Năm 2010 là năm có nhiều biến động đối với thị trường bất động sản, sự ra đời hàng loạt các dự án lớn, những tòa nhà chọc trời được xem là những điều khác biệt nhất của thị trường.
Trong năm 2010 thị trường bất động sản diễn ra với nhiều sự kiện đáng chú ý như quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, nhiều chính sách mới, dự án hạ tầng lớn,…Cũng chính vì thế mà năm 2010 được xem là năm bản lề cho sự phát triển của thị trường bất động sản trong những năm tới. Do đó, thị trường ghi nhận nhiều dự án hoành tráng ra đời, cùng với đó cũng xuất hiện không ít những vụ lừa đảo gây xôn xao dư luận trong giới địa ốc. Chúng tôi xin đưa ra một số “cái nhất” mà thị trường ghi nhận trong năm qua.
Dự án lớn nhất
Có ba dự án được xem là lớn nhất được công bố trong năm 2010 đã gây xôn xao trong giới địa ốc với quy mô và dòng vốn đầu tư của nó.
- Khu phức hợp giải trí Happyland tổng diện tích 338,98 ha (trong đó có 1 khu đô thị độc lập 172 ha, tổng mức đầu tư 2 tỷ USD.
Dự án được xây dựng tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An do Công ty Cổ phần Tập đoàn Khang Thông làm chủ đầu tư. Gồm có khu thương mại, khu vui chơi, công viên,…
Dự án đã được phê duyệt quy hoạch và cấp giấy chứng nhận đầu tư. Dự kiến tháng 01/2011 sẽ khởi công dự án.
- Sân Golf Khách sạn Hoàng Đồng Lạng Sơn có quy mô 186 ha, với tổng mức đầu tư 2 tỷ USD, được xây dựng tại Thị trấn Cao Lộc, Lạng Sơn. Dự án do Công ty Cổ phần Quốc tế Lạng Sơn (Tập đoàn Khải Tiệp, Đài Loan nắm vốn chi phối) làm chủ đầu tư.
Dự án gồm quần thể Trung tâm thương mại quốc tế, Khách sạn thương mại và Casino Lạng Sơn (3 tòa tháp), Khu chung cư cao cấp (6 tòa tháp); Cao ốc văn phòng cho thuê (10 tòa tháp) và Khu biệt thự nghỉ dưỡng sân Golf với khoảng 300 căn có diện tích từ 300-400m2.
- Dream City có quy mô 2.069 ha với tổng mức khái toán mà chủ đầu tư đưa ra khoảng 1,5 tỷ USD, được -xây dựng tại huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đến nay Dream City đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 và đang trong quá trình hoàn tất thủ tục đầu tư, và thu hút đầu tư của các tập đoàn lớn, đã có một số tập đoàn lớn đến từ Hàn Quốc, Singapore, Malaysia,..quan tâm đầu tư vào đây.
Những tòa nhà cao nhất Việt Nam
-Keangnam Landmark Tower với 3 tòa tháp trong đó có 2 tòa tháp căn hộ 48 tầng và 1 tòa khách sạn, văn phòng, thương mại 70 tầng nằm trên đường Phạm Hùng, Hà Nội, đang trong quá trình hoàn thiện. Đến nay, dự án này được xem là công trình cao nhất Việt Nam (đã xây xong thô).
Dự án có tổng mức đầu tư 1,05 tỷ USD do tập đoàn Keangnam Enterprise (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư.
Trước khi Keangnam Landmark Tower hoàn thành thì ngôi quán quân thuộc về Bitexco Financial Tower với chiều cao 262m (68 tầng), tọa lạc tại Trung tâm Quận 1, Tp.HCM. Tòa nhà này mới được đưa vào sử dụng từ cuối tháng 10/2010.
-Nếu tính dự án mới công bố thì PVN Tower do Tập đoàn Dầu khí và Ocean Group phối hợp thực hiện, thì đây là dự án cao nhất với 102 tầng cũng được xây dựng tại Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội. Tổng giá trị đầu tư 1 tỷ USD.
