Dù là một dự án trọng điểm, để hàng triệu người dân chờ đợi sau gần 10 năm. Khi tuyến cao tốc được thông xe không thể không nói đến niềm vui của nhiều người vì đường đi về quê không còn quá xa. Nhưng không vì thế mà không thể nói đến những điểm của cao tốc khiến nhiều người thất vọng.
Tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận từ khi mới là dự án đã gây được sự chú ý và quan tâm bậc nhất của người dân miền Tây, vì tuyến đường chính là cầu nối huyết mạch cho người dân Miền Tây đi đi về về với thành phố Hồ Chí Minh.
Với tổng mức đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng, năm 2009 trở thành dự án trọng điểm và sẽ hoàn thành vào năm 2013. Tuy nhiên, sau gần 10 năm triển khai dự án với 2 lần thay đổi nhà đầu tư, 3 lần thay đổi tổng mức đầu tư, 4 lần lùi thời hạn hoàn thành nhưng dự án chỉ đạt được 10% khối lượng.
Vào ngày 19/1/2022 cao tốc chính thức được thông xe kỹ thuật phục vụ người dân dịp tết nguyên đán trong một tháng, sau đó sẽ tiếp tục đóng cửa để hoàn thiện thêm vào tháng 3/2022.
Dù là một dự án trọng điểm, để hàng triệu người dân chờ đợi sau gần 10 năm. Nhưng tuyến đường cũng đã khiến nhiều người thất vọng vì các điều sau:
Chỉ 2 làn xe chạy, không làn dừng khẩn cấp?
Đầu tiên là việc
cao tốc không có làn khẩn cấp: Được biết cao tốc chia làm hai giai đoạn, giai đoạn đầu đã hoàn thành và cho xe chạy thông tuyến trước tết. Ở những giai đoạn sau, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ được mở rộng thêm 2 bên để đạt quy mô 6-8 làn xe và sẽ xây đủ làn dừng khẩn cấp. Nhưng thời điểm triển khai giai đoạn 2 của dự án chưa được ấn định do Bộ GTVT cần thời gian để bố trí vốn. Như vậy tương lai gần người dân còn phải chạy trong cao tốc không có làn khẩn cấp ít nhất cũng vài năm nữa.
Dù được thông báo là có 11 điểm dừng khẩn cấp cho cả hai chiều trên cao tốc nhưng chắc hẳn các tài xế không thể nào đoán trước khi nào xe có sự cố, hoặc có sự cố cũng không thể chờ để tới một trong sáu điểm khẩn cấp đó. Trường hợp xe có vấn đề mà các xe sau không phản ứng kịp thì việc xảy ra dồn toa là tỉ lệ cực lớn.
Nếu như nói rằng vì tiến độ gấp gáp không thể hoàn thành được 3 làn mỗi chiều cũng không đúng, người dân cũng đã chờ đợi tuyến đường này 10 năm, có chờ thêm thì cũng không sao. Khi nhìn
những hình ảnh đầu tiên của tuyến đường lộ diện gần vào những ngày thông xe chỉ có hai làn xe mỗi chiều chắc hẳn nhiều người đã rất ngỡ ngàng.
Rất nhiều bác tài đang hỏi nhau liệu nếu xe có vấn đề hoặc có tai nạn thì xe cứu thương vào như thế nào và ra như thế nào? hay ôm nhau nằm ngoài cao tốc đợi trực thăng tới vớt đi vì đường chỉ có hai làn nếu có vấn đề thì không có đường nào để các xe dạt ra cho xe cứu thương chạy vào. Một chiều 6 điểm dừng, và chiều còn lại 5 điểm dừng khẩn cấp chưa bao giờ là đủ với một tuyến đường dài 51 cây số.
Tốc độ tối đa chỉ 80 km/h?
Thứ 2 là quy định tốc độ tối đa là 80 km/h: Quy định tốc độ trên cao tốc được công bố tối đa sẽ là 80 km/h và tối thiểu là 60 km/. Quy định tốc độ áp dụng cho cả hai chiều xe lưu thông.
Nhiều bác tài bất ngờ khi thấy quy định "tốc độ tối đa 80 km/h trên cao tốc". Các tài xế phàn nàn rằng tốc độ cao nhất là 80 km/h còn thua hẳn các quốc lộ có con lươn cứng ngoài khu dân cư có tốc độ cao nhất là 90 km/h. Đường tỉnh tốc độ còn tới 90 km/h mà tại sao cao tốc xuyên tỉnh lại chỉ có 80 km/h? Vậy thì cao tốc này khác gì một đường tránh?
Các cao tốc khác tốc độ tối đa là 120 km/h cũng không khó để gặp tình cảnh các xe ôm làn, chạy ì ạch một đoạn dài, vậy liệu khi áp dụng tốc độ tối đa 80 km/h thì sẽ còn gây cản trở lưu thông như thế nào nữa?
Dù được hi vọng là con đường rút ngắn thời gian đi từ thành phố Hồ Chí Minh về Mỹ Thuận còn chỉ gần 2 tiếng, giúp người dân đỡ cảnh kẹt xe kinh hoàng những ngày giáp tết ở Quốc lộ 1, nhưng hiện nay có nhiều bác tài đã thể hiện sự thất vọng về tuyến cao tốc sau những hình ảnh được công bố và nói rằng bản thân sẽ tiếp tục gắn bó với quốc lộ 1A.
Còn các bác thì sao? Các bác nghĩ gì về tuyến cao tốc trọng điểm Trung Lương - Mỹ Thuận này?
Xem thêm: