Như kế hoạch đã định, 7h00 sáng ngày 27/04/13 Tôi và dathuong cùng anhsaodem đã tới điểm tập hợp. Và chúng tôi lên đường về Bến Tre
Đã đến đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống trên tỉnh lộ 887.S.O.Ser dathuong lập tức chụp ảnh post hình
Tôi
vội vã ghi hình
Anh Trường Xuân (áo thun trắng,) Tìnhnguyện viên S.O.S 118. xtlunique là người Bến Tre phụ trách hỗ trợ khu vực huyện Giồng Trôm đã mừng rỡ đón chúng tôi (Áo sọc ngang là S.O.Ser dathuong, áo đen là S.O.Ser anhsaodem)
với nước chai ướp mát lạnh tình đồng đội!
Mừng mừng tủi tủi ….”đã gần 1 năm mới gặp lại nhau”
Trường xuân nói “đi ngay các anh ơi, anh Lê thanh Tịnh đang chờ phía trước”
Và chúng tôi lại đi về hướng huyện Ba Tri, qua những cây cầu nhỏ.
Lê Thanh Tịnh (S.O.S 133. lttgiongtrom) kia rồi, anh đang chờ phía trước!
Tịnh gọi điện bảo “các bác cứ chạy thẳng cho nhanh, em bám theo liền”
Thế là đoàn “trinh sát” vi vu
Đã đến rồi UBND xã Mỹ Thạnh, Ba Tri Bến Tre
Bí thơ xã Chín Sơn, (áo xanh bên trái hình) Chủ tịch xã Út Dân, (áo xám bên phài ngoài cùng) trưởng CA xã Tám Thảo (áo trắng, giữa, cạnh Hà “xôi nát”) tiếp chúng tôi với những trái dừa quê hương mát lạnh ngọt lịm và nồng ga.
Sau khi trình bày lý do, Bí thơ nói “Đảng Ủy, chính Quyền và nhân dân xã tôi luôn mong chờ những “mạnh thường quân” từ TP đến với xã để thăm hỏi tình hình đời sống nhân dân”
Anh Chín bảo “anh Út Dân sẽ đưa các anh S.O.S xuống thăm cơ sở, để tui ra chợ tự mua mấy con chạch lấu về nấu cơm tập thể ăn chơi!”
Thế là Út Dân đưa chúng tôi đi.
Hộ thứ nhất:
Ông Nguyễn Văn Phúc, ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Thạnh, huyện Ba Tri, Bến Tre
Ông Phúc từng có vợ, 1 con trai. Năm con trai 3 truổi vợ ông bỏ đi “vì nhà nghèo quá”. Ông ở vậy làm mướn nuôi con
Chủ Tịch xã – Út dân chụp hình cùng chúng tôi trước căn “nhà” không của của ông Phúc.
Vách lá
bếp thế này.
Cư dân ở đây đã có nước sạch.
Trong nhà “chẳng có gì để mất” cả
Trước mặt nhà, qua khoảnh sân là ngĩa địa của họ tộc khác
Ở đây, địa phương chưa có quy hoạch nghĩa trang. “Nhà ai mất người, chôn đất nhà đó”- ông chủ tịch bảo vậy.
Ông chủ tịch cũng ngẩn ngơ trước căn nhà của người dân quê ông.
Ông Phúc chỉ có sổ hộ nghèo và lòng cảm thông của bà con, chính quyền.
Ông không phải diện chính sách nên không thể nhận trợ cấp hay đãi ngộ nào từ ngân sách.
Hộ thứ hai; Những người khốn khổ sống trong chuồng bò
Chủ tịch Út Dân đưa chúng tôi đến dừng xe trước một đường đất nhỏ để tìm đến nơi ở của
“Ông Lê Văn Sành 1980 và bà Trần thị Thắm 1981 có 2 con song sinh 3 tuổi, ấp Mỹ lợi, xã Mỹ Thạnh, Ba Tri, Bến Tre. Không có đất sản xuất nông nghiệp. Chồng thợ hồ, vợ lãnh đồ may gia công. Ông Sành nay lâm bệnh hiểm nghèo u gan. Sống lều tạm cạnh chuồng bò của người em trai.” – (theo thông tin của Ủy Ban Xã).
