Chủ đề tương tự
Hóng cao nhân nè. Em cũng muốn học mà không biết bắt đầu từ đâu:3danbanh:
Em cũng tập tành chơi nghiệp dư, để không nản chí, luyện tập đúng hướng và càng chơi càng hay thì cần hiểu sâu hơn về nhạc lí mà bác chủ nói ở bước 5, có một số lí thuyết chia sẻ để có thể tìm tone và đệm bài hát bất kì, chơi intro, solo, outtro theo trình tự các bước như sau :
1-hiểu kĩ về cây đàn guitar, các nốt trên cần đàn, quy tắc nửa cung và 1 cung
2-hiểu ứng dụng của capo:
- kẹp capo vào mỗi ngăn làm âm thanh cao hơn nửa cung, có 2 tác dụng:
+ đổi tone bài hát cao hơn 1 hoặc nhiều cung mà không cần đổi thế bấm hợp âm (nếu mình thuộc hợp âm của 1 bài nhưng người hát ở tone cao hơn thì kẹp capo vào)
+ chơi các hợp âm mở ở các thế bấm tay cao và solo âm thanh hay hơn.
3-hiểu và chơi thành thạo âm giai ( tông, gamme, scale, thang âm) chuẩn và cơ bản nhất là C/Am : từ đây có thể dò tông bài hát, đánh nốt, soạn hợp âm của bài hát, phát triển các tone khác cao hơn.
- Âm giai C/Am gồm các nốt tự nhiên:
C--D--EF--G--A--BC : E lên F và B lên C cách nhau nửa cung, các tone cao hơn sẽ dịch di theo đúng tỉ lệ 1 cung và nửa cung từ âm giai chuẩn này.
C--D---EF----G--A----BC
D--E---F#G--A---B---C#D (nên tone D/Bm có 2 dấu # ở đầu khóa)
E--F#--G#A--B--C#--D#E (tone E/C#m có 4 dấu # ở đầu khóa)
F--G---ABb--C--D----EF (tone F/Dm có 1 dấu b ở đầu khóa)
...
Theo quy tắc trên thì còn các tone cao hơn tone C/Am là: có 1#, 2# , 3# và thấp hơn là 1 dấu giáng (b) , 2b,2b,4b
Tương tự âm giai ta có hợp âm giai: chuẩn vẫn là C/Am: và phân thành âm giai trưởng và âm giai thứ:
+âm giai Đô trưởng C: C--Dm---Em,F----G--Am----Bdim,C
+âm giai La thứ Am: Am--Bdim,C---Dm---E,F---G---Am
tại sao là tone trưởng và hợp âm trưởng : khoảng cách từ quãng 1 đến quãng 3 là 2 cung
tại sao là tone thứ và hợp âm thứ : khoảng cách từ quãng 1 đến quảng 3 là 1,5 cung
Hợp âm Bdim gồm các nốt B(1,5cung)D(1,5cung)F là hợp âm giảm vì không phải trưởng hay thứ, và cũng rất ít sử dụng trong bài hát.
Cấu tạo hợp âm:
quãng : là mức cao độ âm thanh tính từ âm chủ đầu tiên cho 7 nốt tiếp theo từ quãng 1 đến quãng 7 và quãng 8 quay về âm chủ ban đầu nhưng có cao độ cao hơn 1 quãng 8, cũng còn gọi là bậc. C là âm chủ bậc 1, tiếp theo là D-2, E-3, ...B-7, C-8
Hợp âm gồm 3 nốt của quãng 1 + quãng 3 + quãng 5 và có tổng cao độ quãng 1 đến quãng 5 là 3,5 cung
+ Hợp âm trưởng gồm 3 nốt của quãng 1 + quãng 3 + quãng 5 nhưng khoảng cách từ quãng 1-3 là 2 cung, và 1-5 là 3,5 cung: ví dụ hợp âm đô trưởng C gồm: C (2cung) E (1,5cung) G
+ Hợp âm thứ gồm 3 nốt của quãng 1 + quãng 3 + quãng 5 nhưng khoảng cách từ quãng 1-3 là 1,5 cung, và 1-5 là 3,5 cung: ví dụ hợp âm đô trưởng Cm gồm: C (1,5cung) Eb (2cung) G
Biết hợp âm trưởng và thứ của âm giai là tự đệm được rồi, bây giờ là quy tắc chuyển hợp âm:
3 hợp âm là có thể chơi tất với quy tắc thần thánh: 1-4-5 ( các bài hát theo vòng hòa âm quãng 1-quãng 4-quãng 5)
Tone đô trưởng : gồm 3 hợp âm chính : C-F-G7 cũng có thể thêm 3 hợp âm phụ: D,Em,Am
Tone La thứ : gồm 3 hợp âm chính : Am-Dm-E7 cũng có thể thêm 3 hợp âm phụ: C,F,G
Tại sao có hợp âm 7, theo quy tắc của âm giai tự nhiên không có nốt # hay b nhưng để chuyển về hợp âm chủ êm tai hơn thì hợp âm quãng 5 (G hoặ E) của bài hát thêm một nốt quãng 7 sao cho tổng từ quãng 1 đến quãng 7 là 5 cung, tức là hợp âm trưởng 7.
Mò nốt nhạc trong bài hát: nếu không hiểu âm giai và thế bấm âm giai trên cần đàn thì mò nốt rất vất vả, mỗi bài hát chỉ có 7 nốt của âm giai đó và nằm cố định trên cần đàn chỉ cần chạy ngón trong âm giai đó là chơi solo hết bài rồi.
Thế bấm C/Am ở ngăn 1
Đây cũng là cách dò tone cho bài hát có tone Đô trưởng hoặc la thứ, tương ứng với thế bấm hợp âm La thứ.
Dịch chuyển toàn bộ lên 2 ngăn đàn thành tone D/Bm, 3 ngăn là Eb/Cm, 5 ngăn là F/Dm và tiếp tục cho các tone khác.
Thế bấm âm giai G/Em ngăn thứ 1:
Đây cũng là cách dò tone cho bài hát có tone Sol trưởng hoặc Mi thứ, tương ứng với thế bấm hợp âm Mi thứ.
Dịch chuyển toàn bộ lên 1 ngăn đàn thành tone Ab/Fm, 3 ngăn là Bb/Gm, 5 ngăn là C/Am và tiếp tục cho các tone khác.
4-Cảm nhịp: gồm nhịp 2/4, 3/4, 4/4, 6/8 chỉ cần vậy thôi, nghe bài hát và gõ nhịp để biết là nhịp gì, phổ biến nhất là nhịp 4/4, khi đã cảm nhịp tốt thì mới chơi đúng nhịp và tập chơi các tiết điệu và sắc thái để tạo ra các điệu hay như ballad, rumba, slow...
5-Cảm âm: nghe bài hát dò ra nốt nhạc của một âm giai và biết tone bài hát, các hợp âm trong tone đó, diển biến chuyển hợp âm.
Các cách dò tone bài hát:
1-Dò nốt cuối cùng của bài hát biết được tone chủ trưởng hay thứ, đánh từ đầu để xác định bài đó thuộc tone trưởng hay thứ
2-Dò nốt theo thế bấm âm giai bên trên, lưu ý thế bấm Am ở ngăn 7 thành thế của Em, ngược lại thế Em ở ngăn 5 thành Am
3-Dò đoạn nào có 2 nốt sát nhau trên 1 dây (cách nhau nửa cung) thì bài đó có tone trưởng thuộc note cao đó (hoặc tone thứ song song với tone trưởng) Hoặc có tone trưởng là bậc 5 của nốt cao.
4-Dò có 3 nốt cách đều nhau 2 ngăn (1 cung) trên 1 dây thì công thêm nửa cung là tone trưởng hoặc bậc 5 của nốt đó, cũng suy ra tone thứ tương tự
Chuyển hợp âm:
- Đa số bài hát có diễn tiến theo quy tắc 1-4-5 hoặc bài nào trầm lắng hơn thì 1-5-4 sang điệp khúc hoặc đoạn cao trào thêm các hợp âm bậc 3, 6 ,7.
- Vòng hòa âm nổi tiếng: Canon C : C-G-Am-Em-F-C-F-G, Canon D: D-A-Bm-Fm-G-D-G-A
6-Chơi ngẫu hứng thêm thắt solo, bass, hợp âm chuyển...
vậy là chiến được rồi, các mục trên em sẽ mở rộng chi tiết cụ thể hơn và có thể thực hành, mong các bác đóng góp để em học hỏi thêm
1-hiểu kĩ về cây đàn guitar, các nốt trên cần đàn, quy tắc nửa cung và 1 cung
2-hiểu ứng dụng của capo:
- kẹp capo vào mỗi ngăn làm âm thanh cao hơn nửa cung, có 2 tác dụng:
+ đổi tone bài hát cao hơn 1 hoặc nhiều cung mà không cần đổi thế bấm hợp âm (nếu mình thuộc hợp âm của 1 bài nhưng người hát ở tone cao hơn thì kẹp capo vào)
+ chơi các hợp âm mở ở các thế bấm tay cao và solo âm thanh hay hơn.
3-hiểu và chơi thành thạo âm giai ( tông, gamme, scale, thang âm) chuẩn và cơ bản nhất là C/Am : từ đây có thể dò tông bài hát, đánh nốt, soạn hợp âm của bài hát, phát triển các tone khác cao hơn.
- Âm giai C/Am gồm các nốt tự nhiên:
C--D--EF--G--A--BC : E lên F và B lên C cách nhau nửa cung, các tone cao hơn sẽ dịch di theo đúng tỉ lệ 1 cung và nửa cung từ âm giai chuẩn này.
C--D---EF----G--A----BC
D--E---F#G--A---B---C#D (nên tone D/Bm có 2 dấu # ở đầu khóa)
E--F#--G#A--B--C#--D#E (tone E/C#m có 4 dấu # ở đầu khóa)
F--G---ABb--C--D----EF (tone F/Dm có 1 dấu b ở đầu khóa)
...
Theo quy tắc trên thì còn các tone cao hơn tone C/Am là: có 1#, 2# , 3# và thấp hơn là 1 dấu giáng (b) , 2b,2b,4b
Tương tự âm giai ta có hợp âm giai: chuẩn vẫn là C/Am: và phân thành âm giai trưởng và âm giai thứ:
+âm giai Đô trưởng C: C--Dm---Em,F----G--Am----Bdim,C
+âm giai La thứ Am: Am--Bdim,C---Dm---E,F---G---Am
tại sao là tone trưởng và hợp âm trưởng : khoảng cách từ quãng 1 đến quãng 3 là 2 cung
tại sao là tone thứ và hợp âm thứ : khoảng cách từ quãng 1 đến quảng 3 là 1,5 cung
Hợp âm Bdim gồm các nốt B(1,5cung)D(1,5cung)F là hợp âm giảm vì không phải trưởng hay thứ, và cũng rất ít sử dụng trong bài hát.
Cấu tạo hợp âm:
quãng : là mức cao độ âm thanh tính từ âm chủ đầu tiên cho 7 nốt tiếp theo từ quãng 1 đến quãng 7 và quãng 8 quay về âm chủ ban đầu nhưng có cao độ cao hơn 1 quãng 8, cũng còn gọi là bậc. C là âm chủ bậc 1, tiếp theo là D-2, E-3, ...B-7, C-8
Hợp âm gồm 3 nốt của quãng 1 + quãng 3 + quãng 5 và có tổng cao độ quãng 1 đến quãng 5 là 3,5 cung
+ Hợp âm trưởng gồm 3 nốt của quãng 1 + quãng 3 + quãng 5 nhưng khoảng cách từ quãng 1-3 là 2 cung, và 1-5 là 3,5 cung: ví dụ hợp âm đô trưởng C gồm: C (2cung) E (1,5cung) G
+ Hợp âm thứ gồm 3 nốt của quãng 1 + quãng 3 + quãng 5 nhưng khoảng cách từ quãng 1-3 là 1,5 cung, và 1-5 là 3,5 cung: ví dụ hợp âm đô trưởng Cm gồm: C (1,5cung) Eb (2cung) G
Biết hợp âm trưởng và thứ của âm giai là tự đệm được rồi, bây giờ là quy tắc chuyển hợp âm:
3 hợp âm là có thể chơi tất với quy tắc thần thánh: 1-4-5 ( các bài hát theo vòng hòa âm quãng 1-quãng 4-quãng 5)
Tone đô trưởng : gồm 3 hợp âm chính : C-F-G7 cũng có thể thêm 3 hợp âm phụ: D,Em,Am
Tone La thứ : gồm 3 hợp âm chính : Am-Dm-E7 cũng có thể thêm 3 hợp âm phụ: C,F,G
Tại sao có hợp âm 7, theo quy tắc của âm giai tự nhiên không có nốt # hay b nhưng để chuyển về hợp âm chủ êm tai hơn thì hợp âm quãng 5 (G hoặ E) của bài hát thêm một nốt quãng 7 sao cho tổng từ quãng 1 đến quãng 7 là 5 cung, tức là hợp âm trưởng 7.
Mò nốt nhạc trong bài hát: nếu không hiểu âm giai và thế bấm âm giai trên cần đàn thì mò nốt rất vất vả, mỗi bài hát chỉ có 7 nốt của âm giai đó và nằm cố định trên cần đàn chỉ cần chạy ngón trong âm giai đó là chơi solo hết bài rồi.
Thế bấm C/Am ở ngăn 1
Đây cũng là cách dò tone cho bài hát có tone Đô trưởng hoặc la thứ, tương ứng với thế bấm hợp âm La thứ.
Dịch chuyển toàn bộ lên 2 ngăn đàn thành tone D/Bm, 3 ngăn là Eb/Cm, 5 ngăn là F/Dm và tiếp tục cho các tone khác.
Thế bấm âm giai G/Em ngăn thứ 1:
Đây cũng là cách dò tone cho bài hát có tone Sol trưởng hoặc Mi thứ, tương ứng với thế bấm hợp âm Mi thứ.
Dịch chuyển toàn bộ lên 1 ngăn đàn thành tone Ab/Fm, 3 ngăn là Bb/Gm, 5 ngăn là C/Am và tiếp tục cho các tone khác.
4-Cảm nhịp: gồm nhịp 2/4, 3/4, 4/4, 6/8 chỉ cần vậy thôi, nghe bài hát và gõ nhịp để biết là nhịp gì, phổ biến nhất là nhịp 4/4, khi đã cảm nhịp tốt thì mới chơi đúng nhịp và tập chơi các tiết điệu và sắc thái để tạo ra các điệu hay như ballad, rumba, slow...
5-Cảm âm: nghe bài hát dò ra nốt nhạc của một âm giai và biết tone bài hát, các hợp âm trong tone đó, diển biến chuyển hợp âm.
Các cách dò tone bài hát:
1-Dò nốt cuối cùng của bài hát biết được tone chủ trưởng hay thứ, đánh từ đầu để xác định bài đó thuộc tone trưởng hay thứ
2-Dò nốt theo thế bấm âm giai bên trên, lưu ý thế bấm Am ở ngăn 7 thành thế của Em, ngược lại thế Em ở ngăn 5 thành Am
3-Dò đoạn nào có 2 nốt sát nhau trên 1 dây (cách nhau nửa cung) thì bài đó có tone trưởng thuộc note cao đó (hoặc tone thứ song song với tone trưởng) Hoặc có tone trưởng là bậc 5 của nốt cao.
4-Dò có 3 nốt cách đều nhau 2 ngăn (1 cung) trên 1 dây thì công thêm nửa cung là tone trưởng hoặc bậc 5 của nốt đó, cũng suy ra tone thứ tương tự
Chuyển hợp âm:
- Đa số bài hát có diễn tiến theo quy tắc 1-4-5 hoặc bài nào trầm lắng hơn thì 1-5-4 sang điệp khúc hoặc đoạn cao trào thêm các hợp âm bậc 3, 6 ,7.
- Vòng hòa âm nổi tiếng: Canon C : C-G-Am-Em-F-C-F-G, Canon D: D-A-Bm-Fm-G-D-G-A
6-Chơi ngẫu hứng thêm thắt solo, bass, hợp âm chuyển...
vậy là chiến được rồi, các mục trên em sẽ mở rộng chi tiết cụ thể hơn và có thể thực hành, mong các bác đóng góp để em học hỏi thêm
Chỉnh sửa cuối:
Em đang ở giai đoạn 4.Bác nào nhận em làm học trò thì mật thư em nhé...Thank
Bác có đi học thì cho em theo với nha bác.Em củng mê lắm...!Bác chủ ơi,bác cho em theo học với được ko ạ