Tập Lái
11/2/19
0
6
2
Tuần vừa qua thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có một tuần giao dịch hưng phấn xét trên khía cạnh điểm số. Động lực chính trong nhịp tăng của tuần này vẫn là dòng ngoại, dòng tiền từ các tổ chức lớn đổ vào blue-chip. Còn về nhận định cho tuần tới thì chúng tôi xin gửi cho anh chị qua bài viết hôm nay.

Chốt tuần giao dịch 18/02 – 22/02, VNINDEX tiếp tục tăng thêm gần 40 điểm, đóng cửa ở mốc 988.91 điểm. Như vậy trái với kỳ vọng về một nhịp điều chỉnh nhẹ nhằm rũ bỏ các áp lực chốt lời trong ngắn hạn, thị trường tiếp tục có một tuần giao dịch hưng phấn xét trên khía cạnh điểm số. Động lực chính trong nhịp tăng của tuần này vẫn là dòng ngoại, cụ thể là dòng tiền P – note đến từ các tổ chức, quỹ đầu tư Hàn Quốc thông qua các quỹ ETF liên tục được đổ vào thị trường, tạo lực cầu mạnh đối với nhóm vốn hóa lớn. Qua đó đẩy giá của các mã trụ tăng mạnh và tạo lực kéo không thể ngăn cản cho chỉ số. Đáng chú ý mặc dù chỉ số tăng mạnh nhờ dòng tiền lớn tuy nhiên số mã hưởng lợi từ điều này không quá nhiều, chủ yếu là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn top đầu, thể hiện rõ nhất ở họ Vingroup (VIC, VHM, VRE), VNM, VCB, MSN. Do đó nhìn chung phần đông NĐT không hưởng lợi nhiều từ nhịp tăng này. “Chốt lời” cũng là quan điểm của không ít NĐT trong tuần qua sau khi chứng kiến thị trường tăng điểm quá nóng, và có hiện tượng rung lắc trong một số phiên cuối tuần trước, đầu tuần này (tiêu biểu là các phiên 15 và 19/02). Thực tế việc nhiều mã midcap cũng như bluechip đã có nhiều bước tiến lớn về mặt thị giá và việc thị trường đang nằm trong vùng quá mua, tâm lý này là điều dễ hiểu và nó lý giải về kỳ vọng thị trường sẽ có những nhịp điều chỉnh rõ nét hơn. Nhưng điều này hầu như chỉ đúng với nhóm midcap vốn không phải là tâm điểm dòng tiền trong tuần, đồng thời việc nhóm trụ top đầu liên tục nhận được dòng tiền giải ngân từ các tổ chức khiến nhóm này nói riêng và thị trường nói chung chỉ hiệu chỉnh nhẹ rồi tiếp tục đà tăng mạnh đang có, qua đó che mờ đi diễn biến ở nhóm midcap và khiến Index chỉ có những nhịp chỉnh “ngầm” trong bối cảnh chỉ số không ngừng tăng tốc.
Như vậy có thể thấy đã không có một tuần giao dịch với xu thế điều chỉnh chiếm vai trò chủ đạo như kỳ vọng đề cập tại Nhận định tuần trước, ngược lại Index tiếp tục tăng tốc và tiến thẳng tới mốc tiếp theo sau khi vượt qua khu vực 960 tại ngưỡng 990 điểm. Một lần nữa chúng ta có dịp kiểm chứng sức mạnh của dòng tiền lớn với việc Index liên tục phủ nhận các dấu hiệu điều chỉnh và bứt phá dưới sự hỗ trợ của các trụ lớn họ VIC một cách tương đối đơn giản. Với nhóm midcap thì áp lực bán đã xuất hiện rõ nét trong giai đoạn tăng tốc của Index, khi nhiều mã đã tăng mạnh và dòng tiền tập trung chủ yếu dồn vào nhóm kéo chỉ số. Việc không kéo được tiền vào mạnh trong bối cảnh thị trường ở độ cao hiện tại sẽ là dấu hiệu nguy hiểm cho các mã này nếu như thị trường xảy ra rung lắc ở mức độ mạnh hơn tuần qua. Bởi lẽ mặc dù thị trường vẫn đang diễn biến khá ổn và trước mắt là không ít những yếu tố hỗ trợ cả về tâm lý lẫn dòng tiền, tuy nhiên khả năng xuất hiện một số phiên hạ độ cao cũng là không hề thấp, nhất là ở giai đoạn đầu tháng 3 sau khi kết thúc đàm phán Mỹ – Triều và thời hạn đình chiến thương mại Mỹ – Trung. Do đó việc cơ cấu những cổ phiếu yếu trong thời điểm thị trường vẫn đang tạo hưng phấn lớn là động thái không thừa để NĐT có thể bảo toàn thành quả trong suốt thời gian qua.
Về giao dịch khối ngoại, đây tiếp tục là một tuần mà nhóm vốn hóa lớn được mua ròng với quy mô lớn. Trong đó đáng chú ý nhất là việc CCQ E1VFVN30 được NĐTNN đẩy mạnh quy mô bơm vốn, đồng nghĩa với việc cầu tiềm năng với nhóm trụ vẫn đang còn rất dư dả khi khối ngoại cần lượng cổ phiếu lớn để tiến hành hoán đổi lấy CCQ, điều này cũng tương tự giai đoạn đầu tháng 12 năm ngoái.
GDKN.png


Về giao dịch khối ngoại
, đây tiếp tục là một tuần mà nhóm vốn hóa lớn được mua ròng với quy mô lớn. Trong đó đáng chú ý nhất là việc CCQ E1VFVN30 được NĐTNN đẩy mạnh quy mô bơm vốn, đồng nghĩa với việc cầu tiềm năng với nhóm trụ vẫn đang còn rất dư dả khi khối ngoại cần lượng cổ phiếu lớn để tiến hành hoán đổi lấy CCQ, điều này cũng tương tự giai đoạn đầu tháng 12 năm ngoái.
Chart-tuan.png

Chart-ngay.png

Về mặt kỹ thuật, nến tuần này tiếp tục là một nến xanh dạng Marubozu với thanh khoản cải thiện mạnh cho thấy sự thắng thế hoàn toàn của phe Mua lên trong cả tuần, đưa thị trường tiếp tục tiến đến vùng cản tiếp theo tại khu vực 990 – 1000 điểm. Năm nến ngày trong tuần đều là các nến xanh, trong đó phiên 19/02 có dạng Shooting Star cảnh báo điều chỉnh, tuy nhiên ngay lập tức bị phủ nhận ở các phiên sau đó. Cộng thêm việc đồ thị giá Index vẫn tiếp tục bám sát dải Bollinger trên cho thấy sức mạnh tăng giá của chỉ số chưa có dấu hiệu suy yếu rõ rệt. Xu hướng trung hạn của thị trường cũng đang cho dấu hiệu tích cực hơn khi Index tiếp tục lấy lại đường MA200 và đường này có xu hướng đi ngang trở lại sau thời gian dài cắm xuống.
Rủi ro lớn nhất của thị trường lúc này không gì khác ngoài nỗi lo về khả năng “rơi như một viên sỏi” sau giai đoạn tăng quá nóng vừa qua. Lúc này chỉ báo RSI cũng đang cho thấy thị trường đã ở sâu trong vùng quá mua, với mức độ tương đương giai đoạn 1 năm trước. Thị trường cũng đã tiến đến vùng cản tiếp theo tại khu vực 990 – 1000 điểm ứng với vùng gap giữa 2 phiên 10 và 11/10 và ngưỡng kháng cự tâm lý, do đó trong 2 phiên đầu tuần khả năng sẽ có sự rung lắc, tích lũy quanh khu vực 990 điểm. Sau đó thị trường có thể trở lại đà tăng điểm trong 3 phiên còn lại của tuần, khi đây là thời điểm diễn ra đàm phán Mỹ – Triều và thị trường thường có thói quen giao dịch khá tích cực trong thời điểm diễn ra các sự kiện tầm quốc tế ở VN. Ngoài ra bối cảnh vĩ mô vẫn đang thuận lợi với triển vọng từ đàm phán Mỹ – Trung, phản ánh thông qua diễn biến của các chỉ số CK chính trên thế giới, đồng thời dòng tiền tổ chức chảy vào thị trường vẫn đang duy trì tốt, do đó khả năng Index vẫn sẽ có thêm một tuần tăng điểm nhẹ và bước vào giai đoạn tạo đỉnh quanh khu vực 990 – 1000 điểm khi thị trường bước sang tháng 3 – giai đoạn thị trường sẽ chịu tác động mạnh hơn từ câu chuyện đàm phán Mỹ – Trung.

