Hạng D
2/12/03
1.899
4.497
113
Vietnam
Cầu đường Nguyễn Khoái, đoạn 1 Vành đai 2, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài... là 3 trong số các dự án dự kiến khởi công vào năm 2024, kỳ vọng giảm tải áp lực giao thông cho thành phố.

Sau một năm chạy đà, gỡ rối, hàng loạt công trình giao thông lớn của TP.HCM đã có thể chuyển sang giai đoạn mới: khởi công.

Đây cũng là cột mốc khởi đầu đầy triển vọng cho cầu đường Nguyễn Khoái, đoạn 1 Vành đai 2, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài và 5 dự án BOT trên đường hiện hữu.

"2024 là một năm có khối lượng công việc gấp 3-4 lần so với trước đây. Ngành giao thông TP.HCM phải hoàn thành rất nhiều mục tiêu để đưa những dự án trên về đích", ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM nói.

Trong đó, cầu đường Nguyễn Khoái là một trong những dự án cấp bách được TP đặt nhiều kỳ vọng nhiều năm qua. Hiện các tuyến đường từ khu vực phía Nam vào trung tâm TP.HCM đang trong tình trạng ùn ứ nghiêm trọng. Các trục đường chính như: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Hữu Thọ, cầu Kênh Tẻ, đường Phạm Hùng… thường xuyên ách tắc.

Do đó, cầu đường Nguyễn Khoái vượt kênh Tẻ và rạch Bến Nghé (theo trục đường Nguyễn Khoái - D1) khi hoàn thành sẽ tạo thành trục đường chính kết nối khu Nam với khu trung tâm TP.HCM.

Công trình cũng giúp giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại cầu kênh Tẻ, đường Nguyễn Hữu Thọ, cầu Nguyễn Văn Cừ, cầu Chữ Y... hiện hữu; từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu giao thông trong khu vực ngày một tăng cao.

Những dự án khơi thông cửa ngõ TP.HCM khởi công năm 2024

Phối cảnh cầu đường Nguyễn Khoái, kết nối khu Nam Sài Gòn với trung tâm TP.HCM. Ảnh: Sở GTVT TP.HCM

Cầu đường Nguyễn Khoái đi qua 3 quận: 1, 4 và 7, có tổng mức đầu tư 3.725 tỷ đồng. Dự án có phần cầu dài gần 2,5km, rộng 6,5-25m và phần đường dài hơn 2,3km rộng 26-61,5m.

Trước đó, cầu, đường Nguyễn Khoái được HĐND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2016. Tổng mức đầu tư ban đầu khoảng 1.250 tỷ đồng, sau tăng lên hơn 2.800 tỷ đồng và hiện nay là 3.725 tỷ đồng, do điều chỉnh quy mô.

Vành đai 2 đoạn 1 (Võ Nguyên Giáp đến cầu Phú Hữu) dài 3,5km, được đầu tư công với tổng mức đầu tư 9.300 tỷ đồng. Công trình được HĐND TP.HCM thông qua chủ trương hồi tháng 9/2023.

Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 dự án hơn 9.852 tỷ đồng, trong đó vốn giải phóng mặt bằng hơn 7.100 tỷ đồng. Dự án giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch 67m và toàn bộ nút giao Bình Thái.

Những dự án khơi thông cửa ngõ TP.HCM khởi công năm 2024

Vành đai 2 TP.HCM nhiều năm dang dở chờ khép kín. Ảnh: Chí Hùng

Riêng phần xây lắp do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM làm chủ đầu tư. Dự án sẽ xây dựng đường song hành hai bên với quy mô 34m, 6 làn xe, đồng thời xây dựng 2 nhánh cầu Đường Xuồng trên đường song hành rộng 12,8m.

Ngoài ra, TP.HCM xây các nút giao với đường Dương Đình Hội, Tăng Nhơn Phú, nút giao Bình Thái, nâng cấp, cải tạo mặt đường phạm vi đường Đặng Văn Bi, đường Đỗ Xuân Hợp và các đường nhánh...

Theo ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, việc khép kín Vành đai 2 nhiều năm qua được chính quyền thành phố rất quan tâm, tuy nhiên gặp khó khăn lớn về nguồn vốn.

Đoạn 1 và 2 của dự án trước đây tính thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BT (thanh toán bằng quỹ đất). Tuy nhiên, loại hợp đồng này hiện loại khỏi luật PPP nên suốt nhiều năm qua TP vẫn chưa cân đối được vốn để triển khai.

TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030 phải khép kín được đường Vành đai 2 để giảm ùn tắc ở nội thành, tăng kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, cao tốc.

Đáng chú ý, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài dài 51km, tổng mức đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng đang được đẩy nhanh các thủ tục để sớm khởi công. Ông Lương Minh Phúc cho biết, tiến độ khởi công vẫn chưa chốt lại do dự án được đầu tư theo hình thức BOT. Do đó, thủ tục sẽ nhiều và mất thời gian hơn.

Dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có tổng chiều dài khoảng 51km, quy mô giai đoạn hoàn chỉnh 6 làn xe cao tốc, mặt cắt ngang 34,5m. Giai đoạn 1, quy mô 4 làn xe, mặt cắt ngang 25,5m.

Dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài đã được bổ sung vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia ngành giao thông, tiến độ yêu cầu phải hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có điểm đầu từ đường vành đai 3 TP.HCM, kết nối Vành đai 3 với đường Vành đai 4. Sau khi hoàn thành, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có chức năng tăng cường kết nối vùng Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với hành lang kinh tế Đông - Tây. Đây cũng là tuyến giao thông đường bộ ngắn nhất kết nối TP.HCM với Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài. Tuyến cao tốc cũng phục vụ phát triển chuỗi công nghiệp - đô thị Mộc Bài - TP.HCM - cảng Cái Mép - Thị Vải, gắn với hành lang kinh tế xuyên Á.

Ngoài những dự án trên, ông Lương Minh Phúc cho hay, TP sẽ khởi động 5 dự án xây dựng, nâng cấp, mở rộng các công trình hiện hữu theo hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao). Các dự án có tổng vốn hơn 44.500 tỷ đồng, được người dân đặt nhiều quan tâm thời gian qua.

5 dự án BOT này nằm ở cửa ngõ, được thực hiện theo cơ chế của Nghị quyết 98, sẽ được TP lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; quyết định chủ trương đầu tư dự án vào quý II và III/2024.

Những dự án khơi thông cửa ngõ TP.HCM khởi công năm 2024

Cửa ngõ quốc lộ 13, tuyến đường thuộc nhóm 5 dự án BOT thực hiện theo Nghị quyết 98 sắp được triển khai. Ảnh: Hà Khánh

Cụ thể là dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 13 từ cầu Bình Triệu đến ranh tỉnh Bình Dương (dài gần 5km sẽ được mở rộng lên 53-60m).

Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 từ đường Kinh Dương Vương đến ranh tỉnh Long An (dài 9,6km từ 4 lên 8 làn xe).

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 22 đoạn từ nút giao An Sương đến Vành đai 3 TP.HCM (dài 9,1km mở rộng thêm gần 40m, kinh phí khoảng 3.609 tỷ đồng).

Dự án nâng cấp trục Bắc - Nam từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức - Long Thành (dài 7,5km được mở rộng từ 4 lên 10 làn xe).

Cuối cùng là xây dựng cầu đường Bình Tiên đoạn từ đường Phạm Văn Chí đến đường Nguyễn Văn Linh (đi qua quận 6, 8 và huyện Bình Chánh) dài 3,2km, mở rộng 30-40m.
>>>> Xem thêm:
 
Hạng B2
18/3/15
405
619
93
Báo đài dồn dập các dự án làm cũng mừng thấp thỏm theo: gỡ rối, chủ trương thông suốt, chạy đà, khởi công rầm rộ, thi công bầy hầy, đắp chiếu, vui mừng tái khởi động..., hy vọng nhiệm kỳ sau lại bắt đầu rà soát lại!
 
  • Haha
Reactions: crabs
Hạng D
1/4/15
1.399
2.545
113
Mấy dự án này vướng nhất đều là đền bù giải phóng mặt bằng, hầu hết đều chưa có mặt bằng chưa triển khai đền bù thì khởi công 2024 kiểu gì, toàn ký hợp đồng xây lắp trước rồi không có mặt bằng dự án toàn treo trên chục năm, hợp đồng bt, bot thì đẩy hết rủi ro về chủ đầu tư, ko biết ai dám tham gia không trừ khi có mánh kiếm lời thêm, xưa bt trả bằng đất tính giá nhà nước thì lãi nó khủng bù vào rủi ro, giờ bot chậm giao mặt bằng, tiến độ kéo dài, phê duyệt thì trùng điệp thủ tục, hàng trăm gầm bàn, lợi nhuận định mức, rủi ro thì cao, chỉ các cđt dùng chiêu nâng chi phí, mới dám chơi, nhưng xác xuất thui rơm cũng cao.
 
Tập Lái
12/3/15
40
70
18
50
Vẫn là nói trên báo. Chỉ mỗi đầu ra cao tốc Trung Lương -HCM, ùn tắc nhích từng chút chỉ bởi cái đèn giao thông ngay trước trạm thu phí , bao năm nay mà có ông nào ngó tới đâu. Chỉ được cái nói. Cứ ra cao tốc HCM-Trung Lương để thấy sự tụt hậu của thành phố này.
 
Hạng B2
18/3/15
405
619
93
Vẫn là nói trên báo. Chỉ mỗi đầu ra cao tốc Trung Lương -HCM, ùn tắc nhích từng chút chỉ bởi cái đèn giao thông ngay trước trạm thu phí , bao năm nay mà có ông nào ngó tới đâu. Chỉ được cái nói. Cứ ra cao tốc HCM-Trung Lương để thấy sự tụt hậu của thành phố này.
Mỗi lần đi MTay về qua trạm thu phí này là có 1 sự ám ảnh và ức chế, thật ra chỉ cần dành 2 làn đi thẳng không dừng là cũng giải quyết được kha khá, đèn để quá vô lý nên ùn ứ cả 3 hướng.