Hạng D
2/12/03
1.896
4.496
113
Vietnam
Tại TPHCM, có nhiều nút giao giao thông có vòng xoay được thay thế bằng cầu vượt, đèn tín hiệu giao thông... để hạn chế ùn tắc và xung đột giao thông.

vòng xoay Lăng Cha Cả.jpg

Nằm gần sân bay Tân Sơn Nhất nên có lượng xe lưu thông đông đúc, vòng xoay Lăng Cha Cả thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông.

hình ảnh.jpg


hình ảnh..jpeg

Để khắc phục tình trạng ùn tắc, giải tỏa giao thông qua khu vực vòng xoay Lăng Cha Cả, một cầu vượt thép đã được xây dựng, tồn tại song song với vòng xoay.

Vòng xoay Nguyễn Thái Sơn.jpeg

Vòng xoay Nguyễn Thái Sơn - nút giao các tuyến đường Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Kiệm, Phạm Văn Đồng, Hoàng Minh Giám, Hồng Hà, Bạch Đằng (quận Gò Vấp, TPHCM) được xây dựng gần 10 năm trước, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông.

cắt giảm một phần diện tích vòng xoay Nguyễn Thái Sơn.jpeg

Sau đó, thành phố đã cắt giảm một phần diện tích vòng xoay Nguyễn Thái Sơn để xây cầu vượt thép nhằm giải quyết tình trạng kẹt xe tại khu vực này.

giao thông qua khu vực vòng xoay Nguyễn Thái Sơn'.jpeg

Tuy nhiên, do là điểm giao của nhiều tuyến đường, nên lượng phương tiện lưu thông qua khu vực nút giao Nguyễn Thái Sơn khá đông, vì thế, ngoài xây cầu vượt thép, vòng xoay Nguyễn Thái Sơn còn bố trí thêm đèn tín hiệu giao thông.

bùng binh Cây Gõ.jpeg

Trước đây, bùng binh Cây Gõ (Quận 6, 11) khá lớn, đây là điểm giao giữa các tuyến đường Ba Tháng Hai, Hồng Bàng, Minh Phụng, Phú Thọ.

thu hẹp vòng xoay Cây Gõ.jpeg

Năm 2013, thành phố đã thu hẹp vòng xoay Cây Gõ thành một mũi tàu hình tam giác, lắp đặt đèn tín hiệu giao thông, đồng thời xây dựng tại đây một cầu vượt thép chữ Y để giảm thiểu ùn tắc giao thông qua khu vực.

Vòng xoay trước chợ Bến Thành.jpeg

Vòng xoay trước chợ Bến Thành (Quận 1) là một trong những vòng xoay đầu tiên ở TPHCM. Năm 2017, khi thi công ga ngầm Bến Thành của tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vòng xoay tại đây bị tháo dỡ.

khu vực nút giao trước chợ Bến Thành.jpeg

Hiện khu vực nút giao trước chợ Bến Thành đang được tổ chức giao thông theo dạng ngã tư, có đèn tín hiệu trong thời gian chờ tái lập vòng xoay như trước đây.

Ngã tư Hàng Xanh.jpeg

Ngã tư Hàng Xanh - nơi giao nhau giữa hai tuyến đường lớn Điện Biên Phủ - Xô Viết Nghệ Tĩnh. Năm 2013, nơi này đưa vào khai thác cầu vượt thép và dỡ bỏ vòng xoay tại đây.

hình ảnh.jpeg


ảnh.jpeg

Tuy nhiên, đây là nút giao lớn kết nối cửa ngõ phía Đông với trung tâm thành phố nên khu vực này hiện thường xuyên bị dồn ứ xe vào giờ cao điểm.​
Theo Lao Động
>>>> Xem thêm:
 
Hạng D
16/7/19
1.188
4.164
116
Thấy cầu vượt thép thi công nhanh mà ko thấy TP triển khai tiếp nhỉ
 
Hạng D
22/1/19
4.460
8.240
113
20 năm trước làm vòng xoay thay ngã 4, giờ quay ngược lại.....

Diện tích xe chạy đông quá, bà con cứ bu vô nội thành kiếm sống mà. Dãn dân thì ko làm , hayda :(
Đụng tới quyền lợi của nhiều người quá nên không làm nổi đó bác. Ai sẽ chịu hy sinh ra ngoại thành để cho phần còn lại tiếp tục sung sướng trong nội thành?
Bài toán quy hoạch, giải quyết kẹt xe suy cho cùng là muốn sắp xếp lại quyền lợi của các thành phần tham gia. Nếu ngay từ đầu làm quy hoạch, quản lý bài bản, khoa học thì đỡ, chứ sai nối tiếp sai thì cái chi phí để sửa dứt điểm nhiều khi lại bằng luôn chi phí xây một thành phố mới ...
 
  • Like
Reactions: Mustafa
Hạng B2
30/9/17
313
358
63
39
Đụng tới quyền lợi của nhiều người quá nên không làm nổi đó bác. Ai sẽ chịu hy sinh ra ngoại thành để cho phần còn lại tiếp tục sung sướng trong nội thành?
Bài toán quy hoạch, giải quyết kẹt xe suy cho cùng là muốn sắp xếp lại quyền lợi của các thành phần tham gia. Nếu ngay từ đầu làm quy hoạch, quản lý bài bản, khoa học thì đỡ, chứ sai nối tiếp sai thì cái chi phí để sửa dứt điểm nhiều khi lại bằng luôn chi phí xây một thành phố mới ...
Làm hạ tầng kết nối giao thông tốt thì tự khắc người ta đi thôi, đâu có ai ham chui rúc trong đống bê tông chật chội, chẳng qua vì cuộc sống mưu sinh thôi.
 
Hạng D
10/12/13
2.518
6.375
113
Đụng tới quyền lợi của nhiều người quá nên không làm nổi đó bác. Ai sẽ chịu hy sinh ra ngoại thành để cho phần còn lại tiếp tục sung sướng trong nội thành?
Bài toán quy hoạch, giải quyết kẹt xe suy cho cùng là muốn sắp xếp lại quyền lợi của các thành phần tham gia. Nếu ngay từ đầu làm quy hoạch, quản lý bài bản, khoa học thì đỡ, chứ sai nối tiếp sai thì cái chi phí để sửa dứt điểm nhiều khi lại bằng luôn chi phí xây một thành phố mới ...
Quy hoạch ban đầu của Pháp nghe nói cho có 2tr dân. Giờ gấp 5 gấp 7 lần…mà đường từ thời Pháp, giao thông kiểu Pháp ( chạy toàn cắt mặt nhau gây xung đột). Nhjnf cái xứ Cam họ làm đường và đèn thông minh hơn :confused: :confused:
 
  • Like
Reactions: Perenco and Vincent
Hạng D
22/1/19
4.460
8.240
113
Làm hạ tầng kết nối giao thông tốt thì tự khắc người ta đi thôi, đâu có ai ham chui rúc trong đống bê tông chật chội, chẳng qua vì cuộc sống mưu sinh thôi.
làm hạ tầng kết nối TỐT vào khu trung tâm thì nó lại liên quan đến tiền đấy bác. Bác cũng thấy rồi đấy, 2 dự án metro triển khai gần 15 năm (1 cái gần xong, 1 cái chưa khởi công). Đường trên cao xuyên tâm thì chỉ nghe nói chứ không thấy làm. Cao tốc thì mới chỉ có 2 hướng Đông và Tây nhưng hướng nào cũng đang quá tải, còn hướng Bắc, Nam thì toàn quốc lộ cũ, kẹt xe như cơm bữa .... Đường vành đai thì có mỗi 1 cái mà bao nhiêu năm rồi chưa khép kín được, huống chi là mấy cái tiếp theo còn chưa triển khai.
 
Hạng D
22/1/19
4.460
8.240
113
Quy hoạch ban đầu của Pháp nghe nói cho có 2tr dân. Giờ gấp 5 gấp 7 lần…mà đường từ thời Pháp, giao thông kiểu Pháp ( chạy toàn cắt mặt nhau gây xung đột). Nhjnf cái xứ Cam họ làm đường và đèn thông minh hơn :confused: :confused:
Pháp họ chỉ quy hoạch cho mấy quận cũ trong trung tâm, mà chủ yếu là Sài Gòn và Chợ Lớn thôi. Giờ nhìn lên google map bác cũng dễ dàng thấy được 2 khu đó (nằm ở Q1, Q3 và Q10, Q5, Q6) quy hoạch ô bàn cờ vuông vức, nhà cửa phân bố vừa phải. Không có kiểu nêm chặt, đường sá xiêng xẹo và thiếu tổ chức, thiếu đồng bộ như mấy khu "mới" ở các quận xung quanh. Nên cái đáng lẽ cần làm là giai đoạn 70-80-90 khi dân cư bắt đầu tăng nhanh ở mấy quận mới đó thì phải có quy hoạch từ trước (tương tự như như cách người Pháp làm ở khu cũ), thì cái chúng ta thấy chỉ là hoạt động "điền vào chỗ trống", dân đến trước, đường sá, ngõ hẻm theo sau.
Đường sá thì đương nhiên chúng phải cắt nhau rồi, chứ làm gì còn lựa chọn nào khác rẻ hơn đâu bác. Vấn đề là do nó phải gánh dung lượng vượt mức thiết kế ban đầu thôi. Phnombenh không đông dân như SG hay HN nên không so sánh được.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: Mustafa
Hạng B2
30/9/17
313
358
63
39
làm hạ tầng kết nối TỐT vào khu trung tâm thì nó lại liên quan đến tiền đấy bác. Bác cũng thấy rồi đấy, 2 dự án metro triển khai gần 15 năm (1 cái gần xong, 1 cái chưa khởi công). Đường trên cao xuyên tâm thì chỉ nghe nói chứ không thấy làm. Cao tốc thì mới chỉ có 2 hướng Đông và Tây nhưng hướng nào cũng đang quá tải, còn hướng Bắc, Nam thì toàn quốc lộ cũ, kẹt xe như cơm bữa .... Đường vành đai thì có mỗi 1 cái mà bao nhiêu năm rồi chưa khép kín được, huống chi là mấy cái tiếp theo còn chưa triển khai.
Tiền thì không THIẾU ... Metro chậm tiến độ không phải do thiếu tiền
 
Hạng B2
9/7/16
319
254
63
Không thấy nói gì tới cái vòng xoay ngay cầu vượt Nguyễn Văn Linh và QL1.
Lúc trước thường hay ùn vào giờ cao điểm chứ ít khi bị kẹt, vừa rồi có sáng kiền lắp đèn đỏ trở lại thì giờ kẹt như cơm bửa, kẹt mọi lúc mọi thời điểm. Lượng xe từ cao tốc đổ lên rất lớn mà tới chỗ này lại phải dừng lại vài chục giây mỗi khi đèn đỏ, thử hỏi vài lần đèn đỏ thì nó dồn bao nhiêu xe. Lúc trước tới đó cứ bò bò qua mà nó liên tục, ùn chứ không tắt.
Mình thất sự không hài lòng với cái đèn đỏ này
Còn các bác thì sao?