Chiến lược đầu tư khuyến nghị cho tuần tới: Đến thời điểm hiện tại thị trường đã bật tăng khoảng 130 điểm từ vùng đáy 860 điểm kể từ đầu tháng 1. Đây là kết quả vượt ngoài mong đợi của phần lớn NĐT. Mặc dù vậy áp lực bán là điều có thể cảm nhận trong giao dịch của tuần qua, khi phần lớn thị trường đã chuyển sang giai đoạn tích lũy, còn tiền lớn chủ yếu tập trung vào nhóm trụ mạnh đẩy chỉ số tăng tốc. Tính chất phân hóa, cục bộ càng được đẩy lên cao khiến cho số NĐT thực sự hưởng lợi từ thị trường là không nhiều. Nhóm trụ lớn sau khi trải qua giai đoạn tăng mạnh thì đến phiên 22/02 cũng bắt đầu có tín hiệu tạm dừng kéo và do đó khả năng trong tuần tới dòng tiền sẽ có sự chuyển hướng tới một số cổ phiếu trụ ít ảnh hưởng lên Index, diễn biến yếu hoặc chưa tăng nhiều trong thời gian qua, tương ứng với những đặc điểm của thị trường trong giai đoạn nước rút. Ngoài ra dòng Ngân hàng cũng có thể sẽ tham gia tích cực hơn trong việc đỡ thị trường sau khi được đề xuất nới room tại Hội nghị ngành Chứng khoán, kéo theo việc nhận được dòng tiền trở lại sau một giai đoạn tích lũy dài ở nhiều mã.

Đối với nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, việc dòng tiền đầu cơ đang tìm đến nhóm vốn hóa lớn khiến cho những sự thể hiện của nhóm này trong tuần không còn nổi bật như giai đoạn trước. Áp lực chốt lời xuất hiện ở nhiều mã, tuần qua chúng ta có thể chứng kiến điều này ở nhóm Nhiệt điện hay mã DPM. Tuy nhiên nhìn chung đối với nhóm midcap với nền tảng cơ bản tốt thu hút dòng tiền thì việc xuất hiện các nhịp điều chỉnh sẽ là cơ hội để NĐT chắt lọc ra những cổ phiếu mạnh, như PHR, NTL, VSC… Trong trường hợp Index chuyển sang giai đoạn tích lũy, hoạt động kéo chỉ số không còn diễn ra sôi động thì khả năng những cổ phiếu còn hút được dòng tiền, tích lũy tốt sẽ sớm trở lại cuộc chơi. Tuy nhiên NĐT cũng cần chú ý đặc biệt đối với những cổ phiếu không còn giữ được tín hiệu mua (dạng đi ngược thị trường theo hướng tiêu cực) để có biện pháp cơ cấu kịp thời, tránh những ảnh hưởng tiêu cực trong trường hợp Index có nhịp rung lắc mạnh.
Các mã và vùng giá tương ứng anh chị có thể theo dõi, canh mua trong phiên ngày mai nếu có vùng giá điều chỉnh phù hợp:
  • VJC
  • PVS
Theo dõi thêm đối với: POW, DPM, CTG, ACB, VGC, HDG, TCM, KBC, VSC
KNDT.png

Ngoài ra tùy tình hình thị trường trong tuần chúng tôi sẽ có khuyến nghị bổ sung cụ thể cho mọi người. NĐT quan tâm tới các mã cổ phiếu khác có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ. Chúc anh chị sẽ có tuần làm việc và giao dịch hiệu quả!
 
