Khoảng 10 năm trở lại đây, phân khúc xe bán tải gần như là màn độc diễn của Ford Ranger. Mặc dù các đối thủ liên tục nâng cấp và ra mắt thế hệ mới, nhưng mẫu xe bán tải của Ford gần như là sự lựa chọn duy nhất của số đông khách hàng tại Việt Nam.
Có thể nói đây là “quả ngọt” của Ford Việt Nam khi hãng xe Mỹ mở ra phân khúc bán tải từ năm 2001 với Ford Ranger, sớm hơn rất nhiều nếu so với các đối thủ cùng phân khúc. Phải đến tháng 7/2005, Ford Ranger mới có đối thủ cạnh tranh đầu tiên là Isuzu D-Max. Theo sau đó là màn ra mắt của lần lượt của Toyota Hilux và Mitsubishi Triton trong năm 2008.
Ba dòng xe còn lại là Nissan Navara, Mazda BT-50 và Chevrolet Colorado ra mắt lần lượt vào năm 2010, 2012 và 2015. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, Chevrolet Colorado đã ngừng kinh doanh tại Việt Nam, để lại phân khúc gồm 6 mẫu xe.
Tại Việt Nam, Ford Ranger được phân phối lần đầu vào năm 2001 và mẫu xe này cũng thuộc thế hệ đầu tiên trên toàn cầu. Tuy nhiên đến năm 2002, Ford Ranger facelift lần đầu được giới thiệu và lắp ráp tại Việt Nam. Vào năm 2007, Ford Ranger thế hệ thứ 2 ra mắt và tiếp tục được lắp ráp trong nước. Tuy nhiên phiên bản Ford Ranger nâng cấp của thế hệ 2 đã chuyển sang nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.
Ở 2 thế hệ đầu, Ford Ranger vẫn chưa thực sự lấn át các đối thủ đến từ Á Châu như Isuzu D-Max, Toyota Hilux hay Mitsubishi Triton. Tuy nhiên kể từ khi thế hệ thứ 3 ra mắt vào năm 2012, Ford Ranger gần như liên tục là dòng xe bán tải duy nhất lọt danh sách Top 10 xe bán chạy của năm tại Việt Nam.
Trong năm 2020, Ford Ranger xếp vị trí thứ 6 trong Top 10 với doanh số 13.291 xe, giảm nhẹ 28 xe so với năm 2019. Đây là thành tích rất đáng ghi nhận khi phần còn lại của phân khúc đều giảm khá sâu.
Bước sang năm mới, doanh số quý I/2021 của Ford Ranger tăng trưởng khá mạnh với 3.873 xe, cao hơn cùng kỳ năm ngoái đến 1.974 xe, tương đương mức tăng trưởng 104%. Hiện tại, Ford Ranger phiên bản lắp ráp trong nước cũng chuẩn bị ra mắt. Trong khi đó mức giá dành cho phiên bản nhập khẩu từ Thái Lan đang niêm yết từ 616 – 925 triệu đồng.
Tại Việt Nam, Toyota Hilux thế hệ thứ 7 chính thức được phân phối dưới dạng nhập khẩu nguyên chiếc vào năm 2008. Vào năm 2011, Toyota Hilux phiên bản nâng cấp lần 2 của thế hệ 7 tiếp tục được giới thiệu đến khách hàng Việt Nam. Vào tháng 10/2015, Toyota Hilux thế hệ thứ 8 cũng chính thức ra mắt, chỉ sau 5 tháng ra mắt toàn cầu tại Bangkok, Thái Lan.
Kể từ thời điểm ra mắt, Toyota Hilux từng được kỳ vọng sẽ phá vỡ thế thống trị của Ford Ranger tại Việt Nam. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, mẫu xe bán tải của Toyota vẫn chỉ đua tranh với phần còn lại của phân khúc. Trong năm 2020, Toyota Hilux chỉ đạt doanh số 2.642 xe, giảm 7,7% so với năm 2019. Trong 3 tháng đầu năm 2021, Toyota Hilux cũng đạt doanh số 803 xe, tăng 300 xe so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên doanh số vẫn rất nhỏ nếu đặt cạnh ông vua doanh số Ford Ranger.
Hiện tại, Toyota Hilux 2021 tại Việt Nam là phiên bản nâng cấp mới nhất được giới thiệu vào tháng 8/2020. Khác với đối thủ Ford Ranger, mẫu xe này vẫn tiếp tục nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan với 4 phiên bản, cùng giá bán từ 628 – 913 triệu đồng.
Tại Việt Nam, sau thời điểm ra mắt vào tháng 12/2008, Mitsubishi Triton được khá nhiều khách hàng tại Việt Nam ưa chuộng, nhờ thiết kế nhỏ gọn, khả năng vận hành linh hoạt, trong khi động cơ dầu diesel tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên kể từ năm 2012, mẫu xe này cũng thuộc “thành phần hạng 2” của phân khúc xe bán tải tại Việt Nam.
Kết quả kinh doanh của Mitsubishi Triton tại Việt Nam trong năm 2020 cũng giảm còn 2.247 xe, tương ứng mức giảm 15,8%. Trong 3 tháng đầu năm 2021, mẫu xe này tăng trưởng khá chậm so với cùng kỳ năm 2020 với doanh số gộp 451 xe, tăng chỉ 12,7%.
Hiện tại, Mitsubishi Triton cũng nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan với 5 phiên bản, có giá bán từ 600 – 865 triệu đồng. Phiên bản tiêu chuẩn trang bị động cơ diesel 2.4L DI-D cho công suất tối đa 129 mã lực và mô-men xoắn cực đại 324 Nm. Trong khi các phiên bản còn lại trang bị động cơ diesel 2.4L MIVEC cho công suất tối đa 178 mã lực và mô-men xoắn cực đại 430 Nm. Đi kèm là các tùy chọn hộp số sàn 6 cấp hoặc tự động 6 cấp, và hệ thống dẫn động cầu sau hoặc 2 cầu chủ động (Easy Select 4WD hoặc Super Select 4WD-II).
Tuy nhiên khi thế hệ thứ 3 ra mắt vào năm 2019, lương duyên giữa Isuzu và GM chấm dứt. Thay vào đó, Isuzu hợp tác với một hãng xe đồng hương khác là Mazda để cho ra đời Isuzu D-Max và Mazda BT-50 thế hệ hoàn toàn mới, phát triển từ cấu trúc Isuzu Dynamic Drive Platform hay phổ biến hơn với tên gọi Symmetric Mobility Platform.
Tại Thái Lan, Isuzu D-Max có doanh số bán đứng đầu phân khúc xe bán tải, và cũng cạnh tranh quyết liệt với Toyota Hilux suốt nhiều năm liền. Tuy nhiên tại Việt Nam, Isuzu D-Max lại có đi theo xu hướng ngược lại. Mẫu xe này liên tục đứng chót bảng xếp hạng doanh số bán hàng của phân khúc xe bán tải.
Trong năm 2020, Isuzu D-Max chỉ bán được 188 xe, giảm đến 48,9% so với năm 2019. Doanh số này chưa bằng con số lẻ 291 xe trong doanh số của Ford Ranger năm 2020 (13.291 xe). Trong 3 tháng đầu năm 2021, Isuzu D-Max đã tạm ngưng kinh doanh để ra mắt thế hệ thứ 3 hoàn toàn mới trong tháng 4 này.
Isuzu D-Max thế hệ mới được cải tiến toàn bộ thiết kế nội ngoại thất, trang bị tiện nghi cũng như các trang bị an toàn. Mẫu xe này gây ấn tượng với cụm lưới tản nhiệt hầm hố, các cụm đèn pha và đèn hậu sử dụng công nghệ LED. Trong khi trung tâm bảng điều khiển là cụm màn hình cảm ứng kích thước 9 inch, có hỗ trợ Apple Carplay, Android Auto , hệ thống âm thanh 8 loa, điều hòa tự động 2 vùng độc lập…
Tuy nhiên Isuzu D-Max chỉ trang bị 1 tùy chọn động cơ diesel 1.9L cho cả 3 phiên bản với công suất 148 mã lực và mô-men xoắn 350Nm. Đây là hiệu suất động cơ thấp nhất trong phân khúc, kém xa nhiều đối thủ. Giá bán của ba phiên bản Isuzu D-Max thế hệ mới được niêm yết từ 630 – 850 triệu đồng.
Từ thế hệ thứ 2 ra mắt vào năm 1997, Nissan Navara mới là tên gọi chính thức. Và thời điểm này được xem là cột mốc đánh dấu thế hệ đầu tiên của Navara. Mã hiệu của thế hệ này tiếp tục được đánh số D22, như là sự nối tiếp của Nissan D21 Series.
Tính đến thời điểm hiện tại, Nissan Navara cũng đã phát triển đến 3 thế hệ với lần ra mắt gần nhất vào năm 1994. Vào tháng 11/2020, Nissan cũng giới thiệu Navara facelift với bổ sung phiên bản Pro-4X, nhằm cạnh tranh với các phiên bản Ford Ranger Wildtrak hay Toyota Hilux Adventure.
Tại Việt Nam, Nissan Navara ra mắt lần đầu vào tháng 12/2010. Mẫu xe ra mắt thời điểm này thuộc thế hệ thứ 2, ra mắt toàn cầu vào năm 2004. Và đầu năm 2015, Nissan Navara thế hệ hoàn toàn mới được giới thiệu với thiết kế sang trọng và trang bị tiện nghi hiện đại so với phân khúc. Giá bán thời điểm ra mắt dao động từ 645 đến 835 triệu đồng.
Thời điểm hiện tại, Nissan Navara là dòng xe duy nhất của Nissan được phân phối tại Việt Nam sau chuyển quyền phân phối từ TCIE sang Công ty TNHH Phát Triển Công Nghiệp Ô tô Việt Nam (VAD). Giá bán của mẫu xe này cũng giảm còn 659 và 799 triệu đồng, cho 2 phiên bản Navara EL và Navara VL.
Chính vì vậy, Mazda BT-50 có cấu trúc kỹ thuật và trang bị vận hành gần như tương đồng với dòng xe Ford Ranger thế hệ 2 và 3. Tuy nhiên bước qua thế hệ thứ 3, Mazda đã hợp tác cùng Isuzu để cho ra hai thế hệ hoàn toàn mới của Isuzu D-Max và Mazda BT-50. Vì vậy, Mazda BT-50 cũng thay thế 2 khối động cơ diesel 1.9L và 3.0L tương tự. Điểm khác biệt duy nhất là Mazda BT-50 được phát triển theo ngôn ngữ thiết kế KODO đặc trưng của Mazda.
Tại Việt Nam, Mazda BT-50 cũng được giới thiệu vào năm 2012. Tuy nhiên việc không có quá nhiều nâng cấp khiến mẫu xe này dần mất lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ. Và mặc dù có nhiều điểm chung với Ford Ranger, nhưng dấu ấn thương hiệu mờ nhạt chính là nguyên nhân khiến Mazda BT-50 dần bị khách hàng quên lãng.
Trong năm 2020, Mazda BT-50 cũng chỉ đạt doanh số 1.329 xe, xếp áp chót phân khúc xe bán tải tại Việt Nam. Doanh số này giảm đến 29,8% so với năm 2019. Trong 3 tháng đầu năm 2021, Mazda BT-50 chỉ đạt doanh số 317 xe, thậm chỉ còn giảm 3 xe so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi số còn lại đều tăng trưởng doanh số, ngoại trừ Isuzu D-Max.
Hiện tại, Mazda BT-50 cũng được niêm yết ở mức giá thấp hơn rất nhiều so với các đối thủ. Mẫu xe bán tải của Mazda vẫn nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan với 4 phiên bản, và có giá bán dao động từ 579 đến 749 triệu đồng.
Các bác đánh giá cao mẫu bán tải nào tại Việt Nma hiện nay?
Có thể nói đây là “quả ngọt” của Ford Việt Nam khi hãng xe Mỹ mở ra phân khúc bán tải từ năm 2001 với Ford Ranger, sớm hơn rất nhiều nếu so với các đối thủ cùng phân khúc. Phải đến tháng 7/2005, Ford Ranger mới có đối thủ cạnh tranh đầu tiên là Isuzu D-Max. Theo sau đó là màn ra mắt của lần lượt của Toyota Hilux và Mitsubishi Triton trong năm 2008.
Ba dòng xe còn lại là Nissan Navara, Mazda BT-50 và Chevrolet Colorado ra mắt lần lượt vào năm 2010, 2012 và 2015. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, Chevrolet Colorado đã ngừng kinh doanh tại Việt Nam, để lại phân khúc gồm 6 mẫu xe.
Ford Ranger
Ford Ranger là tên gọi của dòng xe bán tải cỡ nhỏ lâu đời của hãng xe Mỹ từ năm 1983 đến năm 2012. Tuy nhiên kể từ năm 1998, tên gọi Ford Ranger được áp dụng cho dòng xe bán tải cỡ trung, được Ford bán ra trên toàn thế giới.Tại Việt Nam, Ford Ranger được phân phối lần đầu vào năm 2001 và mẫu xe này cũng thuộc thế hệ đầu tiên trên toàn cầu. Tuy nhiên đến năm 2002, Ford Ranger facelift lần đầu được giới thiệu và lắp ráp tại Việt Nam. Vào năm 2007, Ford Ranger thế hệ thứ 2 ra mắt và tiếp tục được lắp ráp trong nước. Tuy nhiên phiên bản Ford Ranger nâng cấp của thế hệ 2 đã chuyển sang nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.
Ở 2 thế hệ đầu, Ford Ranger vẫn chưa thực sự lấn át các đối thủ đến từ Á Châu như Isuzu D-Max, Toyota Hilux hay Mitsubishi Triton. Tuy nhiên kể từ khi thế hệ thứ 3 ra mắt vào năm 2012, Ford Ranger gần như liên tục là dòng xe bán tải duy nhất lọt danh sách Top 10 xe bán chạy của năm tại Việt Nam.
Trong năm 2020, Ford Ranger xếp vị trí thứ 6 trong Top 10 với doanh số 13.291 xe, giảm nhẹ 28 xe so với năm 2019. Đây là thành tích rất đáng ghi nhận khi phần còn lại của phân khúc đều giảm khá sâu.
Bước sang năm mới, doanh số quý I/2021 của Ford Ranger tăng trưởng khá mạnh với 3.873 xe, cao hơn cùng kỳ năm ngoái đến 1.974 xe, tương đương mức tăng trưởng 104%. Hiện tại, Ford Ranger phiên bản lắp ráp trong nước cũng chuẩn bị ra mắt. Trong khi đó mức giá dành cho phiên bản nhập khẩu từ Thái Lan đang niêm yết từ 616 – 925 triệu đồng.
Toyota Hilux
Toyota Hilux cũng là một dòng bán tải có lịch sử lâu đời của Toyota trên thế giới. Thế hệ đầu tiên của dòng xe này ra mắt vào năm 1967. Tính đến thời điểm hiện tại, Toyota Hilux phát triển đến 7 thế hệ. Thế hệ thứ 7 gần nhất ra mắt vào năm 2015 và đã trải qua 2 lần nâng cấp vào năm 2017 và 2020.Tại Việt Nam, Toyota Hilux thế hệ thứ 7 chính thức được phân phối dưới dạng nhập khẩu nguyên chiếc vào năm 2008. Vào năm 2011, Toyota Hilux phiên bản nâng cấp lần 2 của thế hệ 7 tiếp tục được giới thiệu đến khách hàng Việt Nam. Vào tháng 10/2015, Toyota Hilux thế hệ thứ 8 cũng chính thức ra mắt, chỉ sau 5 tháng ra mắt toàn cầu tại Bangkok, Thái Lan.
Kể từ thời điểm ra mắt, Toyota Hilux từng được kỳ vọng sẽ phá vỡ thế thống trị của Ford Ranger tại Việt Nam. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, mẫu xe bán tải của Toyota vẫn chỉ đua tranh với phần còn lại của phân khúc. Trong năm 2020, Toyota Hilux chỉ đạt doanh số 2.642 xe, giảm 7,7% so với năm 2019. Trong 3 tháng đầu năm 2021, Toyota Hilux cũng đạt doanh số 803 xe, tăng 300 xe so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên doanh số vẫn rất nhỏ nếu đặt cạnh ông vua doanh số Ford Ranger.
Hiện tại, Toyota Hilux 2021 tại Việt Nam là phiên bản nâng cấp mới nhất được giới thiệu vào tháng 8/2020. Khác với đối thủ Ford Ranger, mẫu xe này vẫn tiếp tục nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan với 4 phiên bản, cùng giá bán từ 628 – 913 triệu đồng.
Mitsubishi Triton
Tương tự đồng hương Hilux, Mitsubishi Triton cũng là dòng xe bán tải ra mắt từ năm 1978, và được phát triển đến 5 thế hệ. Thế hệ thứ 5 của dòng xe này ra mắt vào năm 2015 và được nâng cấp vào năm 2019. Mẫu xe bán tải của Mitsubishi được bán ra ở khá nhiều thị trường và có nhiều tên gọi khác nhau L200, Rodeo, Colt, Storm, Magnum hay L200 Strakar.Tại Việt Nam, sau thời điểm ra mắt vào tháng 12/2008, Mitsubishi Triton được khá nhiều khách hàng tại Việt Nam ưa chuộng, nhờ thiết kế nhỏ gọn, khả năng vận hành linh hoạt, trong khi động cơ dầu diesel tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên kể từ năm 2012, mẫu xe này cũng thuộc “thành phần hạng 2” của phân khúc xe bán tải tại Việt Nam.
Kết quả kinh doanh của Mitsubishi Triton tại Việt Nam trong năm 2020 cũng giảm còn 2.247 xe, tương ứng mức giảm 15,8%. Trong 3 tháng đầu năm 2021, mẫu xe này tăng trưởng khá chậm so với cùng kỳ năm 2020 với doanh số gộp 451 xe, tăng chỉ 12,7%.
Hiện tại, Mitsubishi Triton cũng nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan với 5 phiên bản, có giá bán từ 600 – 865 triệu đồng. Phiên bản tiêu chuẩn trang bị động cơ diesel 2.4L DI-D cho công suất tối đa 129 mã lực và mô-men xoắn cực đại 324 Nm. Trong khi các phiên bản còn lại trang bị động cơ diesel 2.4L MIVEC cho công suất tối đa 178 mã lực và mô-men xoắn cực đại 430 Nm. Đi kèm là các tùy chọn hộp số sàn 6 cấp hoặc tự động 6 cấp, và hệ thống dẫn động cầu sau hoặc 2 cầu chủ động (Easy Select 4WD hoặc Super Select 4WD-II).
Isuzu D-Max
Isuzu D-Max được giới thiệu lần đầu toàn cầu vào năm 2002 tại Thái Lan để thay thế dòng bán tải lâu đời Isuzu Faster ra mắt từ năm 1972. Hai thế hệ đầu của Isuzu D-Max được chia sẻ khá nhiều chi tiết cùng với Chevrolet Colorado, là thành quả hợp tác giữa GM và Isuzu suốt từ mẫu xe tiền nhiệm Isuzu Faster và nối tiếp trên Isuzu D-Max.Tuy nhiên khi thế hệ thứ 3 ra mắt vào năm 2019, lương duyên giữa Isuzu và GM chấm dứt. Thay vào đó, Isuzu hợp tác với một hãng xe đồng hương khác là Mazda để cho ra đời Isuzu D-Max và Mazda BT-50 thế hệ hoàn toàn mới, phát triển từ cấu trúc Isuzu Dynamic Drive Platform hay phổ biến hơn với tên gọi Symmetric Mobility Platform.
Tại Thái Lan, Isuzu D-Max có doanh số bán đứng đầu phân khúc xe bán tải, và cũng cạnh tranh quyết liệt với Toyota Hilux suốt nhiều năm liền. Tuy nhiên tại Việt Nam, Isuzu D-Max lại có đi theo xu hướng ngược lại. Mẫu xe này liên tục đứng chót bảng xếp hạng doanh số bán hàng của phân khúc xe bán tải.
Trong năm 2020, Isuzu D-Max chỉ bán được 188 xe, giảm đến 48,9% so với năm 2019. Doanh số này chưa bằng con số lẻ 291 xe trong doanh số của Ford Ranger năm 2020 (13.291 xe). Trong 3 tháng đầu năm 2021, Isuzu D-Max đã tạm ngưng kinh doanh để ra mắt thế hệ thứ 3 hoàn toàn mới trong tháng 4 này.
Isuzu D-Max thế hệ mới được cải tiến toàn bộ thiết kế nội ngoại thất, trang bị tiện nghi cũng như các trang bị an toàn. Mẫu xe này gây ấn tượng với cụm lưới tản nhiệt hầm hố, các cụm đèn pha và đèn hậu sử dụng công nghệ LED. Trong khi trung tâm bảng điều khiển là cụm màn hình cảm ứng kích thước 9 inch, có hỗ trợ Apple Carplay, Android Auto , hệ thống âm thanh 8 loa, điều hòa tự động 2 vùng độc lập…
Tuy nhiên Isuzu D-Max chỉ trang bị 1 tùy chọn động cơ diesel 1.9L cho cả 3 phiên bản với công suất 148 mã lực và mô-men xoắn 350Nm. Đây là hiệu suất động cơ thấp nhất trong phân khúc, kém xa nhiều đối thủ. Giá bán của ba phiên bản Isuzu D-Max thế hệ mới được niêm yết từ 630 – 850 triệu đồng.
Nissan Navara
Nissan Navara cũng là một dòng xe bán tải lâu đời của Nissan. Mẫu xe này chính thức ra mắt vào năm 1985 để cạnh tranh cùng 2 đồng hương là Toyota Hilux và Mitsubishi Triton. Tuy nhiên, Nissan chưa lấy tên gọi chính thức là Navara. Thay vào đó, hãng xe Nhật Bản đặt tên dòng xe này là Nissan D21 Series.Từ thế hệ thứ 2 ra mắt vào năm 1997, Nissan Navara mới là tên gọi chính thức. Và thời điểm này được xem là cột mốc đánh dấu thế hệ đầu tiên của Navara. Mã hiệu của thế hệ này tiếp tục được đánh số D22, như là sự nối tiếp của Nissan D21 Series.
Tính đến thời điểm hiện tại, Nissan Navara cũng đã phát triển đến 3 thế hệ với lần ra mắt gần nhất vào năm 1994. Vào tháng 11/2020, Nissan cũng giới thiệu Navara facelift với bổ sung phiên bản Pro-4X, nhằm cạnh tranh với các phiên bản Ford Ranger Wildtrak hay Toyota Hilux Adventure.
Tại Việt Nam, Nissan Navara ra mắt lần đầu vào tháng 12/2010. Mẫu xe ra mắt thời điểm này thuộc thế hệ thứ 2, ra mắt toàn cầu vào năm 2004. Và đầu năm 2015, Nissan Navara thế hệ hoàn toàn mới được giới thiệu với thiết kế sang trọng và trang bị tiện nghi hiện đại so với phân khúc. Giá bán thời điểm ra mắt dao động từ 645 đến 835 triệu đồng.
Thời điểm hiện tại, Nissan Navara là dòng xe duy nhất của Nissan được phân phối tại Việt Nam sau chuyển quyền phân phối từ TCIE sang Công ty TNHH Phát Triển Công Nghiệp Ô tô Việt Nam (VAD). Giá bán của mẫu xe này cũng giảm còn 659 và 799 triệu đồng, cho 2 phiên bản Navara EL và Navara VL.
Mazda BT-50
Tương tự Isuzu D-Max và Nissan Navara, Mazda BT-50 là dòng xe bán tải non trẻ, khi mắt từ năm 2006. Tuy nhiên thực chất Mazda BT-50 kế nhiệm Mazda B-Series ra mắt lần đầu từ năm 1961. Tính đến thời điểm hiện tại, Mazda BT-50 kéo dài qua 3 thế hệ. Đi liền suốt 2 thế hệ đầu là sự hợp tác giữa Ford và Mazda.Chính vì vậy, Mazda BT-50 có cấu trúc kỹ thuật và trang bị vận hành gần như tương đồng với dòng xe Ford Ranger thế hệ 2 và 3. Tuy nhiên bước qua thế hệ thứ 3, Mazda đã hợp tác cùng Isuzu để cho ra hai thế hệ hoàn toàn mới của Isuzu D-Max và Mazda BT-50. Vì vậy, Mazda BT-50 cũng thay thế 2 khối động cơ diesel 1.9L và 3.0L tương tự. Điểm khác biệt duy nhất là Mazda BT-50 được phát triển theo ngôn ngữ thiết kế KODO đặc trưng của Mazda.
Tại Việt Nam, Mazda BT-50 cũng được giới thiệu vào năm 2012. Tuy nhiên việc không có quá nhiều nâng cấp khiến mẫu xe này dần mất lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ. Và mặc dù có nhiều điểm chung với Ford Ranger, nhưng dấu ấn thương hiệu mờ nhạt chính là nguyên nhân khiến Mazda BT-50 dần bị khách hàng quên lãng.
Trong năm 2020, Mazda BT-50 cũng chỉ đạt doanh số 1.329 xe, xếp áp chót phân khúc xe bán tải tại Việt Nam. Doanh số này giảm đến 29,8% so với năm 2019. Trong 3 tháng đầu năm 2021, Mazda BT-50 chỉ đạt doanh số 317 xe, thậm chỉ còn giảm 3 xe so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi số còn lại đều tăng trưởng doanh số, ngoại trừ Isuzu D-Max.
Hiện tại, Mazda BT-50 cũng được niêm yết ở mức giá thấp hơn rất nhiều so với các đối thủ. Mẫu xe bán tải của Mazda vẫn nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan với 4 phiên bản, và có giá bán dao động từ 579 đến 749 triệu đồng.
Các bác đánh giá cao mẫu bán tải nào tại Việt Nma hiện nay?
Last edited by a moderator: