Mùa giải mới khởi đầu tại Albert Park chứ không phải Bahrain vì những bất ổn chính trị tại quốc gia hồi giáo giầu có này. Không chỉ một chặng đua bị hủy bỏ mà thêm vào đó là 1 chặng thử nghiệm cũng tại Bahrain cũng bị hủy và điều này kiến nhiều người vui nhưng cũng lắm người buồn.

Vui nhất có lẽ là RedBull Racing và có thể cả Ferrari nữa. Sau kỳ thử nghiệm rất thành công tại châu Âu, RBR và Ferrari dường như sẽ khởi đầu mùa giải 2011 với vị trí khi họ kết thúc mùa giải trước. RBR xem ra vẫn là chiếc xe nhanh nhất còn Ferrari vẫn là chiếc xe đáng tin cậy nhất với tổng quãng đường thử nghiệm nhiều hơn bất kỳ đội đua nào và quan trong hơn, chiếc xe không gặp bất kỳ trục trặc kỹ thuật đáng kể nào. RBR và Ferrari đã sẵn sàng cho chặng mở màn sau những kết quả thử nghiệm khả quan đó.

Nhưng kỳ thử nghiệm tại Bahrain bị hoãn lại kiến McLaren và cả Mercedes GP lo sốt vó. Với Marca, sau khi thu về gần như là con số 0 tròn chĩnh cho hệ thống ống xả đa hướng buộc phải quyết định dừng việc sử dụng hệ thống này. Điều này kiến họ phải quay trở lại với hệ thống ống xả kiểu truyền thống. Thay đổi này buộc họ phải quay lại bàn thiết kế để cho ra hệ thống ống xả mởi và đi kèm với nó là bộ gầm xe (floor) tương ứng. Bahrain bị hoãn đồng nghĩa với việc Marca sẽ đua ở Albert Park với hệ thống ống xả và floor chưa hề được thử nghiệm. Một quyết định đầy rủi ro nhưng quả thật Marca không còn lựa chọn nào khác.

Nhìn lại chặng mở màn tại Albert Park


Bức hình trên cho thấy chiếc MP4-26 với phần vỏ được tháo rời. Thử ta không thấy ở đây là hệ thống ổng xả tuy nhiên với phần floor được phủ vật liệu cách nhiệt ta cũng có thể đoán được hướng đi của hệ thống ổng xả là thổi ra phía sau và lên phía trên của diffuser như hình dưới đây.
Nhìn lại chặng mở màn tại Albert Park


Mercedes GP cũng ở trong hoàn cảnh tương tự khi họ phải giải quyết bàn toán tản nhiệt cho chiếc W02. Việc đưa thiết kế két nước 2 tầng vào sử dụng với thời lượng thử nghiệm hạn chế cũng khiến họ hoang mang phần nào, dẫu sao hệ thống cho thấy chiếc xe đã tiến bộ hơn rất nhiêu so với phiên bản cơ bản trong những kỳ thử nghiệm hồi đầu mùa đông.
img1378rp.jpg


Nhưng căng thẳng nhất có lẽ là Pirelli. Sau những chặng thử nghiêm ban đầu, đa phần các tay đua phàn nàn về sự xuống cấp nhanh của bộ lốp mới và rằng nó grainning quá nhiều. Tuy nhiên Pirelli cho rằng họ chủ ý chế tạo bộ lốp có tuổi thọ ngắn như vậy theo yêu cầu của FIA và rằng hiện grainning phần lớn là do nhiệt độ mặt đường ở các chặng thử tại châu Âu quá thấp. Pirelli đã rất chờ đợi vào chặng thử tại Bahrain nơi có nhiệt độ cao hơn để kiếm chứng hiện tường graining của bộ lốp.

Tới Albert Park RBR và Ferrari được cho là sẽ tranh giành trực tiếp các vị trí cao của chặng đua trong khi Marca và Mercedes GP sẽ gặp khó khăn nhưng thực tế lại không hẳn nha vậy.

Ferrari, trái với phong độ ấn tượng sau kỳ thử nghiệm, chiếc 150 Italia vốn được cho là rất nhẹ nhàng với bộ lốp lại trở thành kẻ hành hạ bộ lốp không thương tiếc. Điều này đã khiến cả Alonso và Massa phải pit 3 lần thay vì chiến thuật 2 pit tối ưu mà 3 tay đua về đầu sử dụng. Ferrari dời Albert Park, gãi đầu gãi tai để có hiểu xem chuyện gì đã xảy ra, vì sao chiếc 150 Italia lại dở chứng như vậy...nhưng có lẽ câu trả lời chính xác là không bao giờ có (hy vọng như vậy) vì Albert Park là đường đua bán chuyên khi quanh năm nó là đường giao thông chạy quanh công viên Albert. Đường đua này có đặc thù của riêng nó với mặt đường nhẵn. Ferrari đã không giành được kết quả phân hạng tốt vì bộ lốp không được gia nhiệt đủ nhanh trong 1 vòng chạy phân hạng. Có nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân là vì chiếc lốp mới của Pirelli có một khung hoạt động tương đối nhỏ nên nó rất nhạy cảm với các thay đổi trong setup của chiếc xe. Ferrari trả giá vì những thay đổi của họ trong setup mà theo họ thì sẽ làm chiếc xe nhanh hơn nhưng thực tế thì ngược lại. Tuy nhiên với chỉ sau chặng này thì chưa thể kết luận nhiều nhưng nếu sau chặng Sepang mà tình hình không được cải thiện thì to chuyện.

Ở hoàn cảnh ngược lại, Marca kiến cả làng ngã ngửa bởi không những họ vượt trội so với Ferrari, khiến RBR phải làm việc nghiêm túc để giành chiến thắng mà còn bởi hệ thống ống xả và floor mới rất hoàn hảo và hiệu quả cho dù chúng chưa hề được thử nghiệm. Lewis xuất phát tốt và duy trì được vị trí của mình sau khúc cua đầu tiên trong khi Jenson tụt xuống vị trí thứ 7 sau Massa nhưng trên Alonso người bị tụt xuống vị trí thứ 9 sau khi buộc phải né Button ở khúc cua đầu tiên. Chiếc MP4-26 của Jenson nhanh hơn hẳn chiếc 150 Italia của Massa và cuộc rượt đuổi ngoạn mục giữa 2 tay đua kết thúc bằng việc Jenson cut 1 chicane và chịu hình phạt "drive thru". Công bằng mà nói Massa đã phòng thủ rất tốt và không để Jenson có bất kỳ cơ hội vượt nào. Rất nhiều lần hệ thống DRS (Drag Reduction System - chỉnh cánh gió sau) của Jenson được sử dụng để vượt Massa nhưng có vẻ như DRS không là chưa đủ. Ferrari tỏ ra rất cáo già khi đưa cả 2 tay đua và pit ngay sau khi Jenson cắt chicane để vượt Massa. Điều này khiến Jenson không thể trả lại vị trí cho Massa và hình phạt "drive thru" là không thể tránh khỏi.

Nói về bộ lốp mới Pirelli thì không thể không nói về trường hợp của tay đua 21 tuổi người Mexico Sergio Perez tay đua lần đầu tham dự F1. Pit với một lần duy nhất có lẽ là bất khả thi sau những gì các đội thu được từ kỳ thử nghiệm bởi lốp mềm của Pirelli không thể thọ quá 24 vòng nhưng tại Albert Park Sergio đã có thể chạy với bộ lốp mềm trong 35 vòng. Vào pit ở lap 25 để thay từ bộ lốp cứng sang mềm, Sergio là tay đua duy nhất chọn lốp cứng để xuất phát với chiến thuật là sẽ chạy stint đầu tiên dài hơn so với các tay đua khác để rồi sẽ pit thêm 2 lần nữa với lốp mềm. Chiến thuật này được kỳ vọng là sẽ mang Sergio về ở vị trí thứ 10, vừa đủ có điểm. Tuy nhiên, khi đổi sang lốp mềm và với tình hình mặt đường ngày càng tốt hơn cho lốp khi ngày càng có nhiều cao su từ lốp các xe được "trải" xuống mặt đường, Sergio đã chạy đầy khôn ngoan để giữ bộ lốp qua đó tiết kiệm được 1 lần pit để về đích ở vị trí thứ 7.

RBR dời Albert Park trong ánh mắt ngưỡng mộ cũng như ghen tị của các đội đua khác. Không chỉ bởi sự vượt trội của chiếc RB7 mà vì RBR còn chưa sử dụng KERS trong suốt chặng đua đầu tiên. Nhiều ý kiến cho rằng RBR sử dụng 1 hệ thống KERS mini với hệ thống pin nhỏ và chỉ dùng khi xuất phát nhưng thực tế thì KERS hoàn toàn không hề được sử dụng. Với 80 mã lực trong 6 giây ở mỗi vòng đua, KERS có khả năng khiến chiếc xe chạy nhanh hơn khoản 0.7 giây mỗi vòng và nếu cộng thời lượng đó vào thành tích phân hạng của Vettel so với Lewis thì không biết khả năng thực sự của chiếc RB7 khung khiếp đến mức nào. Tuy nhiên mọi thứ có lẽ không xuôn xẻ như vậy. RBR không dùng KERS tại Albert Pack vì lý do kỹ thuật do họ lo ngại hệ thống có thể dở chứng giữa đường và họ không muốn nó ảnh hưởng đến kết quả chặng đua. KERS không đem lại tác dụng nhiều ở Albert Park do đặc tính của đường đua nhưng Sepang sẽ rất khác với 2 đoạn thẳng dài. RBR sẽ phải chuẩn bị hệ thống KERS của mình cho Sepang. Vậy vấn đề nằm ở đâu.