Ngoài ra cùng trong khu vực này thì tòa nhà Lotus Hotel do Tổng Công ty phát triển đô thị Kinh Bắc làm chủ đầu tư, đang xin ý kiến thiết kế với chiều cao 400m cũng được coi là tòa nhà cao nhất nhì Việt Nam.
Vietinbank cũng khởi công xây dựng Vietinbank Tower gồm 2 tháp với chiều cao là 68 tầng (363 m) và 400 tầng tại Khu đô thị Ciputra. Tổng mức đầu tư vào khoảng 400 triệu USD.
Dự án bị thu hồi lớn nhất
Dự án bất động sản đã bị thu hồi có quy mô lớn nhất là Khu du lịch sinh thái Bãi biển Rồng tại xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nguyên nhân do chậm triển khai.
Tổng vốn đầu tư lên đến 4,15 tỷ USD do Công ty TNHH tập đoàn Bãi Biển Rồng với đối tác của Mỹ gồm Tano Capital LLC và Global C&D INC triển khai.
Quy mô 400 ha gồm xây dựng khu công viên sát bãi biển, hệ thống khách sạn cao cấp có khu vui chơi giải trí có thưởng, 9 tổ hợp khách sạn, trung tâm hội nghị quốc tế 10.000 chỗ ngồi, trung tâm thương mại quốc tế, khu căn hộ và biệt thự cao cấp….
Khu vực “nóng” nhất thị trường
Thị trường nhà đất năm 2010 có diễn biến trái chiều nhau tại hai khu vực được xem là lớn nhất là Hà Nội và Tp.HCM. Điển nhấn của mảng nhà ở năm nay, và cũng là khu vực có mức tăng giá mạnh nhất là một số dự án khu đô thị đang hoàn thiện khu vực Hà Đông.
Một số dự án hiện nay có mức giá đất nền tăng gấp hai lần so với cùng kỳ năm 2009. Hầu hết đất nền các khu đô thị khu vực này đều có giá tăng gấp 2 -3 lần so với thời điểm cuối năm 2009.
Chẳng hạn như Văn Khê giá giao dịch vào cuối năm 2009 khoảng trên 50 triệu đồng/m2, hiện nay 100 – 120 triệu đồng/m2, An Hưng, Dương Nội, Văn Phú, Kim Chung – Di Trạch, Tân Tây Đô, Bắc 32…đều có mức giá tăng cao.
Cơn “sốt đất” Ba Vì vào tháng 5/2010: Thông tin Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội với tin đồn đặt trung tâm hành chính tại Yên Bài (mặc dù Đồ án mới chỉ triển lãm lấy ý kiến nhân dân chưa hề được phê duyệt), đã khiến nhiều nhà đầu tư đổ xô đi mua đất tại Yên Bài, Ba Vì đã vô tình đẩy giá đất tại đây tăng một cách chóng mặt. Trước đó cuối năm 2009, đầu năm 2010 đất thổ cư tại đây vào khoảng 2,5 -3 triệu đồng/m2, đến đầu tháng 5 năm 2010 đã được đẩy lên 6-7 triệu đồng/m2. Đất trồng cây lâu năm được mua theo sào (360m2/sào) với giá từ 50-70 triệu đồng/sào, tuy nhiên cũng vào thời điểm tháng 5/2010 lên đến 200 triệu đồng/sào.
Sau khi có nhiều ý kiến, cụm từ trung tâm hành chính được sửa lại thành khu đất dự trữ sau năm 2050 xây một số cơ quan của Chính phủ thì bong bóng đất nơi đây đã xì hơi với mức giảm đến 70%.
Vụ lừa đảo lớn nhất
Vụ lừa đảo bán khống đất dự án Thanh Hà của Công ty 1/5 vào cuối tháng 4/2010, Công ty 1/5 đã huy động được số tiền khoảng 800 tỷ đồng từ hơn 500 khách hàng đầu tư vào dự án khu đô thị mới Thanh Hà. Lãnh đạo Công ty 1/5 đã dùng phần lớn số tiền huy động được để đầu tư vào các dự án bất động sản khác.
