Chuyên Xe
15/3/19
386
474
63
34
Vạch kẻ đường được hiểu như thế nào là đúng? Làm sao để nhận biết được vạch nào xe máy và vạch nào xe ô tô được phép đi lên. Sau đây hãy cùng giải đáp tất cả và tìm hiểu ý nghĩa của từng loại vạch kẻ đường để tránh hiểu sai công dụng của từng lại.

Vạch kẻ đường


Khi di chuyển trên đường người tham gia giao thông luôn thấy những vạch kẻ đường có 2 màu cơ bản là màu trắng và màu vàng. Không phải ai cũng hiểu rõ quy định của từng loại vạch. Đôi khi chạy trên đường nhưng chắc hẳn nhiều người không biết được loại vạch nào được chạy đè lên, làn nào được lấn làn,...

Vạch kẻ đường là gì?

Vạch kẻ đường là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường giúp đảm bảo khả năng lưu thông xe cũng như sự an toàn cho người tham gia giao thông.

Vạch kẻ đường còn có thể được sử dụng riêng mình nó, đôi khi được đi kèm với biển báo. Sẽ có một số nơi có cả 2 thì bạn cần tuân thủ theo các biển báo giao thông trên đường.

Vạch kẻ đường là gì?

Các loại vạch kẻ đường

Việc phân chia các loại vạch kẻ đường được chia như sau:
Về màu sắc, có 2 dạng vạch kẻ đường chính là: vạch kẻ đường màu vàng và vạch kẻ đường màu trắng.
Về hình dạng, tùy theo nhiệm vụ, vạch kẻ đường có thể được thể hiện dưới dạng nét liền hoặc nét đứt, tạo thành hình con thoi, mắt võng, xương cá chữ V...

Vạch kẻ ngang đường

Vạch kẻ ngang đường dạng liền

Vạch kẻ ngang đường dạng liền dùng để ra lệnh cho phần xe chạy có hiệu lực như biển báo “dừng lại” yêu cầu mọi xe cơ giới, thô sơ phải dừng lại trước vạch và chờ hiệu lệnh chỉ huy giao thông.

Vạch kẻ ngang đường dạng đứt quãng

Vạch kẻ ngang đường dạng đứt quãng dùng để phân chia phần đường giành cho người đi bộ hoặc đi xe đạp (gần chỗ đường giao) sang đường.

Vạch dọc

2.jpeg


Vạch kẻ đường nằm đứng thường được bố trí tại những nơi đặc biệt nguy hiểm, chỗ đường vòng có bán kính nhỏ, đường cao hơn so với khu vực xung quanh, dốc xuống với những nơi nguy hiểm khác.

Vạch kẻ đường ít được người ta để ý, thực tế chúng có tầm quan trọng không kém các biển báo giao thông. Vạch kẻ đường màu trắng và màu vàng là những loại các bác tài thường xuyên gặp nhất khi lưu thông trên đường. Hãy cùng giải đáp tất cả và tìm hiểu ý nghĩa của từng loại vạch kẻ đường để tránh hiểu sai.

Theo Phụ lục G của bộ Quy chuẩn 41:2016/BGTVT, vạch kẻ đường thường gặp là loại vạch dùng để quy định các phần đường khác nhau, thường có màu trắng hoặc màu vàng.

Vạch kẻ đường màu trắng

Vạch kẻ đường màu trắng được thiết kế với mục đích ngăn cách, phân biệt giữa các làn đường cùng chiều

Các loại vạch kẻ đường màu trắng

Vạch trắng nét đứt​

Vạch trắng nét đứt


Là vạch phân chia các làn xe cùng chiều có dạng vạch đơn, màu trắng, đứt nét. Khi thấy vạch này, các xe được chuyển làn đường qua vạch (được đi sang làn xe bên cạnh).

Vạch trắng nét liền​

Vạch trắng nét liền


Có dạng vạch kẻ đơn, màu trắng, nét liền cũng dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Tuy nhiên xe không được phép chuyển làn hoặc sử dụng làn xe khác, không được lấn sang làn xe bên cạnh hay đè lên vạch kẻ đường.

Vạch kẻ đường màu vàng

Vạch kẻ đường màu vàng có vai trò ngăn cách, phân biệt giữa 2 làn đường ngược chiều nhau. Có 5 dạng vạch kẻ đường màu vàng gồm:

Các loại vạch kẻ đường màu vàng

Vạch vàng nét đứt​

Vạch vàng nét đứt


Là loại vạch đơn, đứt nét, màu vàng (hay còn gọi là vạch 1.1) dùng để phân chia 2 chiều xe ngược chiều nhau ở đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách. Xe được phép cắt qua để đi ở làn ngược chiều từ cả 2 phía.