Đầu tiên là thiết kế của chiếc RB7 rất gọn. Newey muốn gói gọn phần đuôi của chiếc xe để cánh gió sau và phần trên của diffuser được thổi càng nhiều gió càng tốt. Thiết kế này rất tối ưu về mặt khí động học nhưng vấn đề nó gây ra là khả năng tản nhiệt. Vì được gói rất gọn nên phần sidepod của chiếc RB7 cũng gọn hơn. Nó khiến việc tản nhiệt kém hiệu quả do các bộ phận được nhét trong 1 không gian nhỏ hơn (két nước, ống xả của chiếc RB7 được gói rất gọn trong sidepod).
d11aus1432.jpg


Tuy nhiên tại Alber Park với thời tiết mát mẻ thì chiếc RB7 đã gặp hiện tượng này (hình):

Trước cuộc đua:
Nhìn lại chặng mở màn tại Albert Park


Và trong cuộc đua:
Nhìn lại chặng mở màn tại Albert Park


Xem ra hiện tượng quá nhiệt là nguyên nhân chính dẫn đến việc KERS không được sử dụng và với thời tiết nóng ẩm tại Sepang thì sẽ chẳng thể đoán trước được chuyện gì sẽ xảy ra.
 
RedBull Gives You Wing!

redbull1.jpg


Flexi wing vẫn là lợi thế rất lớn của chiếc RB7 so với tất cả các xe khác cho dù FIA đã kiểm tra khả năng flexing của cánh gió trước nghiêm ngặt hơn rất nhiều...Mr. Newey xem ra vẫn hơn đứt các đồng nghiệp ở các đội đua khác. Nhìn cánh gió trên xe của Mark so với của Alonso mà thấy thương quá...

flexiwing.png
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
9/1/06
2.624
13.282
113
HCM
mấy cái hình shot được từ đường đua đúng thời điểm cực hay. Bác có dùng TV để save rồi xem lại không mà shot được đẹp vậy?
 
Hạng D
11/5/04
1.183
17
38
48
Vietnam
Sau khi pit lần 1, Vettel vượt qua Button quá dễ dàng.
Liệu bộ lốp có thể sẽ tốt bền hơn ở các chặng sau không bác Bắp? Em thì mong nó chòng mòn như thế này để các tay đua pit nhiều nhiều. Chứ như năm ngoái, có chú thay lốp ngay từ vòng 1. Thế là yên vị chay cho đến khi kết thúc cuộc đua mà thôi. Không hấp dẫn!
 
Hạng D
29/12/10
3.131
15.710
113
TP.HCM
bác bap phân tích quá chuyên nghiệp , thank bác , năm nay chắc vettel vô định nưả quá
 
Chặng tới là Sepang. Sepang và Albert Park có chung 1 đặc điểm là mặt đường nhẵn nên lốp bị hành hạ ít hơn. Tuy nhiên ở Sepang có lẽ sẽ không lặp lại màn 1 pit như Sergio đã làm ở Albert Park vì Sepang có một số khúc cua tốc độ cao nên lốp sẽ bị hành hạ nặng nề hơn tại những khúc cua này.

Một điểm cần lưu ý là ở Albert Park Marca phải thay hệ thống ống xả và floor như đã nói ới trên và do thời gian không đủ nên họ đã không thể làm được bộ diffuser bằng sợi carbon mà buộc phải dùng bản tạm thời bằng titan (hình)

9201.jpg


Mà ta đều biết là titan tuy rất nhẹ nhưng vẫn nặng hơn sợ carbon rất nhiều. Đây là bất lợi cho Marca ở Albert Park nhưng đến Sepang thì chắc chắn họ sẽ có diffuser bằng sợi carbon. Ít nhất thì ta có thể thấy Marca sẽ có cửa tiến bộ hơn, RBR 50/50 phụ thuộc vào việc họ có giải quyết được các vấn đề với hệ thống KERS hay không nhưng em nghĩ RBR sẽ vẫn là "the car to beat". Ferrari cũng 50/50 tùy thuộc vào việc họ tìm và hiểu được nguyên nhân vì sao chiếc 150 Italia lại "under par" tại Albert Park. Nếu do đặc thù của đường đua thì dễ thở, ngược lại lại thì chả biết chuyện gì sẽ xảy ra!
 
Hạng D
9/1/06
2.624
13.282
113
HCM
Dùng titan diffuser mà Marca chạy nhanh vậy, chặng sau dùng carbon chắc Ferrari hết cửa quá.