Cũng liên quan đến vụ Công ty 1/5 cơ quan điều tra đã phát hiện thêm ông Lê Hòa Bình Chủ tịch HĐQT Công ty 1-5, đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng Minh Ngân đã thông đồng với ông Ông Đặng Sỹ Hùng nguyên là Trưởng phòng Kinh tế kế hoạch PV Power Land về chuyển nhượng cổ phần tại dự án Nam Đàn Plaza.
Giá chuyển nhượng là 21.000 đồng/cp. Tuy nhiên, Hùng và Bình đã thông đồng với nhau đưa vào hợp đồng chuyển nhượng với giá 14.000 đồng/cp. Tổng số tiền Hùng và các đối tượng liên quan chiếm đoạt là 66 tỷ đồng.
Thương vụ M&A lớn nhất
Thương vụ này được thực hiện tại Dự án Celadon City nằm tại phường Tân Thắng, quận Tân Phú, Tp.HCM với quy mô gần 82 ha. Dự án đã được giao đất và điều chỉnh quy hoạch chi tiết.
Sacomreal đã chuyển nhượng giá trị vốn góp của SCR tại CTCP Đầu tư BĐS Sacomreal – Tân Thắng (vốn điều lệ 1.070 tỷ đồng), SCR đã chuyển nhượng 60% cho Gamuda Land với giá trị chuyển nhượng 82,4 triệu USD tương đương 1.606 tỷ đồng, đồng thời giảm tỷ lệ sở hữu của SCR từ 90% xuống 30%. Lợi nhuận đem lại từ việc chuyển nhượng này ước đạt 500 tỷ đồng LNST.
xin mời các bác OS nhà ta bầu chọn thêm những cái "nhất" khác cho "toàn diện" hơn bộ mặt BĐS 2010...
Trong năm 2010 thị trường bất động sản diễn ra với nhiều sự kiện đáng chú ý như quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, nhiều chính sách mới, dự án hạ tầng lớn,…Cũng chính vì thế mà năm 2010 được xem là năm bản lề cho sự phát triển của thị trường bất động sản trong những năm tới. Do đó, thị trường ghi nhận nhiều dự án hoành tráng ra đời, cùng với đó cũng xuất hiện không ít những vụ lừa đảo gây xôn xao dư luận trong giới địa ốc. Chúng tôi xin đưa ra một số “cái nhất” mà thị trường ghi nhận trong năm qua.
Dự án lớn nhất
Có ba dự án được xem là lớn nhất được công bố trong năm 2010 đã gây xôn xao trong giới địa ốc với quy mô và dòng vốn đầu tư của nó.
- Khu phức hợp giải trí Happyland tổng diện tích 338,98 ha (trong đó có 1 khu đô thị độc lập 172 ha, tổng mức đầu tư 2 tỷ USD.
Dự án được xây dựng tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An do Công ty Cổ phần Tập đoàn Khang Thông làm chủ đầu tư. Gồm có khu thương mại, khu vui chơi, công viên,…
Dự án đã được phê duyệt quy hoạch và cấp giấy chứng nhận đầu tư. Dự kiến tháng 01/2011 sẽ khởi công dự án.
- Sân Golf Khách sạn Hoàng Đồng Lạng Sơn có quy mô 186 ha, với tổng mức đầu tư 2 tỷ USD, được xây dựng tại Thị trấn Cao Lộc, Lạng Sơn. Dự án do Công ty Cổ phần Quốc tế Lạng Sơn (Tập đoàn Khải Tiệp, Đài Loan nắm vốn chi phối) làm chủ đầu tư.
Dự án gồm quần thể Trung tâm thương mại quốc tế, Khách sạn thương mại và Casino Lạng Sơn (3 tòa tháp), Khu chung cư cao cấp (6 tòa tháp); Cao ốc văn phòng cho thuê (10 tòa tháp) và Khu biệt thự nghỉ dưỡng sân Golf với khoảng 300 căn có diện tích từ 300-400m2.
- Dream City có quy mô 2.069 ha với tổng mức khái toán mà chủ đầu tư đưa ra khoảng 1,5 tỷ USD, được -xây dựng tại huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đến nay Dream City đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 và đang trong quá trình hoàn tất thủ tục đầu tư, và thu hút đầu tư của các tập đoàn lớn, đã có một số tập đoàn lớn đến từ Hàn Quốc, Singapore, Malaysia,..quan tâm đầu tư vào đây.
Những tòa nhà cao nhất Việt Nam
-Keangnam Landmark Tower với 3 tòa tháp trong đó có 2 tòa tháp căn hộ 48 tầng và 1 tòa khách sạn, văn phòng, thương mại 70 tầng nằm trên đường Phạm Hùng, Hà Nội, đang trong quá trình hoàn thiện. Đến nay, dự án này được xem là công trình cao nhất Việt Nam (đã xây xong thô).
Dự án có tổng mức đầu tư 1,05 tỷ USD do tập đoàn Keangnam Enterprise (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư.
Trước khi Keangnam Landmark Tower hoàn thành thì ngôi quán quân thuộc về Bitexco Financial Tower với chiều cao 262m (68 tầng), tọa lạc tại Trung tâm Quận 1, Tp.HCM. Tòa nhà này mới được đưa vào sử dụng từ cuối tháng 10/2010.
-Nếu tính dự án mới công bố thì PVN Tower do Tập đoàn Dầu khí và Ocean Group phối hợp thực hiện, thì đây là dự án cao nhất với 102 tầng cũng được xây dựng tại Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội. Tổng giá trị đầu tư 1 tỷ USD.
Ngoài ra cùng trong khu vực này thì tòa nhà Lotus Hotel do Tổng Công ty phát triển đô thị Kinh Bắc làm chủ đầu tư, đang xin ý kiến thiết kế với chiều cao 400m cũng được coi là tòa nhà cao nhất nhì Việt Nam.
Vietinbank cũng khởi công xây dựng Vietinbank Tower gồm 2 tháp với chiều cao là 68 tầng (363 m) và 400 tầng tại Khu đô thị Ciputra. Tổng mức đầu tư vào khoảng 400 triệu USD.
Dự án bị thu hồi lớn nhất
Dự án bất động sản đã bị thu hồi có quy mô lớn nhất là Khu du lịch sinh thái Bãi biển Rồng tại xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nguyên nhân do chậm triển khai.
Tổng vốn đầu tư lên đến 4,15 tỷ USD do Công ty TNHH tập đoàn Bãi Biển Rồng với đối tác của Mỹ gồm Tano Capital LLC và Global C&D INC triển khai.
Quy mô 400 ha gồm xây dựng khu công viên sát bãi biển, hệ thống khách sạn cao cấp có khu vui chơi giải trí có thưởng, 9 tổ hợp khách sạn, trung tâm hội nghị quốc tế 10.000 chỗ ngồi, trung tâm thương mại quốc tế, khu căn hộ và biệt thự cao cấp….
Khu vực “nóng” nhất thị trường
Thị trường nhà đất năm 2010 có diễn biến trái chiều nhau tại hai khu vực được xem là lớn nhất là Hà Nội và Tp.HCM. Điển nhấn của mảng nhà ở năm nay, và cũng là khu vực có mức tăng giá mạnh nhất là một số dự án khu đô thị đang hoàn thiện khu vực Hà Đông.
Một số dự án hiện nay có mức giá đất nền tăng gấp hai lần so với cùng kỳ năm 2009. Hầu hết đất nền các khu đô thị khu vực này đều có giá tăng gấp 2 -3 lần so với thời điểm cuối năm 2009.
