Chủ đề tương tự
Re: Nhật ký lên đời Start/Stop Engine cho Honda CRV 2013
Chờ bác chủ làm xong, up lên cho anh em tham khảo nhé
Chờ bác chủ làm xong, up lên cho anh em tham khảo nhé
Re: Nhật ký lên đời Start/Stop Engine cho Honda CRV 2013
(cont)...
Nói chung, phải can thiệp vào hệ thống điện là ngại. Chỉ cần chút sơ sểnh là đi ngay em ECU trị giá vài chục triệu. Nhưng có một ưu điểm cho xe lắp ráp ở VN là đồ thay cũng không đến mức khổ sở như xe nhập khẩu. Bên cạnh đó, đồ xe Nhật cũng không đến nỗi gây choáng váng như xe Đức.
Trước khi tiến hành, em phải chạy vào website của Cơ quan An Toàn Giao thông Mỹ (NHTSA) để kiếm dữ liệu về cháy nổ có liên quan đến hệ thống Start/Stop Engine (SSE). Kết quả khả quan là 3 năm gần đây chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nào do tự lắp thêm hệ thống SSE gây ra. Điều thú vị là ở Mỹ, bộ SSE rời được bán khá nhiều.
Riêng đối với xe Honda, kể từ năm 1999, thời điểm bắt đầu hãng này trang bị SSE cho các dòng xe nội đia của mình, không có trường hợp cháy nổ nào được ghi nhận. Theo phương pháp suy luận kiểu AQ của người Việt, em thấy xác suất hệ thống này, nếu bị lỗi trong vận hành, gây cháy nổ xe cũng thuộc dạng thấp.
Ở Việt Nam, đặc biệt là ở ngoài Bắc, các cụ trên OF đã chuột bạch ở bác Trung già khá nhiều bộ. Cho đến thời điểm hiện nay, cũng chưa có một trường hợp đáng tiếc nào xảy ra. Điều đó khiến em vững tin hơn.
Riêng có một lỗi duy nhất về SSE được ghi nhận cho đến nay là của xe Kia, có liên quan đến đèn công tắc chân phanh. Đây là một lỗi nhỏ, rất dễ khắc phục, và xác suất cũng rất thấp, đa phần do cách sử dụng không chính xác của chủ xe.
Tham khảo thêm cụ Hải Kar trên OF, một lão gàn dở chuyên tự độ xe để thi offroad và tự độ riêng 1 con Cressi để chuyên drift, cụ này nói SSE chả xi nhê gì tới hệ thống điện xe, nhất là xe hiện đại, vốn đã chằng chịt cầu chì tự bảo vệ.
Nếu cẩn thận hơn nữa, thì hãy chọn một bộ SSE có hệ thống ECU độc lập. Các cụ tư vấn cho biết, nếu chọn được bộ này thì xác suất cháy nổ coi như khoảng 1%.
Với những kiến thức đi hóng hớt đc như vậy, e hơi đỡ run để bắt đầu đi chọn SSE.
(to be continued)
(cont)...
Nói chung, phải can thiệp vào hệ thống điện là ngại. Chỉ cần chút sơ sểnh là đi ngay em ECU trị giá vài chục triệu. Nhưng có một ưu điểm cho xe lắp ráp ở VN là đồ thay cũng không đến mức khổ sở như xe nhập khẩu. Bên cạnh đó, đồ xe Nhật cũng không đến nỗi gây choáng váng như xe Đức.
Trước khi tiến hành, em phải chạy vào website của Cơ quan An Toàn Giao thông Mỹ (NHTSA) để kiếm dữ liệu về cháy nổ có liên quan đến hệ thống Start/Stop Engine (SSE). Kết quả khả quan là 3 năm gần đây chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nào do tự lắp thêm hệ thống SSE gây ra. Điều thú vị là ở Mỹ, bộ SSE rời được bán khá nhiều.
Riêng đối với xe Honda, kể từ năm 1999, thời điểm bắt đầu hãng này trang bị SSE cho các dòng xe nội đia của mình, không có trường hợp cháy nổ nào được ghi nhận. Theo phương pháp suy luận kiểu AQ của người Việt, em thấy xác suất hệ thống này, nếu bị lỗi trong vận hành, gây cháy nổ xe cũng thuộc dạng thấp.
Ở Việt Nam, đặc biệt là ở ngoài Bắc, các cụ trên OF đã chuột bạch ở bác Trung già khá nhiều bộ. Cho đến thời điểm hiện nay, cũng chưa có một trường hợp đáng tiếc nào xảy ra. Điều đó khiến em vững tin hơn.
Riêng có một lỗi duy nhất về SSE được ghi nhận cho đến nay là của xe Kia, có liên quan đến đèn công tắc chân phanh. Đây là một lỗi nhỏ, rất dễ khắc phục, và xác suất cũng rất thấp, đa phần do cách sử dụng không chính xác của chủ xe.
Tham khảo thêm cụ Hải Kar trên OF, một lão gàn dở chuyên tự độ xe để thi offroad và tự độ riêng 1 con Cressi để chuyên drift, cụ này nói SSE chả xi nhê gì tới hệ thống điện xe, nhất là xe hiện đại, vốn đã chằng chịt cầu chì tự bảo vệ.
Nếu cẩn thận hơn nữa, thì hãy chọn một bộ SSE có hệ thống ECU độc lập. Các cụ tư vấn cho biết, nếu chọn được bộ này thì xác suất cháy nổ coi như khoảng 1%.
Với những kiến thức đi hóng hớt đc như vậy, e hơi đỡ run để bắt đầu đi chọn SSE.
(to be continued)