Hạng D
17/10/19
1.961
2.762
113
25
Bến Tre
www.facebook.com
Mặc dù các bác tài đã được trải qua quá trình đào tạo bài bản của trường, đã được bộ giao thông vận tải cấp bằng, nhưng trên thực tế đường trường thì các bác tài không phải lúc nào cũng đủ tỉnh táo để nhận ra mình đang vi phạm lỗi giao thông. Bài viết này sẽ tổng hợp lại các vi phạm trên đường phổ biến của các bác tài ô tô.

Những lỗi vi phạm giao thông phổ biến của tài mới và mức phạt cụ thể


1. Đi sai làn
Đây là lỗi phổ biến, có thể nói 100% lái xe đều vi phạm. Nguyên nhân do đường hẹp, mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhiều người "bon chen " lái xe điền vào khoảng trống, hòng có được lợi thế đi trước.

Xử phạt: Theo quy định của Nghị định 171/2013/NĐ-CP (Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2014).

Cụ thể, tại Điểm c, Khoản 4, Điều 5 quy định phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi thực hiện hành vi vi phạm: Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định.

Ngoài ra, với vi phạm này, theo Điểm b, Khoản 11, Điều 5, người điều khiển xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong 01 tháng.


2. Không thắt dây an toàn
Việc thắt dây an toàn rất quan trọng, đặc biệt là với người ngồi trước, bởi nếu xảy ra va chạm, thì người ngồi trước luôn luôn là người gặp nguy hiểm nhất, còn người ngồi sau có thể trở thành con thoi gây nguy hiểm cho những người xung quanh. Hãy cố gắng tập thói quen thắt dây an toàn khi lên xe.

Xử phạt: Nghị định 46/2016 NĐ-CP ban hành “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt” quy định chế tài xử lý vi phạm đối với tài xế và người ngồi trên xe ô tô không thực hiện việc thắt dây an toàn... phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi ... không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy (điểm k khoản 1 Điều 5 nghị định).

3. Lỗi chèn vạch liền, đè vạch
Lỗi chèn vạch liền hay hay đè vạch thường xảy ra khi từ cầu xuống , dừng đèn đỏ tại các ngã ba , ngã tư và trên các đường liên tỉnh. Lỗi chèn vạch thường xảy ra khi vào các tuyến đường cong, lái mới không để ý dễ bị chèn vạch; hoặc các chỗ đường hẹp, lái mới căn phải rộng để tránh 2 bánh hay các chướng ngại vật khác cũng dễ bị phạm lỗi chèn vạch.

Xử phạt: Theo khoản 1 điều 5 Nghị định 171/2013 của Chính phủ quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ. Theo đó người điều khiển phương tiện ô tô sẽ bị phạt tiền: 100 – 200 nghìn đồng.

Nếu trong nội thành Hà Nội, Sài Gòn, áp dụng mức 300-500 ngàn đồng. Cũng trường hợp bị xử theo điểm a khoản 2 điều 5 (chuyển làn không đúng nơi cho phép) với 300 – 500 nghìn đồng.


4. Không xy-nhan trái khi nhập làn đường
Đây là lỗi rất dễ bắt gặp khi tài xế bắt đầu tham gia giao thông, việc không bật xy-nhan trái rất dễ làm những người chạy phía sau giật mình, không lường trước được xe của bạn sẽ chuẩn bị di chuyển, nên rất dễ xảy ra tại nan. Để tránh tình trạng này, chúng ta nên xy-nhan trái trước 5 giây rồi mới bắt đầu di chuyển nhập làn đường.

Xử phạt: Phạt từ 300.000 – 400.000 đồng nếu chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước (điểm a, khoản 2 Điều 5);

- Phạt từ 600.000 – 800.000 đồng nếu chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (điểm c khoản 3 Điều 5);

- Phạt từ 800.000 – 1.200.000 đồng nếu chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc (điểm h khoản 4 Điều 5).


5. Lỗi dừng xe không đúng quy định
Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước, nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường

Xử phạt: Đối chiếu theo Điểm h, Khoản 2, Điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm dừng, đỗ xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe” sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ; nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ;

Xử phạt: Đối chiếu theo Điểm đ, Khoản 3, Điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm dừng, đỗ xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe” sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.

6. Vượt đèn đỏ
Vượt đèn đỏ là 1 hành vi có thể gây nguy hiểm tới người điều khiển và cả những người đi đường.

Xử phạt: Mức tiền phạt lỗi vượt đèn đỏ quy định tại điểm a khoản 5 điều 5 nghị định 46 là từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

7. Đi vào đường cấm, đường ngược chiều
Thường thấy ở những nơi thưa vắng, buổi trưa hoặc buổi tối vắng vẻ nên bác tài tranh thủ đi tắt tiết kiệm thời gian, đôi khi cũng vì không quen đường.

Xử phạt: Theo điểm b khoản 4 điều 8, mắc lỗi này người điều khiển phương tiện bị phạt tiền từ 800 - 1,2 triệu đồng. Trong nội thành Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh được áp dụng mức 1,4-2 triệu đồng. Hình phạt bổ sung tước GPLX 30 ngày.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: root