Chủ đề tương tự
Hầy à... Nissan Teana. Chắc bác nên hỏi diễn viên Kim Khánh xem sao.
link: http://www.autotrader.com.vn/news/chitiet/id/15407
Có thể bác sẽ giận mình và có bác sẽ ném đá...Tuy nhiên, can thiệp vào hệ thống điện của những chiếc xe hiện đại là một việc đòi hỏi sự cẩn trọng.
Chỉ một vài việc nhỏ như thế nầy nhé:
1- Nguồn xe hơi có điện áp là 12 Volt. Một thiết bị có công suất 120 Watt (2 bóng đèn chiếu sáng/ head lamp) thì mạch sẽ có dòng 10 Ampre.
2- Cũng với công suất tương tự, nếu là ở điện nhà thì với điện áp 220 V, ta có dòng điện chỉ 0,54 Ampre.
(1)&(2) => dòng điện trong xe hơi lớn hơn trong điện nhà gần 20 lần cho cùng một công suất. => dây điện, các mối nối, cầu chì...phải có chất lượng tốt hơn. Đường kính dây dẫn điện trong xe hơi phải lớn hơn, mối nối phải tiếp xúc thật tốt (chuyên môn nói là phải có điện trở nối thật thấp).
Các mối nối, tiếp điểm, các jack cắm nếu không tiếp xúc tốt (điện trở mối nối cao), khi dòng tải lớn, ở đây, sẽ bị nóng. Ban đêm, ta sờ vào cần công tắc đèn xe sẽ thấy nó ấm hơn các chổ khác, mặc dù dòng chính đến đèn xe thường đi qua relay chứ không qua cần công tắc nầy. Chính vì điều nầy mà ta thấy các jack cắm "gin" người ta thường làm bằng đồng, thậm chí còn mạ quý kim. Tiếp điểm trong các relay người ta còn làm bằng các kim loại đặc biệt như bạch kim, tungsram...Còn các dây nối từ bình điện ra dù dây đường kính là gần 10 mm và jack to đùng mà người ta còn hàn chì giữa dây điện và đầu jack.
Dây điện xe hơi, dây điện trong nội thất...chất bọc cách điện phải là loại nhựa PVC có tính “chống cháy” nghĩa là khi bị gia nhiệt, nhựa nầy chỉ co lại mà không bốc cháy theo bằng ngọn lửa như nhựa PE
Còn, khi ta chế/độ điện xe hơi...tôi thường thấy một số những ông thợ cứ lấy bất cứ đoạn dây nào mà họ có. Mối nối thường là tuốt dây điện, xoắn tay và quấn băng keo...Không tính tải, không biết chất liệu dây dẫn và bọc cách điện...Thời gian đầu thì OK, nhưng sau một thời gian, nhất là trong điều kiện không khí có độ ẫm gần 100% như ở VN...thì các mối nối, và đường dây chế/độ nầy chính là NGUỒN NHIỆT. Còn OXY và hơi xăng (CHẤT CHÁY) thì xe nào chẳng sẳn.
Ngoài ra, các hệ thống như amply, chống trộm đều có các diod, trasistor, FET...Trong chế độ standby, các linh kiện nầy ở trạng thái “không dẫn”, nguyên tắc là không có dòng điện đi qua. Nhưng thực tế luôn có một dòng rỉ. Khi tới một ngày nào đó, do điện môi bị lão hoá, do sốc điện áp..v.v.. các linh kiện nầy bị bị đánh thủng. Các dòng trước đây bị ngăn thì nay qua các Diod Zener và FET sẽ là dòng thác (dòng có trị số lớn như trường hợp đoản mạch). Các xe máy gắn bộ chống trộm, đề (khởi động) từ xa....không ai động đậy gì, nữa đêm tự nó báo động, đề máy, xì khói... Xe máy “củ chuối” không có chuyện tự nhiên đang ngủ bật cháy. Chỉ có xe máy xịn và xe hơi bị... là nguyên do từ đây... Các thiết bị hoạt động ở chế độ standby (thường hằng) trên xe như bộ chống trộm, khoá cửa điện điều khiển bằng remode-control...mà ta lắp thêm, không đồng bộ của thiết kế xe, cần thiết phải do các chuyên gia thiết kế và lựa chọn những thiết bị có độ tin cậy cao.
Thành ra, nếu muốn động chạm tới hệ thống điện xe hơi. Ta nhất thiết phải giao cho các chuyên gia về điện/điện tử mới được.
link: http://www.autotrader.com.vn/news/chitiet/id/15407
Có thể bác sẽ giận mình và có bác sẽ ném đá...Tuy nhiên, can thiệp vào hệ thống điện của những chiếc xe hiện đại là một việc đòi hỏi sự cẩn trọng.
Chỉ một vài việc nhỏ như thế nầy nhé:
1- Nguồn xe hơi có điện áp là 12 Volt. Một thiết bị có công suất 120 Watt (2 bóng đèn chiếu sáng/ head lamp) thì mạch sẽ có dòng 10 Ampre.