Chẳng hạn như Văn Khê giá giao dịch vào cuối năm 2009 khoảng trên 50 triệu đồng/m2, hiện nay 100 – 120 triệu đồng/m2, An Hưng, Dương Nội, Văn Phú, Kim Chung – Di Trạch, Tân Tây Đô, Bắc 32…đều có mức giá tăng cao.
Cơn “sốt đất” Ba Vì vào tháng 5/2010: Thông tin Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội với tin đồn đặt trung tâm hành chính tại Yên Bài (mặc dù Đồ án mới chỉ triển lãm lấy ý kiến nhân dân chưa hề được phê duyệt), đã khiến nhiều nhà đầu tư đổ xô đi mua đất tại Yên Bài, Ba Vì đã vô tình đẩy giá đất tại đây tăng một cách chóng mặt. Trước đó cuối năm 2009, đầu năm 2010 đất thổ cư tại đây vào khoảng 2,5 -3 triệu đồng/m2, đến đầu tháng 5 năm 2010 đã được đẩy lên 6-7 triệu đồng/m2. Đất trồng cây lâu năm được mua theo sào (360m2/sào) với giá từ 50-70 triệu đồng/sào, tuy nhiên cũng vào thời điểm tháng 5/2010 lên đến 200 triệu đồng/sào.
Sau khi có nhiều ý kiến, cụm từ trung tâm hành chính được sửa lại thành khu đất dự trữ sau năm 2050 xây một số cơ quan của Chính phủ thì bong bóng đất nơi đây đã xì hơi với mức giảm đến 70%.
Vụ lừa đảo lớn nhất
Vụ lừa đảo bán khống đất dự án Thanh Hà của Công ty 1/5 vào cuối tháng 4/2010, Công ty 1/5 đã huy động được số tiền khoảng 800 tỷ đồng từ hơn 500 khách hàng đầu tư vào dự án khu đô thị mới Thanh Hà. Lãnh đạo Công ty 1/5 đã dùng phần lớn số tiền huy động được để đầu tư vào các dự án bất động sản khác.
Cũng liên quan đến vụ Công ty 1/5 cơ quan điều tra đã phát hiện thêm ông Lê Hòa Bình Chủ tịch HĐQT Công ty 1-5, đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng Minh Ngân đã thông đồng với ông Ông Đặng Sỹ Hùng nguyên là Trưởng phòng Kinh tế kế hoạch PV Power Land về chuyển nhượng cổ phần tại dự án Nam Đàn Plaza.
Giá chuyển nhượng là 21.000 đồng/cp. Tuy nhiên, Hùng và Bình đã thông đồng với nhau đưa vào hợp đồng chuyển nhượng với giá 14.000 đồng/cp. Tổng số tiền Hùng và các đối tượng liên quan chiếm đoạt là 66 tỷ đồng.
Thương vụ M&A lớn nhất
Thương vụ này được thực hiện tại Dự án Celadon City nằm tại phường Tân Thắng, quận Tân Phú, Tp.HCM với quy mô gần 82 ha. Dự án đã được giao đất và điều chỉnh quy hoạch chi tiết.
Sacomreal đã chuyển nhượng giá trị vốn góp của SCR tại CTCP Đầu tư BĐS Sacomreal – Tân Thắng (vốn điều lệ 1.070 tỷ đồng), SCR đã chuyển nhượng 60% cho Gamuda Land với giá trị chuyển nhượng 82,4 triệu USD tương đương 1.606 tỷ đồng, đồng thời giảm tỷ lệ sở hữu của SCR từ 90% xuống 30%. Lợi nhuận đem lại từ việc chuyển nhượng này ước đạt 500 tỷ đồng LNST.
Kiều Thuật
Tổng hợp
xin mời các bác OS nhà ta bầu chọn thêm những cái "nhất" khác cho "toàn diện" hơn bộ mặt BĐS 2010...
Last edited by a moderator:
Chủ đề tương tự
Người đăng:
METRO
Ngày đăng:
Người đăng:
SubaruLover
Ngày đăng:
Người đăng:
SubaruLover
Ngày đăng: