Đã tham gia vào các giao dịch tức là kinh doanh rồi , nhưng ở đây kinh doanh ko vì lợi nhuận
![Big Grin :D :D]()
. Xem ra mô hình này sáng tạo và chưa thấy trên thế giới
Có vẻ xxx muốn trở về cơ chế" xin, cho" ngành vàng hay độc quyền đẻ ra lợi ích nhóm ?
http://vneconomy.vn/20130...en-thi-truong-vang.htm
Việc Ngân hàng Nhà nước tham gia vào thị trường vàng không phải là kinh doanh, mà là một biện pháp, một nghiệp vụ để quản lý thị trường. Hoạt động này không vì mục đích lợi nhuận.
Và Ý kiến bạn đọc :
Tôi đồng ý với ý kiến của bạn PQ Hoàng và Phương về vai trò không rõ ràng của NHNN trên thị trường vàng. Điều dễ nhận thấy nhất là cơ chế độc quyền, và những lý do NHNN đưa ra cũng chỉ là biện minh cho sự độc quyền này mà thôi.
Ông Huy muốn nói gì thì nói, vai trò hiện tại của NHNN khác rất xa với vai trò của ngân hàng trung ương ở các nước khác. Các bác được đi nhiều và là người trong cuộc, các bác biết rõ điều này hơn ai hết mà.
Về phần người dân, chúng ta cứ coi NHNN là một bộ trong chính phủ. Nhiều bộ cũng đang tham gia thị trường thông qua các tổng công ty, các DN trực thuộc bộ mà. Kinh doanh vàng cũng thế thôi. Những vấn đề về hiệu quả, độc quyền, đặc lợi… liên quan đến các DNNN vẫn được bàn luận thường xuyên trên công luận, và không phải ‘bỗng dưng’ mà phải ‘tái cơ cấu’ nền kinh tế, tái cơ cấu DNNN đâu nhé.
17:00 (GMT+7) - Thứ Năm, 21/2/2013 Trả lời Thích Nhân
Lúc tuyên bố chênh lệch giá vàng trong nước và TG chỉ khoảng 400 ngàn. Khi tuyên bố NHNN không cần can thiệp chênh lệch giá vàng. Lúc lại tuyên bồ NHNN là người ấn định giá vàng? Lời nào là thông điệp của người quản lý?
Giá vàng trong nước cao hơn thế giới 5,3 triệu có phải là thị trường đã méo mó? nếu đúng là méo mó thì NHNN đã làm gì để thể hiện vai trò của mình vì quyền lợi nền kinh tế và người dân?
15:23 (GMT+7) - Thứ Năm, 21/2/2013 Trả lời Thích Mr.Linking
Đây là một thông tin rất tốt cho các nhà đầu tư kim loại quý tại thị trường VN. Cảm ơn VnEconomy!
Nếu mở cửa cho kinh doanh giao dịch vàng theo tỷ giá thế giới thì rất lợi ích cho việc sử dụng nguồn vốn đang ẩn trong dân và giúp cân bằng cung cầu.
Một nước cờ khá hay, nhưng còn phải đợi xem thế nào!
14:23 (GMT+7) - Thứ Năm, 21/2/2013 Trả lời Thích Phạm Quốc Hoàng
“Ngân hàng Nhà nước đóng vai nào trên thị trường vàng?”.
Câu trả lời là không cần phải đóng vai trò gì cả, mà Ngân hàng Nhà nước nên thưc hiện đúng chức năng của mình, đó là: Quản lý hệ thống tiền tệ sao cho kinh tế tạo ra tối đa việc làm, trong sự ổn định của giá cả, không để lạm phát cao mà cũng không gây giảm phát, và phải làm sao duy trì cho lãi suất dài hạn được giữ ở mức thấp nhất. Mà cũng phải làm sao cho dân chúng tín nhiệm vào đồng nội tệ VND ở mức cao nhất.
12:36 (GMT+7) - Thứ Năm, 21/2/2013 Trả lời Thích 1 người thích bình luận này NTT
Tôi chỉ thấy quá rối rắm, bởi chưa phân định rõ vai chơi trên thị trường vàng, cũng chưa phân định được vàng hàng hóa và vàng tiền tệ và phải can thiệp thế nào khi người ta đổ xô đi mua bán vàng nữ trang chứ khong phải vàng miếng bởi thực tế là sự phân định này quá khó và ngành công nghiệp thời trang của Việt Nam chưa phát triển, sự chuyển đỏi giữa vàng miếng (tiền tệ) và vàng nữ trang là quá dễ.
Bởi chỉ cần giới đầu cơ thao túng thị trường nữ trang thì điều gì sẽ xảy ra bởi thực chất giới đầu cơ chỉ biết đến LN mà thôi, vàng miếng hay vàng nữ trang đâu quan trọng?
10:59 (GMT+7) - Thứ Năm, 21/2/2013 Trả lời Thích Phương
Người dân bây giờ thấy quá rõ sự khác biệt trên thị trường viễn thông trước và sau khi xóa độc quyền. Cước hạ, khuyến mãi liên tục, sản phẩm gia tăng...
Những ngành còn độc quyền như điện, xăng dầu... tiếp tục nhận được sự phê bình vì thiếu minh bạch, thiếu hiệu quả.
Và lúc này chúng ta lại muốn tạo ra một độc quyền mới cho thị trường vàng.
Ông Huy nói gì đi nữa tôi vẫn tin vào những thực tế đã rành rành về độc quyền của các đơn vị nhà nước.
[/list]