Cùng với sự phát triển của phục hồi chức năng thì phương pháp vật lý trị liệu đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người. Nếu như việc phòng và trị bệnh giúp bạn loại bỏ và tránh các loại bệnh, thì việc phục hồi chức năng sẽ giúp chúng ta tái tạo lại chức năng vốn có ban đầu của cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vai trò và
phương pháp phục hồi chức năng sau phẫu thuật khớp vai.
1. Phương pháp phục hồi chức năng sau phẫu thuật khớp vai
1.1 Phương pháp phục hồi chức năng là gì?
Phục hồi chức năng là một chuyên ngành nghiên cứu và áp dụng các biện pháp y học, kĩ thuật phục hồi, giáo dục học, xã hội học,… giúp người bệnh có thể thực hiện được tối đa những chức năng đã bị giảm hoặc mất đi do khiếm khuyết bẩm sinh hay giảm chức năng gây nên. Phục hồi chức năng giúp cho người tàn tật có cuộc sống độc lập tối đa, giúp họ càng gần hơn với cuộc sống như người bình thường, đảm bảo cho người tàn tật có thể hội nhập hoặc tái hội nhập trở lại với cộng đồng.
1.2 Nguyên tắc phục hồi chức năng
- Bảo vệ khớp vai mới phẫu thuật, bảo vệ cơ gân phải can thiệp trong khi phẫu thuật để đảm bảo gân cơ liền lại sau phẫu thuật.
- Giảm phù nề, giảm đau
- Chống dính tại khớp
- Làm giảm sự kéo dây chằng
- Phẫu thuật chức năng làm vận động khớp vai tối đa nhất có thể, duy trì vận động khớp cổ tay, khuỷu tay, bàn tay
- Giúp sinh hoạt hằng ngày trở nên dễ dàng hơn
2. Các phương pháp phục hồi chức năng và điều trị sau phẫu thuật khớp vai
- Giai đoạn sau phẫu thuật:
- Khớp vai bên phẫu thuật cần giữ bất động, dùng đai nâng hoặc nẹp cố định ở tư thế khép và xoay trong. Đai cố định chủ yếu đeo vào ban đêm. Khi ngủ bệnh nhân cần tránh khớp vai bị duỗi, tránh kéo căng khớp và gân cơ dưới vai.
- Trong giai đoạn này người bệnh tuyệt đối không tập với bên vai mổ, hạn chế không nâng đồ hay đẩy hoặc kéo đồ vật.
- Vận động vật lý trị liệu:
- Sau phẫu thuật từ 3 đến 4 ngày, tập co cơ nhóm cơ chi phối xương bả vai. Từ ngày thứ 5 trở đi tiếp tục co cơ tĩnh, thực hiện tập vận động có kháng trở nhưng động tác nhẹ nhàng và không gây cử động khớp vai.
- Tuần thứ hai tập bài con lắc Codman: người bệnh đứng cạnh bàn dùng tay lành vịn vào bàn, tay bên thay khớp vai thả lỏng đung đưa nhẹ nhàng sang bên hoặc phía trước ra sau, quay tròn, biên độ nhẹ nhàng.
- Trong khi tập thụ động khớp vai thì các khớp khác cũng có thể tiến hành tập chủ động theo vận động khớp.
3. Một số bài tập vật lý trị liệu phục hồi khớp vai cho người bệnh sau phẫu thuật
2.1 Tại sao phải thực hiện bài tập trị liệu phục hồi chức năng?
Tùy theo tính chất cũng như mức độ tổn thương ở khớp vai sau phẫu thuật mà bác sĩ điều trị sẽ phác đồ liệu trình luyện tập với các bài tập phù hợp với người bệnh. Trong trường hợp bệnh nhân mới điều trị phẫu thuật khớp vai( phẫu thuật thay khớp vai do thoái hóa, phẫu thuật chóp xoay khớp vai,…), các bài tập vật lý trị liệu dưới đây sẽ được các bác sĩ xem xét và chỉ định hợp với tình trạng của bệnh nhân. Những bài tập dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo và bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia vật lý trị liệu hoặc bác sĩ điều trị của mình.
Trước tiên, bạn cần khởi động làm nóng cơ thể từ 5 đến 10 phút bằng cách đi bộ hoặc đạp xe tại chỗ.
2.2 Thực hiện bài tập
Bài tập thứ nhất: Đung đưa cánh tay
- Đưa người ra phía trước với tư thế chống 1 tay lên bàn, tay kia bạn thả lỏng
- Đung đưa cánh tay ra phía sau nhẹ nhàng từ trước ra sau, tiếp theo xoay từ trái sang phải theo vòng tròn.
- Đổi tay sau đó thực hiện các động tác tương tự như trên.
Bài tập thứ hai: Chéo tay
- Thả lỏng khớp vai và từ từ đưa 1 tay bắt chéo qua ngực, tay còn lại giữ cánh tay ở trên khuỷu tay.
- Giữ và kéo dãn bắt chéo tay trong vòng 30s càng xa càng tốt
- Thư giãn trong 30s và lặp lại động tác tương tự
Bài tập thứ ba: Xoay trong thụ động( bài tập này cần dụng cụ là gậy thẳng hoặc cây thước dài)
- Tay phải giữ cố định gậy phía sau lưng, tay trái túm lấy một đầu gậy.
- Tay phải kéo ngang sang một bên sao cho bả vai và tay trái bị kéo thụ động mà không gây đau.
- Giữ cố định ở tư thế này trong 30s rồi đổi tay, thực hiện tương tự lại động tác với tay còn lại.
Bài tập thứ tư: Xoay trong thụ động phía trước (bài tập này yêu cầu dụng cụ gậy thẳng hoặc cây tước dài)
- Hai tay giữ hai đầu của gậy, một tay giữ cố định, tay kia túm lấy một đầu gậy để lên trước bụng.
- Giữ vai vai và khủy tay sao cho sát vào thân người rồi đẩy gậy theo hướng ngang từ trái qua phải mà không gây đau.
- Giữ mỗi tư thế 30 giây thư giãn
- Đổi tay và lặp lại tương tự.
Bài tập thứ năm: Căng giãn tư thế khi nằm
- Nằm nghiêng trên giường hoặc sàn nhà sao cho cả thân người nằm trên một cánh tay, để đầu trên gối.
- Tay còn lại bạn đè vào tay đau cho đến khi thấy đau
- Giữ tư thế này trong 30s sau đó đổi bên, thực hiện 4 lần.
Bài tập thứ sáu: Kéo tư thế đứng (dụng cụ gồm 3 sợi dây căng chun tốt, co dãn có chiều dài bằng 3 gang tay)
- Cột hai đầu của sợi dây chun với nhau cố định vào nắm cửa hoặc vào một vị trí cố định khác.
- Đứng thẳng người, dùng tay đau giữ dát vào thân người, từ từ nắm lấy dây chun kéo ra và thả về.
- Lặp lại động tác 8 lần, thực hiện thường xuyên đều đặn mỗi ngày 3 lần.
4. Khoa xương khớp trung tâm YOYA
3.1 Giới thiệu về YOYA
Phòng khám vật lý trị liệu
YOYA được thành lập năm 2009 tại khu vực quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh, điều trị chính là 3 vị bác sĩ chuyên nghiệp đến từ Đài Loan. Không gian thoải mái hiện đại cùng các thiết bị tân tiết, bệnh nhân sẽ được thăm khám và điều trị tận tình với những dịch vụ ưu việt nhất ngay tại phòng khám.
Đội ngũ y bác sĩ luôn đưa ra phương châm chuyên nghiệp, tận tình phục vụ chăm sóc bệnh nhân tốt nhất lên hàng đầu.