2- Cũng với công suất tương tự, nếu là ở điện nhà thì với điện áp 220 V, ta có dòng điện chỉ 0,54 Ampre.
(1)&(2) => dòng điện trong xe hơi lớn hơn trong điện nhà gần 20 lần cho cùng một công suất. => dây điện, các mối nối, cầu chì...phải có chất lượng tốt hơn. Đường kính dây dẫn điện trong xe hơi phải lớn hơn, mối nối phải tiếp xúc thật tốt (chuyên môn nói là phải có điện trở nối thật thấp).
Các mối nối, tiếp điểm, các jack cắm nếu không tiếp xúc tốt (điện trở mối nối cao), khi dòng tải lớn, ở đây, sẽ bị nóng. Ban đêm, ta sờ vào cần công tắc đèn xe sẽ thấy nó ấm hơn các chổ khác, mặc dù dòng chính đến đèn xe thường đi qua relay chứ không qua cần công tắc nầy. Chính vì điều nầy mà ta thấy các jack cắm "gin" người ta thường làm bằng đồng, thậm chí còn mạ quý kim. Tiếp điểm trong các relay người ta còn làm bằng các kim loại đặc biệt như bạch kim, tungsram...Còn các dây nối từ bình điện ra dù dây đường kính là gần 10 mm và jack to đùng mà người ta còn hàn chì giữa dây điện và đầu jack.
Dây điện xe hơi, dây điện trong nội thất...chất bọc cách điện phải là loại nhựa PVC có tính “chống cháy” nghĩa là khi bị gia nhiệt, nhựa nầy chỉ co lại mà không bốc cháy theo bằng ngọn lửa như nhựa PE
Còn, khi ta chế/độ điện xe hơi...tôi thường thấy một số những ông thợ cứ lấy bất cứ đoạn dây nào mà họ có. Mối nối thường là tuốt dây điện, xoắn tay và quấn băng keo...Không tính tải, không biết chất liệu dây dẫn và bọc cách điện...Thời gian đầu thì OK, nhưng sau một thời gian, nhất là trong điều kiện không khí có độ ẫm gần 100% như ở VN...thì các mối nối, và đường dây chế/độ nầy chính là NGUỒN NHIỆT. Còn OXY và hơi xăng (CHẤT CHÁY) thì xe nào chẳng sẳn.
Ngoài ra, các hệ thống như amply, chống trộm đều có các diod, trasistor, FET...Trong chế độ standby, các linh kiện nầy ở trạng thái “không dẫn”, nguyên tắc là không có dòng điện đi qua. Nhưng thực tế luôn có một dòng rỉ. Khi tới một ngày nào đó, do điện môi bị lão hoá, do sốc điện áp..v.v.. các linh kiện nầy bị bị đánh thủng. Các dòng trước đây bị ngăn thì nay qua các Diod Zener và FET sẽ là dòng thác (dòng có trị số lớn như trường hợp đoản mạch). Các xe máy gắn bộ chống trộm, đề (khởi động) từ xa....không ai động đậy gì, nữa đêm tự nó báo động, đề máy, xì khói... Xe máy “củ chuối” không có chuyện tự nhiên đang ngủ bật cháy. Chỉ có xe máy xịn và xe hơi bị... là nguyên do từ đây... Các thiết bị hoạt động ở chế độ standby (thường hằng) trên xe như bộ chống trộm, khoá cửa điện điều khiển bằng remode-control...mà ta lắp thêm, không đồng bộ của thiết kế xe, cần thiết phải do các chuyên gia thiết kế và lựa chọn những thiết bị có độ tin cậy cao.
Thành ra, nếu muốn động chạm tới hệ thống điện xe hơi. Ta nhất thiết phải giao cho các chuyên gia về điện/điện tử mới được.
Last edited by a moderator:
Hihi bác phuni làm bác chủ teo rồi. Nhưng bác nói chí phải, khi trước em làm âm thanh ở tiệm cũng lớn ở SG, nhưng làm siêu ẩu làm em phải tốn thêm mớ tiền làm lại hết, bác chủ nên làm ở các tiệm liên kết với Os uy tín.
Còn về thiết kế với số tiền bác có, em nghĩ cách đơn giản nhất như mấy cụ hay tư vấn: 1 cặp loa component, 1 ampli 4 kênh, 1loa sub hơi bèo bèo. Ampli dùnh 2 kênh oánh 2loa cửa, 2 kênh còn lại bắt cầu oánh sub, đầu đọc tính sau. Nhưng với tầm tiền này chỉ mua được hiệu rẻ tiền thui ạ! Chúc bác vui!
Còn về thiết kế với số tiền bác có, em nghĩ cách đơn giản nhất như mấy cụ hay tư vấn: 1 cặp loa component, 1 ampli 4 kênh, 1loa sub hơi bèo bèo. Ampli dùnh 2 kênh oánh 2loa cửa, 2 kênh còn lại bắt cầu oánh sub, đầu đọc tính sau. Nhưng với tầm tiền này chỉ mua được hiệu rẻ tiền thui ạ! Chúc bác vui!