Khi mà các nền công nghiệp trên thế giới ngày càng xích gần lại nhau hơn thì khoảng cách giữa chất lượng và công nghệ không còn quá xa nữa. Điều này khiến cho các quan niệm xưa cũ về xe Hàn, xe Nhật, xe Đức cũng trở nên lỗi thời.
[pagebreak][/pagebreak]
Sau đây là một số quan niệm mà mọi người thường nghĩ:
1. Xe Hàn có chất lượng kém
Theo dữ liệu mà J.D. Power thu thập được thì 14% lý do khiến người ta mua xe Hàn là vì họ sợ chất lượng kém. Trong khi đó, ở các danh sách hàng năm về chất lượng, độ hài lòng và tính đáng tin cậy do J.D. Power thực hiện đều thấy Kia và Hyundai xếp hàng đầu bảng. Điều này cho thấy người mua mới khá sợ xe Hàn vì những quan niệm cũ và lời đồn, nhưng khi mua rồi thì hầu hết đều hài lòng với chiếc xe của mình.
Hyundai Motor thành lập từ năm 1947. Thương hiệu này cũng đã có mặt tại thị trường Mỹ hơn 30 năm và có mặt tại Việt Nam gần 20 năm. Cùng với Kia, Hyundai từng bước trưởng thành và hoàn thiện các mẫu xe của mình hơn. Tuy xuất phát điểm là các dòng xe giá rẻ với nhiều trang bị. Nhưng gói bảo hành rất dài cộng với dịch vụ chăm sóc khách hàng rất tốt tại Mỹ đã giúp 2 hãng xe trên chiếm được niềm tin của khách hàng. Thậm chí, hãng xe Hàn còn mạnh dạn phát triển
thương hiệu xe sang riêng cho mình với chất lượng được đánh giá là không thua gì các mẫu xe Nhật/ Đức.
2. Xe Nhật có chất lượng tốt nhất
Các thương hiệu Nhật Bản đã xây dựng nên một niềm tin vững chắc về độ bền của xe từ những năm 1980-1990. Những chiếc xe của họ luôn đáng tin cậy hơn nhiều đối thủ vào thời điểm đó. Nguyên nhân là do “thời điểm”. Vào lúc đó, các hãng xe Hàn vẫn đang chật vật tìm chỗ đứng ở thị trường, các hãng xe châu Âu đang trong thời kỳ bảo thủ, các hãng xe Mỹ thì chỉ tập trung kiếm lợi nhuận. Toyota và Honda rõ ràng đã dẫn đầu và khơi lên xu thế phát triển xe chất lượng và bền bỉ.
Nhưng kể cả quan niệm sản xuất đầy tích cực đó cũng có lúc khiến xe Nhật lao đao. Vào thời điểm 2015, những hãng xe Hàn Quốc như Hyundai và Kia đã gần như tìm được chỗ đứng của mình, các hãng xe châu Âu vực dậy, các hãng xe Mỹ thì tìm ra hướng đi phù hợp.
Khi đó, các hãng xe Nhật còn lại gì? Họ bị tụt hạng ở hầu hết bảng đánh giá trên toàn cầu. Thậm chí ở hạng mục “bền bỉ” mà họ vốn tự hào cũng bị tụt ra khỏi top 5. Các đánh giá về sự hài lòng sau 90 ngày sở hữu cũng không cao mà chỉ ở mức trung bình.
Tuy nhiên may mắn là vài năm gần đây, các hãng xe Nhật đã tỉnh táo hơn. Họ chấp nhận
bỏ đi nhiều quan niệm bảo thủ và tham gia vào thị trường bằng những mẫu xe thật sự nổi bật. Các bài đánh giá về độ bền và an toàn của xe Nhật cũng leo lên những thứ bậc cao hơn.
3. Những xe rẻ tiền không đáng tin cậy
Một cuộc khảo sát năm 2015 đã phát hiện ra rằng những người mua xe lần đầu luôn lấy giá tiền làm thước đo mua xe. Họ luôn mặc định trong đầu rằng những xe càng rẻ tiền thì càng mau hư và không phù hợp cho nhu cầu lâu dài. Và khi nhắc đến bền, người Mỹ lẫn người Việt đều sẽ nghĩ ngay đến Toyota Camry.
Dù vậy, nghiên cứu của J.D. Power về độ bền của sản phẩm thì chiếc Camry lại không là xe bền bỉ nhất. Bởi nó gặp 101/100 trục trặc sau những tháng đầu sử dụng. Trong khi đó, những chiếc rẻ hơn như Toyota Corolla, Nissan Leaf lại ít hư hỏng hơn với chỉ 81-96/100 trục trặc.
4. Xe Đức không đáng tin cậy
Nhiều người có quan niệm rằng xe Đức là những cỗ máy sinh ra để phục vụ cảm giác lái nên nó không bền. Theo báo cáo từ J.D. Power, 51% lý do người ta không mua xe Đức là vì nó không đáng tin cậy, dễ hư hỏng và tốn kém.
Nhưng đây có phải là sự thật? Nhiều nghiên cứu cho thấy sau 3 năm sử dụng, 4 trong số 5 chiếc xe Đức được khảo sát có chất lượng tốt hơn nhiều mẫu xe. Chủ xe của những chiếc Porsche, Mercedes-Benz, Audi, và BMW đều nhận thấy xe mình gặp ít trục trặc hơn mức trung bình. Các hãng xe này cũng đứng trên mức trung bình về độ bền nhiều năm liền.
Có lẽ vì quan niệm này mà các hãng xe Đức đang tích cực quảng bá
hình ảnh bền bỉ và sử dụng dài lâu của những chiếc xe của họ.
Tổng hợp