Tập Lái
11/2/19
0
6
2
Nhận định TTCK 26/2: Nắm giữ với cổ phiếu duy trì tín hiệu kĩ thuật tốt

Thị trường phiên 25/2 kết thúc với một nến đỏ spinnings tops, báo hiệu dấu hiệu suy yếu của đà tăng. Về phân tích và khuyến nghị cụ thể về thị trường và các mã cổ phiếu, Đầu Tư Phát Đạt – dautuphatdat.com xin gửi đến các anh chị qua bài nhận định này.

Nhận định phiên giao dịch 25/2: Thị trường bắt đầu tuần mới bằng động thái tăng nhảy gap ở hàng loạt cổ phiếu – biểu hiện cụ thể cho phản ứng hưng phấn của NĐT trước thông tin TT Trump đồng ý hoãn tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc và có kế hoạch gặp CTTQ Tập Cận Bình để chốt một thỏa thuận chung. Đà tăng của chỉ số chỉ chậm lại sau khi Index tiến sát mốc 1000 điểm, phản ứng thường thấy khi thị trường tiến vào các cột mốc quan trọng. Nhìn chung đây vẫn là một phiên giao dịch với tính chất nâng đỡ của các mã vốn hóa lớn hàng đầu như VNM, VCB, MSN (trong khi đó nhóm Vingroup lại giao dịch khá kém – dấu hiệu của việc kìm giữ Index trước mốc 1000?), cùng với đó là sự nổi lên của một số nhóm cổ phiếu thị trường thể hiện khá yếu kém trong giai đoạn thị trường tăng tốc như VJC, HDB, nhóm Chứng khoán, cùng với đó nhóm midcap cơ bản vẫn chủ yếu ở trong trạng thái điều chỉnh, tích lũy. Như vậy các dấu hiệu giao dịch trên thị trường vẫn đang cho thấy dấu hiệu cuối sóng khá rõ ràng, và rủi ro mua cao trong ngắn hạn là điều có thể cảm nhận rõ nét khi không nhiều NĐT có thể hưởng lợi với đà tăng của Index giai đoạn này. Mặc dù vậy cho đến lúc này dòng tiền ngoại vẫn đang đổ vào thị trường thông qua cầu trực tiếp vào nhóm trụ cũng như gián tiếp qua các CCQ, một lực cầu mạnh và đáng tin cậy, do đó khả năng thị trường khả năng vẫn có thể duy trì trạng thái khỏe trong những phiên tiếp theo.
vnindex-6.png

VNINDEX 25/2: Nguồn Fireant
Về mặt kỹ thuật phiên hôm 25/2 tiếp tục phát đi một tín hiệu cảnh báo đảo chiều đối với Index thông qua một nến đỏ dạng Spinning Tops, phản ánh việc thị trường suy yếu về cuối phiên và không còn giữ được đà hưng phấn của phiên ATO. Cần thêm một phiên điều chỉnh mạnh để xác nhận điều này, tuy nhiên với việc thị trường vẫn đang có lực cầu khỏe từ khối ngoại, cộng thêm sự hỗ trợ từ các yếu tố vĩ mô xung quanh, khả năng thị trường có một nhịp tích lũy lại ở khu vực 985 – 990 điểm sẽ khả thi hơn, nhất là khi hội nghị Mỹ – Triều đang đến gần. Với phản ứng và dư địa thị trường còn lại như hiện tại, NĐT vẫn có thể nắm giữ các cổ phiếu đang còn duy trì được trạng thái kỹ thuật tích cực, đồng thời cơ cấu sớm các cổ phiếu đánh mất tín hiệu mua khi thị trường vẫn chưa có phiên điều chỉnh mạnh. Đây cũng là thời điểm các vị thế mua với nhóm vốn hóa lớn cần cân nhắc cẩn trọng khi chỉ số đang trong giai đoạn nước rút, NĐT có thể tiếp tục cơ cấu tích lũy đối với nhóm cổ phiếu midcap cơ bản, nhóm sẽ có thể hưởng lợi từ dòng tiền chốt lời ở các trụ. Các mã và vùng giá tương ứng anh chị có thể theo dõi, canh mua trong phiên ngày mai nếu có vùng giá điều chỉnh phù hợp: VHM, VRE, POW.
Theo dõi thêm đối với: GAS, VCB, PLX, VC3, MSN, CEO, ACB, VGC, TCM, VSC, KBC.
Tỷ trọng đầu tư khuyến nghị hiện tại ở mức 60 – 70% tài khoản.
Ngoài ra anh chị NĐT quan tâm đến các mã cụ thể có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Chúc anh chị NĐT sẽ có 1 ngày làm việc và giao dịch hiệu quả!
 