Ông Út xăm xăm dẫn S.O.S anhsaodem vào “ngõ”
Các anh Thanh Tịnh, Trường Xuân, Hữu Đạt (dathuong) tất tả theo sau. (nhàbên trái là”nhà tình thương” đấy!
Rãnh nước phân tiểu của bò ngăn trước căn nhà kia.
Các thành viên S.O.S chết lặng đi vì cảnh tượng trước mắt họ!
Chủ tịch xã cũng đăm chiêu lo lắng
Ông đưa em bé (con Thanh Tịnh) ra ngoài.
Bên kia vách lá là chuồng bò của người chủ đất.
Thanh Tịnh ngẩn ngơ. (Khi về trụ sở xã, Thanh Tịnh hẹn hôm sau sẽ lây ô tô chở anh chủ nhà này đi khám bệnh đông y- cần chữa bệnh U Gan)
Ông bà này có 2 đứa con sinh đôi, vợ ốm o héo mòn vì anh chồng – lao động chính đổ bệnh U Gan, không đi làm mướn được nữa.
Họ sống ngay bên cạnh chuồng bò hôi thối kia là nhờ lòng hảo tâm của ông em trai chủ chuồng bò.
Không tiền mua thuốc và khám chữa bệnh.
Những đứa bé chưa biết nghĩa của từ “nghèo”.
Bò và người chung mái
Phân bò tải phơi để gom bán
quanh nhà chỉ có phân và nước tiểu nước thải từ chuồng bò
Một tô cơm trắng , con anh Phúc ăn để chuẩn bị đi học (lời và hình của anhsaodem)
Trường Xuân khóc nức nở vì đau xót trước tình cảnh người dân quê mình!,
dathuong – S.O.S 102 viết thế này trong room S.O.S:
“Hôm qua sau khi chia tay đoàn, em về tới nhà khoảng 11 giờ khuya. Rất mệt nhưng cũng không ngủ được vì phải kể cho chủ tịch nhà em nghe, em bị ám ảnh và sốc nặng khi gặp gia đình (sống trong chuồng Bò). Thật không thể tưởng tượng được năm 2013 mà còn có những cảnh đời bần cùng đến thế.
Người chồng bệnh nặng, người vợ thì ốm yếu lại phải nuôi thêm hai con nhỏ sinh đôi.
Lối đi vào nhà phải qua thảm ..ân Bò
Bước vào trong một chút là một cái chuồng bò của người em cho mượn, được ngăn một nữa để ở
Vách ngăn của Bò và người được ngăn bằng những cái bao, bên kia là 3 con bò của người ta – bên này là người
Nói thật. Anh em không thể ở lâu trong nhà vì nhiều lý do. Thứ nhất không thể kìm nén được xúc động, thứ hai bên kia những con bò đang tè rột rột vào những cái bao, thứ ba mùi của chuồng bò khiến những người may mắn như chúng ta không quen ngửi phải phắn ngay sau 10 phút.
Bởi lẽ đó, em dathuong (Hữ Đạt) cầu mong anh Tư phát động phong trào thiện nguyện, giúp đỡ gia đình này thoát khỏi chuồng bò.
Em xin phụ một tay, của ít lòng nhiều.
Thân mến!”
Không biết nói gì hơn, chúng tôi nghẹn ngào về xã trong cái đau đáu “sống thế này không chết mới lạ! Những đứa bé kia sẽ đi về đâu?”
Không Thể bình tâm để phỏng vấn, tôi nói anh Út Dân “về xã xin anh cho cái thông tin cụ thể về hộ dân này anh nhé!”
Chúng tôi trở về trụ sở xã.
Kết thúc một chuyến khảo sát vì người nghèo Bến Tre.
Đã đến đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống trên tỉnh lộ 887.S.O.Ser dathuong lập tức chụp ảnh post hình
Tôi
vội vã ghi hình
Anh Trường Xuân (áo thun trắng,) Tìnhnguyện viên S.O.S 118. xtlunique là người Bến Tre phụ trách hỗ trợ khu vực huyện Giồng Trôm đã mừng rỡ đón chúng tôi (Áo sọc ngang là S.O.Ser dathuong, áo đen là S.O.Ser anhsaodem)
với nước chai ướp mát lạnh tình đồng đội!
Mừng mừng tủi tủi ….”đã gần 1 năm mới gặp lại nhau”
Trường xuân nói “đi ngay các anh ơi, anh Lê thanh Tịnh đang chờ phía trước”
Và chúng tôi lại đi về hướng huyện Ba Tri, qua những cây cầu nhỏ.
Lê Thanh Tịnh (S.O.S 133. lttgiongtrom) kia rồi, anh đang chờ phía trước!
Tịnh gọi điện bảo “các bác cứ chạy thẳng cho nhanh, em bám theo liền”
Thế là đoàn “trinh sát” vi vu
Đã đến rồi UBND xã Mỹ Thạnh, Ba Tri Bến Tre
Bí thơ xã Chín Sơn, (áo xanh bên trái hình) Chủ tịch xã Út Dân, (áo xám bên phài ngoài cùng) trưởng CA xã Tám Thảo (áo trắng, giữa, cạnh Hà “xôi nát”) tiếp chúng tôi với những trái dừa quê hương mát lạnh ngọt lịm và nồng ga.
Sau khi trình bày lý do, Bí thơ nói “Đảng Ủy, chính Quyền và nhân dân xã tôi luôn mong chờ những “mạnh thường quân” từ TP đến với xã để thăm hỏi tình hình đời sống nhân dân”
Anh Chín bảo “anh Út Dân sẽ đưa các anh S.O.S xuống thăm cơ sở, để tui ra chợ tự mua mấy con chạch lấu về nấu cơm tập thể ăn chơi!”
Thế là Út Dân đưa chúng tôi đi.
Hộ thứ nhất:
Ông Nguyễn Văn Phúc, ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Thạnh, huyện Ba Tri, Bến Tre
Ông Phúc từng có vợ, 1 con trai. Năm con trai 3 truổi vợ ông bỏ đi “vì nhà nghèo quá”. Ông ở vậy làm mướn nuôi con
Chủ Tịch xã – Út dân chụp hình cùng chúng tôi trước căn “nhà” không của của ông Phúc.
Vách lá
bếp thế này.
Cư dân ở đây đã có nước sạch.
Trong nhà “chẳng có gì để mất” cả
Trước mặt nhà, qua khoảnh sân là ngĩa địa của họ tộc khác
Ở đây, địa phương chưa có quy hoạch nghĩa trang. “Nhà ai mất người, chôn đất nhà đó”- ông chủ tịch bảo vậy.
Ông chủ tịch cũng ngẩn ngơ trước căn nhà của người dân quê ông.
Ông Phúc chỉ có sổ hộ nghèo và lòng cảm thông của bà con, chính quyền.
Ông không phải diện chính sách nên không thể nhận trợ cấp hay đãi ngộ nào từ ngân sách.
Hộ thứ hai; Những người khốn khổ sống trong chuồng bò
Chủ tịch Út Dân đưa chúng tôi đến dừng xe trước một đường đất nhỏ để tìm đến nơi ở của
“Ông Lê Văn Sành 1980 và bà Trần thị Thắm 1981 có 2 con song sinh 3 tuổi, ấp Mỹ lợi, xã Mỹ Thạnh, Ba Tri, Bến Tre. Không có đất sản xuất nông nghiệp. Chồng thợ hồ, vợ lãnh đồ may gia công. Ông Sành nay lâm bệnh hiểm nghèo u gan. Sống lều tạm cạnh chuồng bò của người em trai.” – (theo thông tin của Ủy Ban Xã).
Ông Út xăm xăm dẫn S.O.S anhsaodem vào “ngõ”
Các anh Thanh Tịnh, Trường Xuân, Hữu Đạt (dathuong) tất tả theo sau. (nhàbên trái là”nhà tình thương” đấy!
Rãnh nước phân tiểu của bò ngăn trước căn nhà kia.
Các thành viên S.O.S chết lặng đi vì cảnh tượng trước mắt họ!
Chủ tịch xã cũng đăm chiêu lo lắng
Ông đưa em bé (con Thanh Tịnh) ra ngoài.
Bên kia vách lá là chuồng bò của người chủ đất.
Thanh Tịnh ngẩn ngơ. (Khi về trụ sở xã, Thanh Tịnh hẹn hôm sau sẽ lây ô tô chở anh chủ nhà này đi khám bệnh đông y- cần chữa bệnh U Gan)
Ông bà này có 2 đứa con sinh đôi, vợ ốm o héo mòn vì anh chồng – lao động chính đổ bệnh U Gan, không đi làm mướn được nữa.
Họ sống ngay bên cạnh chuồng bò hôi thối kia là nhờ lòng hảo tâm của ông em trai chủ chuồng bò.
Không tiền mua thuốc và khám chữa bệnh.
Những đứa bé chưa biết nghĩa của từ “nghèo”.
Bò và người chung mái
Phân bò tải phơi để gom bán
quanh nhà chỉ có phân và nước tiểu nước thải từ chuồng bò
Một tô cơm trắng , con anh Phúc ăn để chuẩn bị đi học (lời và hình của anhsaodem)
Trường Xuân khóc nức nở vì đau xót trước tình cảnh người dân quê mình!,
dathuong – S.O.S 102 viết thế này trong room S.O.S:
“Hôm qua sau khi chia tay đoàn, em về tới nhà khoảng 11 giờ khuya. Rất mệt nhưng cũng không ngủ được vì phải kể cho chủ tịch nhà em nghe, em bị ám ảnh và sốc nặng khi gặp gia đình (sống trong chuồng Bò). Thật không thể tưởng tượng được năm 2013 mà còn có những cảnh đời bần cùng đến thế.
Người chồng bệnh nặng, người vợ thì ốm yếu lại phải nuôi thêm hai con nhỏ sinh đôi.
Lối đi vào nhà phải qua thảm ..ân Bò
Bước vào trong một chút là một cái chuồng bò của người em cho mượn, được ngăn một nữa để ở
Vách ngăn của Bò và người được ngăn bằng những cái bao, bên kia là 3 con bò của người ta – bên này là người
Nói thật. Anh em không thể ở lâu trong nhà vì nhiều lý do. Thứ nhất không thể kìm nén được xúc động, thứ hai bên kia những con bò đang tè rột rột vào những cái bao, thứ ba mùi của chuồng bò khiến những người may mắn như chúng ta không quen ngửi phải phắn ngay sau 10 phút.
Bởi lẽ đó, em dathuong (Hữ Đạt) cầu mong anh Tư phát động phong trào thiện nguyện, giúp đỡ gia đình này thoát khỏi chuồng bò.
Em xin phụ một tay, của ít lòng nhiều.
Thân mến!”
Không biết nói gì hơn, chúng tôi nghẹn ngào về xã trong cái đau đáu “sống thế này không chết mới lạ! Những đứa bé kia sẽ đi về đâu?”
Không Thể bình tâm để phỏng vấn, tôi nói anh Út Dân “về xã xin anh cho cái thông tin cụ thể về hộ dân này anh nhé!”
Chúng tôi trở về trụ sở xã.
Kết thúc một chuyến khảo sát vì người nghèo Bến Tre.