Hạng C
3/6/16
544
12.762
93
Tổ chức và quản lý giao thông đường bộ có 3 loại văn bản pháp quy quan trọng liên quan đến người tham gia giao thông đó là:
1/Quy tắc ứng xử trong tham gia giao thông. (nôị dung chính của luật GTĐB 2008) Đối tượng điều chỉnh là người tham gia giao thông(NTGGT). Nội dung văn bản này là cơ sở để NTGGT ứng xử và cơ quan quản lý đánh giá lỗi vi phạm (nếu có).
2/Quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế, thi công công trình giao thông đường bộ, trong đó, hệ thống tín hiệu giao thông là không thể tách rời. Đối tượng điều chỉnh là tổ chức và nhân viên ngành giao thông. Đây là tài liệu kỹ thuật hướng dẫn cho NVGT thực hiện nhiệm vụ thiết kế, thi công.
3/Quy định mức phạt các vi phạm: đối tượng điều chỉnh là người vi phạm các quy định trong luật giao thông đường bộ. NTGGT chỉ tham khảo khi cần kiểm tra mức bị phạt.
Như vậy, để đủ kiến thức tham gia giao thông và điều khiển xe cơ giới an toàn, NTGGT chỉ cần nắm được nội dung quy tắc ứng xử trong luật GTĐB. Thế nhưng có một thực tế ở Việt nam là các văn bản trên không được ban hành đồng bộ nên có nhiều trường hợp đã bị hiểu sai và sử dụng sai mục đích, gây phiền hà cho dân, rắc rối và chưa nghiêm trong xử lý vi phạm, cũng là nguyên nhân dẫn đến những hệ lụy khác.

Ví dụ thứ nhất là vụ kiện của ông Đông ở Hà nội. Vì trong luật GTĐB không có quy định giá trị hiệu lực biển báo nên ông Đông phải trích đẫn quy chuẩn đường bộ: “sau giao lộ phải nhắc lại (cặm) biển báo. Từ đó, trên media, MXH…bắt đầu có những trường hợp lấy QCĐB để phán xét hành vi của lái xe. Như vậy là sử dụng văn bản không đúng chức năng.
http://cand.com.vn/Ban-tin-113/Khong-nam-bien-bao-cong-dan-thua-khi-kien-CSGT-181108/
Ví dụ thứ hai: đưa nội dung có tính ”quy tắc ứng xử” vào văn bản mức xử phạt.
Nghị Định 46/2016
''4.............
b) Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp ….
.

Văn bản này chỉ có chức năng đưa ra mức phạt của lỗi vi phạm đã quy định trong luật GTĐB, không có chức năng giải thích hay phán quyết như thế nào thì không bị phạt! Lẽ ra, nôi dung này phải thể hiện trong quy tắc ứng xử, nhưng hiện tại luật vn chưa có.

Ví dụ thứ ba: ‚‘tùy tiện‘‘ sửa đổi đối tượng áp dụng văn bản
Quy chuẩn ĐB 41/2012
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho tất cả các tuyến đường bộ trong mạng lưới đường bộ Việt Nam gồm: quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng, và các đường nằm trong hệ thống đường tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên - sau đây gọi là các tuyến đường đối ngoại (Hiệp định GMS-CBTA; các thỏa thuận trong ASEAN và các thỏa thuận quốc tế khác).
https://vanbanphapluat.co/qcvn-41-2012-bgtvt-bao-hieu-duong-bo

Đến 2016, QCĐB 41/2016 đã thay đổi
"Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với người tham gia giao thông trên mạng lưới đường bộ của Việt Nam và các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, đầu tư xây dựng, bảo vệ, bảo trì, khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ"
https://vndoc.com/qcvn-41-2016-bgtvt-quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-ve-bao-hieu-duong-bo/download
QCĐB 2016 đã thêm vào đối tượng áp dụng(điều chỉnh) là người tham gia giao thông? Như vậy NTGGT đã bị „tròng“ thêm lên cổ bộ tài liệu 186 trang mà đúng ra là tài liệu của cơ quan quản lý ĐB. Ngoài ra QC này còn bổ sung một loạt các quy tắc ứng xử GTĐB trong phần hệ thống tín hiệu GT!!!???

Qua các ví dụ trên cho thấy việc sử dụng văn bản sai chức năng đã ‘tròng thêm lên vai‘‘ người TGGT hai bộ tài liệu dài 230 trang, nhưng nếu sử dụng đúng chức năng thì NTGGT chỉ cần nắm vững quy tắc GTĐB hiện tại 14 trang, và nếu bổ sung hệ thống tín hiệu (như phụ lục) thì cũng không quá 20 trang.

Một tin vui là hiện chính phủ đang có chủ trương dự thảo sửa đổi luật GTĐB vậy mong rằng những ai quan tâm nên có ý kiến tham gia hoặc bình chọn cho dự thảo. http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=1539&TabIndex=6
 
  • Like
Reactions: anhbocau
Hạng F
12/9/10
6.651
45.331
113
48
Bà Tó
Tổ chức và quản lý giao thông đường bộ có 3 loại văn bản pháp quy quan trọng liên quan đến người tham gia giao thông đó là:
1/Quy tắc ứng xử trong tham gia giao thông. (nôị dung chính của luật GTĐB 2008) Đối tượng điều chỉnh là người tham gia giao thông(NTGGT). Nội dung văn bản này là cơ sở để NTGGT ứng xử và cơ quan quản lý đánh giá lỗi vi phạm (nếu có).
2/Quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế, thi công công trình giao thông đường bộ, trong đó, hệ thống tín hiệu giao thông là không thể tách rời. Đối tượng điều chỉnh là tổ chức và nhân viên ngành giao thông. Đây là tài liệu kỹ thuật hướng dẫn cho NVGT thực hiện nhiệm vụ thiết kế, thi công.
3/Quy định mức phạt các vi phạm: đối tượng điều chỉnh là người vi phạm các quy định trong luật giao thông đường bộ. NTGGT chỉ tham khảo khi cần kiểm tra mức bị phạt.
Như vậy, để đủ kiến thức tham gia giao thông và điều khiển xe cơ giới an toàn, NTGGT chỉ cần nắm được nội dung quy tắc ứng xử trong luật GTĐB. Thế nhưng có một thực tế ở Việt nam là các văn bản trên không được ban hành đồng bộ nên có nhiều trường hợp đã bị hiểu sai và sử dụng sai mục đích, gây phiền hà cho dân, rắc rối và chưa nghiêm trong xử lý vi phạm, cũng là nguyên nhân dẫn đến những hệ lụy khác.

Ví dụ thứ nhất là vụ kiện của ông Đông ở Hà nội. Vì trong luật GTĐB không có quy định giá trị hiệu lực biển báo nên ông Đông phải trích đẫn quy chuẩn đường bộ: “sau giao lộ phải nhắc lại (cặm) biển báo. Từ đó, trên media, MXH…bắt đầu có những trường hợp lấy QCĐB để phán xét hành vi của lái xe. Như vậy là sử dụng văn bản không đúng chức năng.
http://cand.com.vn/Ban-tin-113/Khong-nam-bien-bao-cong-dan-thua-khi-kien-CSGT-181108/
Ví dụ thứ hai: đưa nội dung có tính ”quy tắc ứng xử” vào văn bản mức xử phạt.
Nghị Định 46/2016
''4.............
b) Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp ….
.

Văn bản này chỉ có chức năng đưa ra mức phạt của lỗi vi phạm đã quy định trong luật GTĐB, không có chức năng giải thích hay phán quyết như thế nào thì không bị phạt! Lẽ ra, nôi dung này phải thể hiện trong quy tắc ứng xử, nhưng hiện tại luật vn chưa có.

Ví dụ thứ ba: ‚‘tùy tiện‘‘ sửa đổi đối tượng áp dụng văn bản
Quy chuẩn ĐB 41/2012
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng cho tất cả các tuyến đường bộ trong mạng lưới đường bộ Việt Nam gồm: quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng, và các đường nằm trong hệ thống đường tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên - sau đây gọi là các tuyến đường đối ngoại (Hiệp định GMS-CBTA; các thỏa thuận trong ASEAN và các thỏa thuận quốc tế khác).
https://vanbanphapluat.co/qcvn-41-2012-bgtvt-bao-hieu-duong-bo

Đến 2016, QCĐB 41/2016 đã thay đổi
"Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với người tham gia giao thông trên mạng lưới đường bộ của Việt Nam và các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, đầu tư xây dựng, bảo vệ, bảo trì, khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ"
https://vndoc.com/qcvn-41-2016-bgtvt-quy-chuan-ky-thuat-quoc-gia-ve-bao-hieu-duong-bo/download
QCĐB 2016 đã thêm vào đối tượng áp dụng(điều chỉnh) là người tham gia giao thông? Như vậy NTGGT đã bị „tròng“ thêm lên cổ bộ tài liệu 186 trang mà đúng ra là tài liệu của cơ quan quản lý ĐB. Ngoài ra QC này còn bổ sung một loạt các quy tắc ứng xử GTĐB trong phần hệ thống tín hiệu GT!!!???

Qua các ví dụ trên cho thấy việc sử dụng văn bản sai chức năng đã ‘tròng thêm lên vai‘‘ người TGGT hai bộ tài liệu dài 230 trang, nhưng nếu sử dụng đúng chức năng thì NTGGT chỉ cần nắm vững quy tắc GTĐB hiện tại 14 trang, và nếu bổ sung hệ thống tín hiệu (như phụ lục) thì cũng không quá 20 trang.

Một tin vui là hiện chính phủ đang có chủ trương dự thảo sửa đổi luật GTĐB vậy mong rằng những ai quan tâm nên có ý kiến tham gia hoặc bình chọn cho dự thảo. http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=1539&TabIndex=6
Cái này khó bàn , phải ngâm cứu như văn kiện đại hội xx à :)