Tập Lái
11/2/19
0
6
2
Để bọn mình có thể tư vấn cho bạn nhanh hơn về bất kì mã cổ phiếu nào thì
các bạn có thể:
1) Gọi hoặc nhắn tin vào số điện thoại của nhóm qua SĐT: 0916.766.323
hoặc
2) Nhắn tin cho facebook nhóm mìnhhttps://www.facebook.com/Phát-Đạt-Invesment-dautuphatdatcom-367133760758173/
Hoặc
3) Để lại thông tin liên lạc cho nhóm để bọn mình chủ động liên lạc qua file này: tại đây
 
Chỉnh sửa cuối:
Tập Lái
11/2/19
0
6
2
Nhận định TTCK 27/2: Nhóm vốn hóa lớn được duy trì tăng mạnh

Phiên hôm qua 26/2 thị trường đã xuất hiện áp lực điều chỉnh rõ nét, đó là kết quả tất yếu của việc kéo trụ quá nóng trong thời gian qua. Về nhận định cụ thể về thị trường, Đầu Tư Phát Đạt – dautuphatdat.com xin gửi đến các anh chị qua bài viết này.

Nhận định phiên giao dịch 26/2: chứng kiến áp lực điều chỉnh của thị trường được biểu hiện rõ ràng hơn một chút thông qua một nhịp giảm khá mạnh của Index.
vnindex-7.png

VNINDEX 26/2: Nguồn Fireant
Thị trường nói chung đã bộc lộ một số dấu hiệu của việc kéo quá nóng trong ngắn hạn, kết hợp thêm việc VIC và VNM điều chỉnh mạnh khiến hoạt động điều chỉnh có vẻ nghiêm trọng và tạo ra ít nhiều lo lắng, hoảng loạn cho NĐT. Tuy nhiên hôm qua chúng ta vẫn thấy được lực cầu mạnh của khối ngoại cả trực tiếp lên nhóm trụ lẫn giám tiếp thông qua CCQ E1VFVN30, do đó nhóm vốn hóa lớn cũng như nhóm midcap hút tiền khỏe không biến động theo hướng tiêu cực nhiều, hầu hết điều chỉnh lành mạnh do đó dù thị trường giảm mạnh nhưng không có sự đổ vỡ xu hướng hàng loạt xảy ra. Việc thị trường đồng loạt hồi phục mạnh cuối phiên cũng đã xác nhận sự thắng thế của cầu bắt đáy trong phiên và hạ nhiệt cho Index giữa áp lực tháo chạy một cách kịp thời, củng cố khả năng điều chỉnh ngắn hạn của thị trường đã hoàn thành.
Trong ba phiên cuối tuần còn lại thị trường nhiều khả năng sẽ nhận được sự hỗ trợ về mặt tâm lý từ các sự kiện liên quan tới kết quả của cuộc đàm phán Mỹ – Triều tại Hà Nội. Thị trường nhìn chung có thói quen giao dịch khá tích cực trước những sự kiện tương tự, cùng với việc lực cầu hiện tại vẫn đang rất tốt với dòng vốn ngoại mạnh, có cơ sở để tin tưởng thị trường sẽ trở lại với đà tăng tích cực từ phiên ngày mai, qua đó khởi động nhịp kéo quyết định trở lại chinh phục ngưỡng 1000 điểm. Giai đoạn này khả năng cao nhóm vốn hóa lớn vẫn sẽ tiếp tục duy trì mạch tăng tốt, tuy nhiên NĐT cũng cần chú ý đến vấn đề T+ khi đây có thể là thời điểm cuối của sóng tăng dài từ đầu năm. Những lựa chọn an toàn hơn vẫn thuộc về nhóm midcap cơ bản, duy trì được trạng thái tích lũy và hút tiền tốt, có thể là điểm đến tiếp theo của dòng tiền sau khi chốt lời ở nhóm vốn hóa lớn.
Các mã và vùng giá tương ứng anh chị có thể theo dõi, canh mua trong phiên ngày mai nếu có vùng giá điều chỉnh phù hợp: KBC, VHC.
Đối với NĐT chấp nhận rủi ro cao có thể cân nhắc tham gia đối với các mã sau: VRE, CTG
Theo dõi thêm đối với: GAS, VCB, MSN, VGC, TCM, VSC, GEX, HVN, DPM, POW.
Tỷ trọng đầu tư khuyến nghị hiện tại ở mức 60 – 70% tài khoản. Ngoài ra anh chị NĐT quan tâm đến các mã cụ thể có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Chúc anh chị NĐT sẽ có 1 ngày làm việc và giao dịch hiệu quả!
khuyen-nghi.png
 
Tập Lái
11/2/19
0
6
2
Nhận định TTCK 28/2: Dòng tiền chuyển qua midcap

Phiên hôm qua chúng ta đã nhận thấy sự tranh giành ưu thế giữa bên cung và cầu tiếp tục được diễn ra tại vùng giá 990, các mã trụ của dòng ngân hàng đã bắt đầu suy yếu và dòng tiền có xu hướng chuyển dần qua midcap. Đây cũng là thời điểm mà nhà đầu tư nên chốt lời dần danh mục, cụ thể hơn thì Đầu Tư Phát Đạt xin gửi đến anh chị bài nhận định thị trường hôm nay.

Nhận định TTCK 27/2: Hôm qua tiếp tục là một phiên giao dịch mà sự đấu tranh giữa áp lực bán chốt lời và lực cầu từ phía dòng tiền lớn diễn ra quyết liệt. Không thực sự tích cực như kỳ vọng khi nhóm Ngân hàng không xuất hiện lực cầu đủ mạnh để đồng thuận với lực kéo của VNM và họ Vingroup tạo lực đẩy cho Index, tuy nhiên bù lại lực mua ở nhóm midcap diễn biến rất tích cực, nổi bật nhất ở nhóm BĐS (HDG, DXG) và một số mã đã duy trì được nền tảng tích lũy tốt trước đó như TCM, KBC, VGC… Đây cũng là ngày mà nhóm cổ phiếu liên quan tới các hãng hàng không ghi nhận giao dịch hưng phấn đột biến nhờ các thỏa thuận giữa các hãng này với đối tác Mỹ tháp tùng TT Trump. Do đó có thể thấy bằng nhiều lý do khác nhau một lượng tiền không nhỏ đã từ nhóm vốn hóa lớn (largecap) lan tỏa trở lại vào nhóm vốn hóa trung bình (midcap). Tuy nhiên trong phiên này chúng ta vẫn có thể thấu lực cầu từ phía khối ngoại vẫn đang được duy trì tốt ở nhóm trụ, giữa các mã có nhiều ảnh hưởng lên Index, sự điều tiết vẫn đang được luân chuyển linh hoạt thay phiên nhau giúp cho Index duy trì quỹ đạo vận động tích cực, do đó trong ngắn hạn chúng tôi vẫn duy trì quan điểm sẽ vẫn còn thêm một nhịp kéo mang tính tạo hưng phấn cho chặng nước rút, đẩy thị trường tiến sát , thậm chí vượt mốc 1000 điểm nhờ sự đóng góp của họ VIC, VNM, VCB… hoặc SAB.
vnindex-8.png

VNINDEX 27/2: Fireant
Đây là giai đoạn mốc 1000 được xem là điểm mốc kế tiếp tạo nền tảng đột phá và hưng phấn cho NĐT (việc đỉnh của tuần này hiện ở mốc 999.9 điểm có phải là một sự kiện ngẫu nhiên ?). Tuy nhiên việc kéo chỉ số trong tuần này đang có dấu hiệu suy yếu về mặt quyết tâm hơn các tuần trước khá nhiều mặc dù cầu ngoại ở nhóm VN30 vẫn không tệ. Do đó NĐT có thể coi đây là một vùng đỉnh ngắn hạn cho thị trường. Tại đây sự điều chỉnh đối với nhóm các mã đã tăng nóng sẽ diễn ra rõ ràng hơn, nhưng dòng tiền sẽ có sự luân chuyển linh hoạt sang các nhóm cổ phiếu cơ bản và còn tiềm năng tăng giá, với việc dòng tiền lớn đã trở lại và nó không thể rút ra một cách đơn giản trong một vài phiên giao dịch, đồng thời chặng đường vừa qua cũng đã cho thấy quyết tâm mạnh mẽ của nhà tạo lập về một thị trường bền vững hơn sau khi đã trải qua giai đoạn điều chỉnh sâu quá mức. Đối với các hành động trong ngắn hạn chúng ta tiếp tục tập trung xoay quanh các cơ hội ở nhóm midcap có tính cơ bản và có trạng thái tích lũy tốt, hút dòng tiền khỏe từ dòng tiền chốt lời từ nhóm vốn hóa lớn. Đối với nhóm large cap giai đoạn này biên lợi nhuận nhìn chung dự báo sẽ không cao khi việc kéo chỉ số không diễn ra mạnh mẽ, cơ hội còn lại sẽ lớn hơn đối với các trụ chưa tăng nhiều trong giai đoạn vừa qua, còn room ngoại lớn để tận dụng hút cầu từ NĐTNN. Đồng thời NĐT nên tranh thủ tiến hành bảo toàn thành quả đối với các mục tiêu lướt ngắn hạn cũng như cơ cấu những cổ phiếu đang đánh mất tín hiệu mua trong ngắn hạn, tránh tổn thất lớn trong trường hợp thị trường rung lắc mạnh. Một số khuyến nghị cho phiên GD kế tiếp:
– Chốt lời TCM (50% danh mục) ở vùng giá 30.65 – 31: TCM đã có phiên vượt đỉnh với lực mua mạnh ở vùng giá trên 30 tuy nhiên lực bán ở khu vực 30.5 – 31 vẫn tỏ ra dứt khoát và mạnh mẽ, đôi khi lấn át lực mua lên cho thấy tín hiệu break chưa thực sự thuyết phục, không loại trừ khả năng break giả.
– Theo dõi và tiến hành dừng lỗ đối với TCB nếu cổ phiếu không giữ được vùng giá 27.
Theo dõi thêm đối với: GAS, VCB, MSN, VGC, VSC, GEX, HVN, DPM, POW, KBC, VHC, HDG.
Tỷ trọng đầu tư khuyến nghị hiện tại ở mức 70 – 80% tài khoản.Ngoài ra anh chị NĐT quan tâm đến các mã cụ thể có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Chúc anh chị NĐT sẽ có 1 ngày làm việc và giao dịch hiệu quả!
khuyennghi-1.png
 
Tập Lái
11/2/19
0
6
2
Nhận định TTCK 1/3: Ưu tiên midcap có nền tảng tốt

Phiên hôm qua thị trường đã có đợt giảm điểm do bán chủ động xác nhận tín hiệu kết thúc giai đoạn tăng điểm kể từ sau Tết. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội để các nhà đầu tư nhìn nhận những cổ phiếu có nền tảng tốt hơn so với toàn thị trường chung. Cụ thể về nhận định thị trường thì Đầu Tư Phát Đạt sẽ chia sẻ trong bài viết hôm nay.

