Điển hình như những căn nhà phố tại khu đô thị Vinhomes Grand Park (TP Thủ Đức, TP.HCM), mặc dù đã hoàn thiện và bàn giao cho khách hàng từ lâu, lượng cư dân sinh sống tại những căn này rất thấp. Các căn nhà thấp tầng này đều trong tình trạng "cửa đóng then cài", cách vài căn mới có 1 căn đang hoàn thiện hoặc mở ra buôn bán.
Những căn nhà trong dân luôn được nhà đầu tư lẫn người mua để ở đặc biệt quan tâm nhờ nằm gần trung tâm TP và pháp lý đầy đủ. Do vậy, giá bán thường cao hơn nhiều so với nhà phố dự án, nhưng cũng do đó đòi hỏi người mua có ngân sách tốt hơn.
Ở thời điểm hiện tại, giá chung cư cũ đã bắt đầu giảm mạnh. Thời điểm hiện tại, nhiều người có thể mua được nhà trung - cao cấp với giá 45 - 50 triệu đồng/m2, mức giá hiếm có vài năm trước.
Tại chung cư Lexington Residence chúng tôi nhận được thông tin có nhiều căn nhà đang rao bán với mức giá rẻ. Đây là khu chung cư cao cấp nằm mặt tiền đại lộ Mai Chí Thọ và trong Khu đô thị An Phú - An Khánh thuộc TP.Thủ Đức. Thế nhưng đến nay sau nhiều năm nhận nhà, hàng trăm căn hộ vẫn chưa được cấp sổ hồng nên nhiều người chán nản, muốn bán. Ông Phan Ngọc Bảo Ân, Tổng giám đốc Công ty CP bất động sản (BĐS) Nova Lexington, chủ đầu tư chung cư Lexington Residence, cho biết từ cuối năm 2022 đến nay hồ sơ chuyển nhượng căn hộ tại chung cư này rất nhiều. Hiện mỗi ngày ký cho chuyển nhượng 5 hồ sơ, trong khi trước kia không ai bán.
Giá chung cư đang có xu hướng giảm nhẹ và chững lại. Mặc dù lãi suất cho vay đã hạ nhưng không ảnh hưởng lớn đến thanh khoản. Nguyên do, loại hình này từng tăng giá quá mạnh chỉ trong thời gian ngắn. Mặt khác, do tâm lý chung cư sẽ quy định thời hạn sở hữu khiến người mua đổ xô tìm chung cư. Chưa kể, giá chung cư mới “đắt đỏ” khiến người mua nhà tìm đến căn chung cư cũ.
Chủ tịch Hội Môi giới BĐS VN Nguyễn Văn Đính cũng nói rằng lúc này đa số người có nhu cầu nhà ở thật thì thu nhập giảm đi, trong khi nhà đầu tư có tiền thì gửi ngân hàng để được an toàn và có lợi nhuận. Điều này khiến sức mua thị trường yếu chứ thực tế giá BĐS vẫn đang ở rất cao. Chỉ một số ít doanh nghiệp khó khăn về dòng tiền mới chịu giảm giá 30 - 40% bằng hình thức chiết khấu khi khách hàng thanh toán nhanh, chứ không phải toàn thị trường. Bởi việc giảm giá mạnh lúc này có thể gây tác dụng ngược vì sợ ảnh hưởng đến khách hàng trước, gây tâm lý hoang mang. Nên chỉ có thể hỗ trợ lãi suất, tăng chiết khấu khi trả ngay một lần, giãn tiến độ thanh toán. Đối với dự án chưa ra hàng, chủ đầu tư có thể giảm lợi nhuận kỳ vọng chứ không thể giảm giá vì chi phí đầu vào, gồm "chi phí chìm, chi phí nổi" vẫn đang quá cao.
Theo chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang, trước đây các dự án căn hộ cao cấp chào bán khoảng 40 - 50 triệu đồng/m2, nhiều dự án chào bán lên đến 80 triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu đồng/m2. Đa số những dự án này vẽ tiện ích, thiết kế cao cấp trên giấy nên khi bàn giao nhà có chất lượng, vị trí không tương xứng với giá bán. Chính vì vậy, giá ở thị trường sơ cấp sau đó sẽ đứng lại, rất khó tăng giá.
"Hầu hết căn hộ cao cấp ảo trước đây giờ đang bán lại với giá 40 - 50 triệu đồng/m2, trong khi căn hộ bình dân 30 - 40 triệu đồng/m2... trở về đúng giá thật. Hiện nay, chỉ những người kẹt tài chính thì mới giảm giá, còn lại phần lớn những khách hàng khác đều giữ nguyên. Các chủ đầu tư bán dự án mới cũng không giảm giá nhưng đưa ra chính sách bán hàng rất tốt, chính sách thanh toán kéo dài... Như vậy có thể mức giá các dự án mới đang giảm khoảng 15 - 20% so với giá thị trường. Thị trường hiện nay đang là thị trường của người mua. Nếu mua để ở hoặc khai thác cho thuê thì nên mua căn hộ đã bàn giao rồi để có thể kiểm định chất lượng, dịch vụ. Nếu có thu nhập ổn định lúc này mua BĐS là tốt", ông Quang phân tích.
Xem thêm: