Hơn 9.400 biển số đã được chủ tài sản trúng đấu giá hoàn thành nghĩa vụ tài chính, với số tiền nộp vào ngân sách nhà nước gần 1.000 tỷ đồng.
Liên quan các phiên đấu giá biển số xe ô tô, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an thống kê đến ngày 8/1, hơn 11.200 biển số đã được ghi nhận kết quả đấu giá thành công.
Tổng số tiền trúng đấu giá mà các khách hàng trả giá là gần 1.700 tỷ đồng. Trong đó, hơn 9.400 biển số đã được chủ tài sản hoàn thành nghĩa vụ tài chính, với số tiền nộp vào ngân sách nhà nước gần 1.000 tỷ đồng.
Theo danh sách công bố của đơn vị tổ chức đấu giá, tài sản được trả giá cao nhất (tính từ ngày mở sàn 15/9/2023) đến nay là biển số TP.HCM 51K-888.88 với 32,340 tỷ đồng.
Danh sách những tài sản chốt đấu giá cao thời gian qua.
Tuy nhiên, sau nhiều lần bị bỏ cọc và đấu giá lại, đầu tháng 11/2023, biển số VIP ngũ quý 8 này đã được người trúng đấu giá nộp đủ số tiền 15,265 tỷ để nhận tài sản.
Vị trí cao thứ hai về mức giá thuộc về biển số tỉnh Vĩnh Phúc 88A-888.88 với 29,430 tỷ đồng. Tiếp đó là biển Quảng Ninh 14A-888.88 với mức trúng đấu giá 21,855 tỷ đồng.
Các tài sản lần lượt xếp vị trí tiếp theo gồm: 30K-666.66 (19, 580 tỷ); 30K-567.89 (16,570 tỷ); 30K-555.55 (14,495 tỷ); 22A-222.22 (12,190 tỷ)...
Mới đây nhất vào sáng 11/1, biển số Hà Nội dành cho xe con 30K-777.77 được ghi nhận chốt đấu giá ở mức 9,365 tỷ đồng.
Theo Nghị quyết 73/2022 của Quốc hội và các quy định hiện hành, tổ chức, cá nhân trúng đấu giá biển số ô tô phải nộp toàn bộ tiền trúng đấu giá trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có thông báo kết quả.
Biển số trúng đấu giá không được chuyển nhượng, trao đổi, tặng cho, bán riêng lẻ mà phải kèm với phương tiện đã đăng ký biển số đó.
Còn tổ chức, cá nhân đã nhận chuyển quyền sở hữu xe kèm theo biển số xe trúng đấu giá, không được tiếp tục chuyển quyền sở hữu xe kèm theo biển số xe trúng đấu giá cho tổ chức, cá nhân khác.
>>>> Xem thêm:
Các bác thấy sao ạ