Tập Lái
5/4/13
41
953
93
36
Đêm 30 , vợ em không thức khuya được nên hay dặn em cúng .
Trước khi ngủ , dặn phải thắp nhang cao cho cái này , nhàng lùn cho cái kia .
Phải khấn như vầy , phải đốt vàng mã và lẩm bẩm khăn abc.....:)
Em cũng làm đủ nhưng nhanh lắm :)
Thầy trã lời kg đốt nhang cũng đc!
Giống như bác hỏi em đi từ Sg-Vũng Tàu đi bộ đc kg? Em trã lời đc. Xong bác quăng xe đi bộ vậy.
Tất nhiên đời kg có cái kg được. “Bất nhị”
Bởi quan trọng là đc gì! Tốt hay xấu đều là đc. “ mọi cảnh đến với ta đều là báu vật”
Thời này là đấy của đại mạc. Thông tin rất nhiều và đa chiều. Nhưng “ bạn muốn vượt bậc thì phải biết bỏ đi những gì và tập trung vào đâu”
Hãy tự chọn lọc cho mình và làm thầy của chính mình.
Bạn chưa biết bạn là ai thì bạn chưa thể biết mình đang nói chuyện với ai đâu!
 
Hạng D
24/11/17
1.286
22.920
93
Tay chủ keo quạ, có mấy đồng mua nhang tốt mà cũng keo kiệt, lôi Phật giáo nguyên thuỷ ra thuyết thì nên dẹp bàn thờ đi
 
  • Like
Reactions: Nhulan
ogo confirmed
Hạng B2
29/5/14
124
5.883
93
Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP.7, TG.2011, tr.242-246)


Hỏi: Kính thưa Thầy, khi nhà có đám giỗ kỵ, hoặc ngày tư, ngày Tết, cúng bái không thắp hương có được không thưa Thầy?

Đáp: Được, xưa đức Phật dạy nên thắp năm thứ tâm hương cúng Phật, năm thứ hương đó là:

1- Giới hương, tức là đức hạnh làm người, không làm khổ mình, khổ người.

2- Định hương, tức là đức hạnh làm Thánh nhân.

3- Tuệ hương, tức là sự hiểu biết siêu việt phi thường của Tam Minh, khiến cho nguyên nhân tái sanh của con người không còn.

4- Giải thoát hương, là về trí tuệ đức hạnh làm người, làm Thánh.

5- Giải thoát tri kiến hương, là trí tuệ giải thoát mọi kiến chấp, mọi tà pháp, mọi ác pháp.

Người tu theo đạo Phật, không nên thắp những thứ hương vỏ cây. Trong ngày giỗ, ngày Tết. Nên thắp năm loại hương này cúng dâng lên chư Phật, ông bà, cha mẹ nhiều đời. Không những người thắp lên nén tâm hương này được nhiều phước báo, mà những người quá cố như ông bà, tổ tiên, cha mẹ đều được phước báo vô lượng ở kiếp sau.

Bởi thắp hương vỏ cây, chỉ tượng trưng lòng thành kính, có tánh cách mê tín lạc hậu. Ngầm trong hành động thắp hương này đã bị người khác lừa đảo, tiền mất mà ô nhiễm khói hương khó thở, chẳng đem lại sự ích lợi thiết thực cho mình, cho người khác mà còn dại dột đem tiền cho kẻ kinh doanh hương vỏ cây làm giàu.

Càng suy ngẫm, chúng ta càng thấy con người dễ bị kẻ khác lừa đảo bằng mọi hình thức mê tín. Họ kinh doanh, làm giàu trên mồ hôi nước mắt của kẻ khác, như nhóm xe ôm, xe lôi, xe buýt đô thị, đồn đại Đức Mẹ hiện hình trên đỉnh núi xã Phú Lâm, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai là hàng ngàn người đổ về xem Đức Mẹ hiện hình. Rồi Phật sống ở An Giang, Thầy nước lạnh, uống vào bệnh gì cũng hết, Thấy rờ lá cây trị bệnh như thần, người không thấy đường năm mười năm, uống vào mắt sáng liền, v.v... Biết bao nhiêu điều lừa đảo như vậy, để lường gạt hàng trăm, hàng vạn người bỏ công, bỏ của để làm giàu cho bọn xe thồ, xe ôm, xe lôi v.v...

Tại núi Bà tỉnh Tây Ninh, có Bà Đen được vua Gia Long sắc phong là Linh Sơn Thánh Mẫu. Hằng năm người ta trẫy hội Bà Đen rất đông, số tiền cúng nơi đây có thể hằng tỷ bạc. Trong chiến tranh người ta bảo rằng Bà Đen nay bà về chỗ này, mai bà về chỗ kia, để lôi cuốn những người mê tín về cúng bái. Đó cũng là hình thức kinh doanh thần thánh.

Ngày xưa, người ta không biết thắp hương, nhưng những người trong các tôn giáo có sáng kiến mới, chế ra cây hương làm bằng vỏ cây, dạy cho mọi người thắp hương cúng bái. Mỗi lần có thắp hương là linh hồn ông bà, thánh thần ngửi mùi hương mà trở về chứng giám lòng thành của con cháu. Đó là cách thức dạy mê tín của các nhà tưởng tri, của các nhà sư kinh sách phát triển.

Sau này, các nhà kinh doanh lợi dụng lòng mê tín này biến thành một nghề nghiệp sống. Do đó, hàng năm người ta phải bỏ ra một số tiền hằng tỷ tỷ bạc, tiêu phí mua hương vỏ cây trong việc cúng bái tế lễ. Họ bảo, nếu chúng ta cúng bái mà không thắp hương, thì sự cúng bái lạnh lẽo không trang nghiêm bằng thắp những cây hương, khói hương quyện vào nhau, trông rất ấm cúng và đẹp đẽ, tưởng chừng như những linh hồn người chết nương theo khói hương mà trở về vui vầy sum họp với con cháu.

Đó là sự tưởng của người giàu tưởng tượng. Ngày nay, cây hương bằng vỏ cây đã trở thành một truyền thống, một thói quen rất khó bỏ. Nếu ngày giỗ, ngày Tết mà không thắp hương thì phải thật là người có óc khoa học, có trí hiểu biết thấu suốt thế giới siêu hình không có, thì mới có can đảm vượt qua sự mê tín cố hữu ấy.

Đức Phật dạy: “Đứng lại thì chìm xuống”, nghĩa là mình cứ theo phong tục thắp hương trong những ngày giỗ, ngày tư, ngày Tết và những lễ cúng bái là mình đang đứng mà đang đứng lại là đang chìm xuống, đang chìm xuống, tức là ngu si, mê muội, dại dột, tiền mất mà chẳng có ý nghĩa gì và lợi ích gì về cuộc sống.

Còn “Tiến tới thì trôi dạt” có nghĩa là chống hẳn lại sự mê tín, không chấp nhận nó thì chúng ta sẽ bị chống đối nguyền rủa của người khác. Họ nói rằng, chúng ta ngang tàn, vô thần, v.v... không có ân nghĩa, không biết có Tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ, v.v... là những người ở dưới đất nẻ chui lên.

“Chỉ có vượt qua”. Vượt qua cái gì? Nghĩa là không chấp nhận mê tín, không làm theo mê tín, nhưng không chống mê tín, mà chuyển mê tín thành chánh tín. (nghĩa là mình tự làm, chấp nhận sự phê phán của người, còn ai làm sao thì kệ họ, không chống trái người khác).

Cho nên, ai mê tín mặc họ, chúng ta chỉ biết giải quyết cho chúng ta mà thôi, giải quyết tâm mình, đừng sống trong mê tín, giải quyết tâm mình, đừng chướng ngại với người mê tín.

Cho nên, thắp hương hay không thắp hương trong ngày giỗ là do ở tâm con. Ví dụ: nhà có giỗ kỵ, mọi người thắp hương cúng bái, con không nên cấm họ, nhưng đến khi con cúng bái, con không thắp hương, chỉ đứng trước bàn thờ, con thầm tưởng nhớ đến công ơn của Tổ tiên, ông bà và đem sự sống của con không làm khổ mình, khổ người dâng lên.

Nhớ lại ngày nào ông bà, cha mẹ lìa khỏi cuộc đời, để lại trong tâm con một ký ức, một niềm thương nhớ. Hôm nay con còn chỉ biết dâng lên nén tâm hương với lòng đầy đạo đức làm người của con, không làm ô nhục Tổ tông, không làm mang tiếng tai cho dòng họ. Những hành động sống hằng ngày đó, đến ngày giỗ ông bà, Tổ tiên và cha mẹ con thắp trước bàn thờ. Đó là con thắp cây hương đạo đức làm người cúng dâng Tổ tiên, ông bà, cha mẹ chứ không thắp những cây hương bột vỏ cây, mà thắp hương lòng của con đối với tổ tông, không có gì xấu hổ cả con ạ!