Nhận định TTCK 28/2: Việc đàm phán Mỹ – Triều ở Hà Nội kết thúc sớm hơn kế hoạch đồng thời cũng không cho ra được một tuyên bố chung khiến cho TTCK hôm qua phản ứng khá tiêu cực, đặc biệt trong phiên chiều. Không có thêm nhịp kéo lên khu vực 1000 điểm như kỳ vọng, thị trường phản ứng với thông tin nói trên theo cách tiêu cực với lực bán thắng thế rõ rệt đặc biệt ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn cũng như các mã chịu ảnh hưởng của hoạt động cơ cấu của MSCI. Mặc dù vậy nhìn lại cả quá trình thì phiên điều chỉnh hôm nay cũng đã nằm trong dự liệu và kỳ vọng của thị trường từ lâu, khi Index đã được kéo lên vùng quá mua mạnh sau một quá trình tăng quá nóng, việc đàm phán Mỹ Triều không thuận và TTCK quốc tế đều phản ứng tiêu cực với thông tin này chỉ đóng vai trò thúc đẩy quá trình điều chỉnh diễn ra sớm hơn mà thôi. Mặt khác giống như giai đoạn chỉ số tăng tốc ở khu vực 960 – 999 điểm, đây là một phiên giảm mạnh với mục tiêu hướng đến chủ yếu là các trụ mạnh khiến điểm số giảm sâu. Độ rộng thị trường nghiêng phần lớn về các mã giảm nhưng xét tới việc không khí giao dịch chiều nay khá hoảng loạn thì đây là điều khó tránh khỏi, điều này cũng khiến cho chúng ta có cơ hội nhận diện những mã có giao dịch khỏe trong giai đoạn này (dựa trên việc có mức điều chỉnh ít hơn đáng kể với Index).
vnindex.png

VNINDEX 28/2: Fireant
Phiên hôm nay có thể coi là tín hiệu kết thúc giai đoạn tăng điểm lấy lại xu thế tăng của thị trường sau một tháng leo dốc liên tục để chuyển sang giai đoạn tích lũy tìm điểm cân bằng. Thanh khoản trong ngày vẫn ở mức cao nhưng chỉ tương đương các phiên trước nếu bỏ qua yếu tố MSCI, đồng nghĩa không xảy ra tình trạng bán tháo và các phiên gần nhất đã phân phối được lượng lớn cổ phiếu ở vùng giá cao, động thái cho thấy sự điều tiết là rất chủ động chứ không đơn thuần là phản ứng theo tin. Vùng hỗ trợ gần nhất của chỉ số nằm quanh khu vực 958 – 960 điểm và ở đây lực cầu bắt đáy có thể xuất hiện rõ rệt hơn. Index rơi mạnh nhưng không có bán tháo, kết hợp với lực cầu tiềm năng lớn khả năng sẽ giúp cho thị trường sớm phục hồi trong phiên cuối tuần nếu không có thêm thông tin quá tiêu cực, thậm chí được kéo tiếp trở lại mốc 1000 trong tuần tới. Song nhìn chung đây là thời điểm rất nhạy cảm với nhóm vốn hóa lớn nhất là các mã có sự chi phối lớn lên chỉ số, do đó nhóm midcap với nền tảng cơ bản tốt, có diễn biến tích cực trong giai đoạn Index điều chỉnh mạnh vẫn là những mục tiêu NĐT có thể ưu tiên trong giai đoạn hiện tại.
Một số khuyến nghị cho phiên GD kế tiếp:
– VHC
Theo dõi thêm đối với: GAS, VCB, MSN, VGC, VSC, GEX, HVN, DPM, POW, KBC, HDG
Tỷ trọng đầu tư khuyến nghị hiện tại ở mức 70 – 80% tài khoản.
Ngoài ra anh chị NĐT quan tâm đến các mã cụ thể có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Chúc anh chị NĐT sẽ có 1 ngày làm việc và giao dịch hiệu quả!
khuyennghi.png