Vạch vàng nét liền​


Vạch vàng nét liền


Dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe và không có dải phân cách ở giữa. Khác với vạch kẻ vàng nét đứt, ở những đoạn đường có vạch kẻ vàng nét liền, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Vạch này thường thấy ở những đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn.

Vạch vàng nét liền đôi​


Vạch vàng nét liền đôi


Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. Vạch này thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.

Vạch vàng một đứt một liền​


Vạch vàng một đứt một liền


Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách hai chiều xe chạy, sử dụng ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn.
Vạch này được biết đến là vạch 1.4, sử dụng cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân giữa, ở những đoạn cần thiết phải cấm xe dùng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn.

Lái xe lưu ý, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc cắt qua vạch.

Vạch vàng đứt song song​


Vạch vàng đứt song song


Vạch dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.

Vạch kẻ đường dành cho người đi bộ

Vạch kẻ đường cho người đi bộ là nơi được bố trí dành riêng cho người đi bộ băng qua đường. Vạch băng qua đường được thiết kế với tiêu chí nhằm giữ người đi bộ lại với nhau, nơi người lái xe có thể nhìn thấy và nơi họ có thể băng qua đường một cách an toàn nhất qua luồng giao thông xe cộ.

Vạch dành cho người đi bộ


Quy định về kích thước vạch kẻ đường dành cho người đi bộ được nêu tại Mục 2, Phụ lục G, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn. Cụ thể như sau:

Vạch qua đường bố trí ở những nơi thường có người đi bộ băng qua đường. Nếu trên cùng một đoạn đường có bố trí nhiều vạch đi bộ, mỗi vạch nên cách nhau ít nhất 150m.

Trên những đoạn đường có: tầm nhìn bị hạn chế, độ dốc dọc lớn, góc ngoặt lớn, đường cong nằm bán kính nhỏ, có các nguy hiểm khó lường hoặc đoạn đường có bề rộng làn xe bị thu hẹp dần thì không bố trí vạch đi bộ qua đường.

Vạch chờ tại các nút giao thông​


12.jpg


Vạch được sử dụng để tạo không gian dừng chờ cho các xe rẽ trái sau khi xe đã vượt qua vạch dừng xe trên nhánh dẫn của nút giao có sử dụng đèn tín hiệu điều khiển, nhưng không thể vượt qua nút trong thời gian tín hiệu đèn cho phép rẽ trái. Khi hết thời gian cho phép rẽ trái mà xe đã vượt qua vạch dừng xe trên nhánh dẫn nhưng chưa vượt quá khu vực giới hạn bởi làn xe chờ rẽ trái trong nút giao thì phải dừng lại trong khu vực làn chờ

Bên cạnh đó còn một vài loại vạch kẻ đường khác như: Vạch trắng hình con thoi, vạch xương cá, ...

Vạch liền màu vàng có được quay đầu

Hai vạch liền vàng song song: khi vạch giữa mặt đường có tác dụng phân cách luồng xe chạy ngược chiều. Trường hợp hai vạch vàng song song liền là cấm xe đè lên vạch để vượt xe hoặc quay đầu.

Trường hợp một vạch liền, một vạch đứt quãng, bên có đường vạch vàng kẻ liền là cấm vượt xe hoặc quay trở lại; bên có đường vàng đứt khúc khi điều kiện bảo đảm an toàn thì cho phép vượt xe và quay đầu.

Tức là khi đường có 2 vạch vàng song song liền không đứt thì xe bạn không được phép quay đầu.
Xem thêm: Phân biệt lỗi sai làn và không tuân thủ vạch kẻ đường
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
20/9/16
1.923
2.612
113
cứ gói gọn lại là vạch liền không được đè, vạch đứt được đè, màu trắng 1 chiều, màu vàng 2 chiều
 
Hạng F
29/10/16
12.313
26.888
113
Pháp
Nếu dành cho những bạn đang học lái thì được, còn những bạn đã có bằng mà không biết thì hơi phiền ... vì bằng lái không biết từ đâu tới.
 
Hạng C
16/4/16
857
1.155
98
Vũng Tàu
Không thấy nói vạch xương cá a chủ thớt ơi. Bữa giờ ae đang lấn cấn cái này
 
Hạng F
29/10/16
12.313
26.888
113
Pháp
Còn "vạch áo cho người xem lưng" thì nhiều vô kể luôn ...:):):):)
 
  • Like
Reactions: QT75