Thận có nhiệm vụ bài tiết nước tiểu đây là cơ quan không thể thiếu của cơ thể, bất kì cơ quan nào bị bệnh đều ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, hàng ngày thận làm nhiệm vụ đẩy nước tiểu ra cơ thể nhưng nếu trong thận có sỏi sẽ gây đau bụng và chèn ép gây viêm thận.
Thuốc chữa sỏi thận 0946.50.44999
Trong những nguyên nhân trong lòng niệu quản gây cản trở lưu thông dòng nước tiểu từ trên thận xuống bàng quang thì sỏi niệu quản là nguyên nhân hay gặp nhất. Khi sỏi còn tồn tại trong niệu quản, sự lưu thông dòng nước tiểu bị cản trở, ứ trệ một phần hay hoàn toàn sẽ khiến thận từ từ hay nhanh chóng bị suy giảm chức năng. Hiện tượng suy giảm chức năng thận do sự ứ đọng nước tiểu từ từ hay cấp tính đều gây tàn phá các tiểu cầu thận trên vi thể, trên đại thể là hiện tượng giãn đài bể thận, thành thận giãn mỏng dần. Khi ứ đọng nước tiểu trong đoạn niệu quản trên sỏi và đài bể thận sẽ gây tăng áp lực đường bài xuất trên sỏi và tác động vào các tế bào cảm giác. Đồng thời, các tế bào của niệu quản giải phóng ra Prostaglandin làm tăng sự co bóp nhu động niệu quản góp phần đẩy sỏi xuống dưới gây nên cơn đau quặn thận.
Thông thường sỏi không gây tắc nghẽn dòng nước tiểu hoàn toàn, hoặc chỉ gây tắc nghẽn một phần nhỏ. Chính vì vậy, bệnh nhân thường không có cơn đau quặn thận, hoặc cơn đau quặn thận thoáng qua. Bệnh nhân thường chịu đựng được hoặc bỏ qua triệu chứng này và ít khi vào viện điều trị, hoặc vào viện theo dõi chẩn đoán nhưng ý thức về sức khỏe kém hoặc không có điều kiện kinh tế để điều trị nằm viện thường sẽ không tuân thủ phác đồ điều trị. Hậu quả, với những bệnh nhân có sỏi niệu quản nhỏ không được theo dõi và điều trị, theo thời gian, mức độ ứ nước thận tăng dần và mất chức năng thận nếu sỏi không đi xuống bàng quang.
Sỏi niệu quản nhỏ được coi là kẻ giết người thầm lặng vì ít gây ra triệu chứng rầm rộ, làm suy giảm chức năng thận – ứ nước thận bên có sỏi một cách từ từ qua đó gây viêm thận kẽ mạn tính, ứ mủ thận,.. để lại những hậu quả đáng sợ như thận mất chức năng, tăng huyết áp không hồi phục do thận.
Hiện nay, tại Việt Nam, ở các trung tâm niệu khoa, bệnh sỏi đường tiết niệu chiếm từ 2/3 đến 3/4 trong các bệnh về đường tiết niệu. Các loại sỏi khác nhau về kích thước, hình dáng, vị trí; thành phần cấu tạo sỏi, thời gian mắc bệnh và mức độ ảnh hưởng của sỏi lên hệ tiết niệu. Có khoảng 80% sỏi niệu quản từ trên thận rớt xuống. Một số sỏi niệu quản sinh ra tại chỗ do dị dạng niệu quản như niệu quản phình to, niệu quản tách đôi, niệu quản sau tĩnh mạch chủ… Các yếu tố này dễ làm ứ đọng nước tiểu dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể và kết tụ thành sỏi. Những hòn sỏi có đường kính nhỏ hơn 5 mm, trơn láng có khả năng tự ra được. Tuy nhiên, những hòn sỏi có hình dáng sần sùi, sỏi lớn hơn 5 mm, gai góc có nhiều khả năng vướng lại trong lòng niệu quản.
Niệu quản là con đường duy nhất dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Nếu con đường này bị sỏi làm tắc thì thận sẽ bị ứ nước, gây nhiễm trùng, viêm thận dẫn đến hư thận. Khi sự lưu thông dòng nước tiểu bị cản trở sẽ có hiện tượng ứ trệ một phần hay toàn phần khiến thận suy giảm chức năng, gây tàn phá các tiểu cầu thận, giãn đài bể thận, thận giãn to và thành mỏng dần.
Thuốc chữa sỏi thận vui lòng liên hệ thầy Hoàng Tâm - 0946504499.
ĐC: Tầng 12,13 Tòa nhà B11D, Khu đô thị Nam Trung Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy, HN