Tập Lái
Xây dựng Trường Sinh từ kinh nghiệm xây nhà trọn gói và thi công nhiều công trình cao tầng, chúng tôi đúc kết được rằng việc lựa chọn loại móng nhà nào để thi công phải được lên phương án và tính toán một cách cụ thể, chính xác. Quá trình thi công phải được giám sát nghiêm ngặt bởi đội ngũ giám sát thi công tốt nghiệp từ các trường đại học chuyên ngành xây dựng.


1, Móng đơn

Móng đơn chính là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Loại móng này được sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện, mố trụ cầu,…Những nơi có địa chất tốt, yên tĩnh không bị tác động bởi xe tải chạy qua.

Móng đơn nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình vuông, chữ nhật, tám cạnh, tròn,… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Loại móng này cũng thường dùng khi sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ và cũng là giải pháp tiết kiệm nhất trong các loại móng.


2, Móng băng

Móng băng thường có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau (cắt nhau hình chữ thập), để đỡ tường hoặc hàng cột. Việc thi công móng băng thường là việc đào móng quanh khuôn viên công trình (tòa nhà) hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó.

Trong xây dựng nhà, móng băng hay dùng nhất, vì nó lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn.

Khi các hàng cột hoặc tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường dùng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Thường đặt đáy móng băng cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.

Các loại móng băng trong xây dựng nhà có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.


3, Móng bè

Mong bè trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất. Đây là một loại móng được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình.


4, Móng cọc

Móng cọc là các loại móng gồm có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng. Cọc tre, cọc cừ tràm ở Việt Nam được sử dụng như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng công trình. Ngoài ra ngày nay thường sử dụng cọc bê tông cốt thép bằng phương pháp ép cọc xuống nền đất tốt.

[IMG]

Những Sai lầm của đơn vị thiết kế trong quá trình thiết kế nhà

1, Khảo sát địa chất không kỹ


Rất nhiều hộ gia đình khi xây nhà không tiến hành bước đo đạc, kiểm soát địa chất hoặc nếu có cũng chỉ tiến hành qua loa, sơ sài. Khảo sát địa chất sẽ giúp chúng ta biết được tình trạng đất của nhà mình, xét xem loại đất ấy có phù hợp để xây nhà hay không và có những biện pháp gì để có thể xây nhà trên những loại đất ấy mà không lo nhà ở bị sụt lún khi xây.


2, Thiết kế móng không tốt

Trong quy trình làm móng nhà, thiết kế móng không tốt, không phù hợp sẽ dẫn tới tình trạng móng nhà không chắc, dễ bị sụt lún.
Giới thiệu các dịch vụ xây dựng khác tại Trường Sinh.
+ Thi công xây nhà trọn gói.
- Thi công xây dựng phần thô
- Thi công xây dựng nhà ở trọn gói "Chìa khóa trao tay"
- Thi công xây dựng phần hoàn thiện biệt thự liền kề xây thô
>>> Xem thêm báo giá xây nhà trọn gói tại đây
+ Thi công sửa chữa cải tạo nhà trọn gói tại Hà Nội
- Thi công phá dỡ cải tạo nhà
- Thi công cơi nới mở rộng diện tích nhà ở
- Thi công sửa nhà trọn gói
- Thi công hoàn thiện biệt thự liền kề, biệt thự phân lô
>>> Xem ngay báo giá sửa nhà trọn gói tại đây
+ Sản xuất và lắp đặt các loại cửa.
- Sản xuất cửa nhựa Composite. (Xem thêm).
- Sản xuất cửa nhôm kính Xingfa. (Xem thêm).
- Sản xuất cửa nhôm kính PMA.
(Xem thêm).
- Sản xuất cửa nhôm kính Việt Pháp (Xem thêm).
Nguồn bài viết: https://xaydungtruongsinh.com.vn/new/uu-diem-va-nhuoc-diem-cua-cac-loai-mong-trong-xay-dung.html