Nếu con làm đúng như vậy (không thắp hương vỏ cây) vào ngày giỗ vẫn ấm cúng và trang nghiêm vô cùng. Con thắp cây hương lòng, không phải mất tiền, tiền ấy để dành để làm việc từ thiện, giúp người bất hạnh trong xã hội còn tốt hơn.

Bài viết chuẩn. Mà để vượt qua được hủ tục và định kiến cực khó.

Tóm lại nếu không tin thì không nên nhang khói gì hết, vì có nhang khói mà tâm không phục cũng chả có ích lợi gì. Nếu tin thì có nhiều cách để hướng tâm cho người đã khuất an lòng mà không cần nhang khói.
 
Hạng F
12/9/10
6.651
44.642
113
48
Bà Tó
Thầy trã lời kg đốt nhang cũng đc!
Giống như bác hỏi em đi từ Sg-Vũng Tàu đi bộ đc kg? Em trã lời đc. Xong bác quăng xe đi bộ vậy.
Tất nhiên đời kg có cái kg được. “Bất nhị”
Bởi quan trọng là đc gì! Tốt hay xấu đều là đc. “ mọi cảnh đến với ta đều là báu vật”
Thời này là đấy của đại mạc. Thông tin rất nhiều và đa chiều. Nhưng “ bạn muốn vượt bậc thì phải biết bỏ đi những gì và tập trung vào đâu”
Hãy tự chọn lọc cho mình và làm thầy của chính mình.
Bạn chưa biết bạn là ai thì bạn chưa thể biết mình đang nói chuyện với ai đâu!
Em không chú trọng tâm linh nên.....thiệt tình là hỏng hiểu ý của anh .
Khi về thăm nhà , em.cũng tranh thủ đốt mấy cây nhang . Thấy người ta làm sao em làm vậy . Chứ em không nghĩ mình phải có nhang khói thì mới liên hệ được ông bà .
 
Hạng F
5/3/05
8.716
77.022
113
đây
Em không chú trọng tâm linh nên.....thiệt tình là hỏng hiểu ý của anh .
Khi về thăm nhà , em.cũng tranh thủ đốt mấy cây nhang . Thấy người ta làm sao em làm vậy . Chứ em không nghĩ mình phải có nhang khói thì mới liên hệ được ông bà .
Đúng jồi
Mình đốt nhang là tạo cv cho người làm nhang thôi
 
Tập Lái
5/4/13
41
953
93
36
2i
Bài viết chuẩn. Mà để vượt qua được hủ tục và định kiến cực khó.

Tóm lại nếu không tin thì không nên nhang khói gì hết, vì có nhang khói mà tâm không phục cũng chả có ích lợi gì. Nếu tin thì có nhiều cách để hướng tâm cho người đã khuất an lòng mà không cần nhang khói.
Vâng bài viết chuẩn!
Nhưng kg phải với tất cả. Mà trước mắt là chỉ với anh thôi!
 
Tập Lái
5/4/13
41
953
93
36
Nhang điện bàn thờ Phật cũng phải đi tìm mất 1 buổi mới ưng ý .
View attachment 2066895
1. Bát hương 2 rồng là văn hoá tàu đưa vào VN thời phá VH Việt.
Phải Rồng Phụng mới đúng truyền thống K năm của người Việt.
  1. Nhan điện đèn điện chỉ là chưng và người ngắm để có cái hướng tâm chứ chưa có yếu tố linh ứng.
  2. Thiếu đèn dầu. Ngọn đèn soi sáng quang minh( trí tuệ) làm cho gia đình ấm cúng ( nghĩa là có cúng thì ấm, gọi là ấm cúng)
  3. Cam là loại trái cây kg khuyết kích chưng ban thờ (em nhầm quýt chứ kg phải cam. Cam thì bình thường nhé!)
  4. Cần 5 chén nước tượng trưng cho 5 thứ mà có anh nào dẫn link của thầy rồi đó.
  5. Nhang 5 nén cũng để tượng trưng cho 5 thứ trên. Em chưa thấy ban thờ gia tiên nên chưa nói thêm đc.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: tai cm and Sweety
Tập Lái
5/4/13
41
953
93
36
Quang đường..,

Sao anh biết ... “họ” thích mùi nhang?

Có bằng trứng rì hơm?
Cái gì chứng minh đc thì cái đó là lỗi thời!
Giữa duy tâm và duy vật còn chưa tìm đc điểm chung. Thì anh hỏi CM cái gì!
 
  • Like
Reactions: Nbson217