Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế theo chủ nghĩa cộng sản. Hàng hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, hàng hóa không được mua bán tự do trên thị trường, không được phép vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác. Phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người. Lương đôi khi cũng được trả bằng hiện vật.
Cảnh chen lấn tại một cửa hàng mậu dịch
Đây là sổ mua lương thực (gọi nôm na là sổ gạo), hồi ấy viên chức đi làm Nhà nước chỉ được mua 13,5kg/1 tháng. Thuật ngữ ‘buồn như mất sổ gạo’ xuất hiện trong thời kỳ này: mất sổ gạo còn quan trọng hơn cả việc mất tiền vì có tiền cũng không mua được gạo, dù là gạo đỏ, đầy thóc và sạn!
Theo Kinh tế Việt Nam 1955-2000, nhà xuất bản Thống kê
“Thời bao cấp không có thị trường tự do về buôn bán cũng như về trao đổi các mặt hàng, cụ thể như lạc [đậu phụng] chỉ để lại vừa đủ làm giống cho vụ sau. Người sản xuất không tiêu dùng là tốt, người trồng lạc không ăn lạc, không dùng lạc để làm kẹo hay luộc để bán … Đối với nông sản dùng để chế biến thực phẩm cho nhân dân thì nhà nước phải quản lý chặt chẽ trên thị trường, không để ai buôn bán kiếm lời”.
"
Cán bộ cao ăn cung cấp
Cán bộ thấp ăn chợ đen
Cán bộ quen ăn cổng hậu"
Là câu vè thời bấy giờ
Hòn đá dùng để giữ chỗ, xếp hàng khi mua thịt, gạo. Hay còn gọi là "đặt gạch"
Những câu vè dưới đây nói lên giá trị của những mặt hàng trong thời bao cấp:
Nhất gạo nhì rau
Tam dầu tứ muối
Thịt thì đuôi đuối
Cá biển mất mùa
Đậu phụ chua chua
Nước chấm nhạt thếch
Mì chính có ****
Vải sợi chưa về
Săm lớp thiếu ghê
Cái gì cũng thiếu
Một đám cưới
Cảnh đeo bám quen thuộc trên những chiếc tàu điện, phương tiện công cộng rất quan trọng ở Hà Nội thập kỷ 1970 – 1980.
Sửa chữa xe đạp là nghề rất được trọng dụng ở Hà Nội thời bao cấp. Thời mà xe máy là vật dụng vô cùng xa xỉ
Mặt tiền của nhà triển lãm ở ngã tư Hàng Bài – Tràng Tiền.
Đây là giấy đăng ký máy thu thanh (Radio, gọi nôm na là cái đài) giống như đăng ký xe máy bây giờ, quản lý chặt để cấm nghe đài địch. Trong đó có đài BBC.
" Nghe đài, đọc báo của ta - Chớ nghe đài địch, ba hoa nói càn"
Hàng trăm người tập trung ở ngoài một tòa nhà ở Hà Nội để nhận giấy tờ xuất cảnh.
Đây là bức thư của người con gửi cho ba mình, viết về bơ và pho mát, người mẹ tưởng là cục xà phòng đem ra mài lấy bọt để giặt quần áo
Sưu tầm-Tổng hợp