quy định 17 chỉ tiêu bắt buộc trình bày trên BCKQHĐKD
1.4. Yêu cầu về BCLCTT
Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trong kỳ theo 3 loại hoạt động:
– Hoạt động kinh doanh: là các hoạt động chính tạo ra doanh thu của doanh nghiệp & các hoạt động khác mà không phải là hoạt động đầu tư & hoạt động tài chính . Ví dụ: tiền thu từ bán HHDV, tiền chi thanh toán mua HHDV, tiện chí thanh toán lương.
– Hoạt động đầu tư: là các hoạt động như mua hoặc bán các tài sản dài hạn & các khoản đầu tư không bao gồm trong “Cash equivalent”. Ví dụ: tiên chỉ mua sắm tài sản dài hạn, tiền thu được từ thanh lý tài sản, tiền thanh toán/tiền thu được do mua/bán cổ phiếu của công ty khác
– Hoạt động tài chính: là các hoạt động làm phát sinh sự thay đổi trong cấu tạo & quy mô của VCSH và các khoản Công nợ. Ví dụ: tiền thu được từ phát hành cổ phiếu/trái phiếu/đi vay tiền gốc thanh toán cho hợp đồng thuê.
Lưu ý:
– Cổ tức chi trả cho cổ đông có thể được xếp vào Hoạt động kinh doanh hoặc Hoạt động tài chính. Bởi vì xét từ khía cạnh cổ tức là chi phí vay vốn mà công ty phải trả cho nhà đầu tư thì đây là hoạt động tài chính. Còn xét từ khía cạnh nhà đầu tư là chủ sở hữu của công ty thì cổ tức được xếp vào Hoạt động kinh doanh.
– Với các khoản vay của công ty: tiền gốc được xếp vào Hoạt động tài chính. Vì dòng tiền này làm thay đổi cấu trúc Equity/Debt của công ty. Còn tiền lãi vay đã trả được xếp vào Hoạt động kinh doanh. Vì dòng tiền này là 1 loại chi phí thông thường để duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
Xem thêm: https://thuechuyensau.com/tai-lieu-on-thi-chung-chi-ke-toan-vien/
2. Cách lập các chỉ tiêu trên BCĐKT
– Xem đề thi CPA môn kế toán các năm chúng ta sẽ thấy nội dung này thường xuất hiện ở phần bài tập chứ không phải phần lý thuyết và dạng bài tập thường sẽ tập trung vào 1 số chỉ tiêu “đặc biệt” như:
- Tiền & tương đương tiền
- Các khoản đầu tư tài chính
- Phát hành Trái phiếu/Cổ phiếu
- Thuế TNDN hoãn lại
- Hàng tồn kho
- Tài sản cố định
(1) Tiền & tương đương tiền
– Theo quy định: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi không quá 3 tháng kể từ ngày đầu tư. Hình thành từ các khoản mục:
- Tiền (TK 111, TK 112, TK 113)
- Tương đương tiền (TK 121, TK 1281, TK 1288)
(2) Các khoản đầu tư tài chính
Trên BCĐKT, sẽ bao gồm các chỉ tiêu nhỏ sau:
– Đầu tư ngắn hạn:
- Chỉ tiêu “Chứng khoán kinh doanh”
- Chỉ tiêu “Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh
- Chỉ tiêu “Chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn”
- Chỉ tiêu “Đầu tư vào Công ty con”
- Chỉ tiêu “Đầu tư vào công ty liên kết”
- Chỉ tiêu “Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác”
- Chỉ tiêu “Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn”
- Chỉ tiêu Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn”
Chỉ tiêu “Chứng khoán kinh doanh” | Phản ánh giá trị cổ phiếu, trái phiếu niêm yết và các công cụ tài chính khác nắm giữ vì mục đích kinh doanh (chờ tăng giá để bán kiếm lời) tại thời điểm báo cáo. Số liệu ghi lấy từ tài khoản 121 – “Chứng khoán kinh doanh” |
Chỉ tiêu “Chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn” | Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn: tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu, thương phiếu, cổ phiếu ưu đãi mà bên phát hành yêu cầu mua lại. Số liệu ghi lấy từ số dư Nợ của tài khoản 1281, 1282, 1288 |
Chỉ tiêu “Đầu tư vào công ty con” | Phản ánh giá tị các khoản đầu tư vào công ty con và các đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập về bản chất là công ty con tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi: số dư Nợ của tài khoản 221 “Đầu tư vào công ty con” |
Chỉ tiêu “Đầu tư vào công ty liên kết” | Phản ánh toàn bộ vốn góp, tình hình thu hồi vốn, các khoản lãi, lỗ phát sinh từ hoạt động đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết. Số liệu để ghi: số dư Nợ tài khoản 222 |
Chỉ tiêu “Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác” | Phản ánh các khoản đầu tư vào vốn CSH của các đơn vị khác nhưng doanh nghiệp không có quyền kiểm soát, đồng kiểm soát, ảnh hưởng đáng kể. Số liệu để ghi: số dư Nợ tài khoản 2281 – “Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác” |
– Các chỉ tiêu này đều có đặc điểm chung: được hạch toán theo Nguyên tắc Giá gốc trên BCTC riêng của nhà đầu tư. Nghĩa là khoản đầu tư ban đầu được ghi nhận theo giá gốc. Giá trị khoản đầu tư sẽ không thay đổi trong suốt quá trình đầu tư trừ 1 số trường hợp:
- Thanh lý khoản đầu tư
- Nhận được cổ tức/lợi nhuận của giai đoạn trước đầu tư
– Riêng với “Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn”:
- Nếu lãi nhập gốc thi được ghi tăng giá trị khoản đầu tư
- Nếu giá trị có dấu hiệu bị suy giảm: lập dự phòng “Phải thu khó đòi”
– Giao dịch 1: Đây là trái phiếu doanh nghiệp nằm giữ mục đích nhận tiền lãi. Nên sẽ được phản ánh vào chỉ tiêu “Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn”
– Giao dịch 2: Trái phiếu được nắm giữ cho mục đích kinh doanh kiếm lời. Nên sẽ được trình bày vào chỉ tiêu “Chứng khoán kinh doanh” – ” Đầu tư tài chính ngắn hạn”
– Giao dịch 3: Khoản vay này sẽ được trình bày vào chỉ tiêu “Khoản phải thu về cho vay ngắn hạn”.
– Giá trị chỉ tiêu Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tại 31.12.2017: 10 tỷ
…
Xem thêm: https://thuechuyensau.com
Chủ đề tương tự
Người đăng:
OSKM
Ngày đăng:
Người đăng:
Escape-2000
Ngày đăng:
Người đăng:
hoanghai1490
Ngày đăng: