Không phải những gì mình không biết sẽ làm hại mình, mà là những điều bạn tưởng chừng như đúng đắn lại "phản tác dụng".
Những lầm tưởng về bảo dưỡng xe, kể cả với những người cẩn trọng nhất cũng có thể khiến bạn phải chi nhiều tiền hơn cần thiết, thậm chí là khiến cho độ an toàn của xe giảm sút. Dưới đây là những quan niệm thường thấy có hại nhiều hơn có lợi.
1. Nên thay dầu động cơ cứ mỗi 5.000 (km):
Điều nay chỉ đúng với xe chạy 5.000 (km) đầu tiên bởi đây là thời kỳ đầu xe cần bôi trơn và mài mòn đều các chi tiết, khi xe đã vận hành ổn định thì điều này không mang lại nhiều lợi ích.
Mặc dù nhiều hãng dầu nhớt và cửa hàng thay dầu thường khuyên như vậy nhưng thường thì điều này không cần thiết. Hãy xem lại khoảng cách thời gian bảo dưỡng trong hướng dẫn dành cho chủ xe. Trong điều kiện lái bình thường, hầu hết các loại xe cần thay dầu sau mỗi 5.000 (km) chạy hoặc hơn thế.
Thay dầu thường xuyên không làm hại động cơ nhưng sẽ tốn của bạn một khoản tiền không nhỏ. Các nhà sản xuất thường khuyên thay dầu mỗi 5.000 (km) chạy trong điều kiện lái khắc nghiệt, ví dụ như xe chạy-dừng liên tục, phải kéo hàng nhiều, chạy trên địa hình núi hoặc điều kiện bụi bặm.
2. Chạy rốt-đa xe mới
Đa số các bác chủ xe đều băn khoăn về việc chạy rốt-đa (chạy rà) xe mới của mình như thế nào. Thực tế, công nghệ chế tạo xe hơi ngày nay không cần phải chạy rốt-đa mà hãng chỉ khuyến cáo chạy ở 80% tải và tốc độ tối đa của xe cho 1000 km đầu tiên.
3. Rửa động cơ cho sạch
Một khoang động cơ sạch sẽ sẽ giúp bạn yên tâm hơn là một khoang động cơ bám đầy bụi bận. Tuy nhiên để làm sạch khoang động cơ, nhiều người lại dùng các vòi xịt cao áp xịt mạnh lên cung cơ cũng như các "ngóc ngách" trong khoang. Điều này đôi khi sẽ gây hại cho xe của bạn. Các loại xe hơi ngày nay áp dụng công nghệ điện tử khá nhiều cho việc điều khiển động cơ và các loại thiết bị phụ trợ, do vậy việc có nước ở khoang động cơ rất có thể gây ra những hỏng hóc cho các thiết bị điện tử nói trên.
Thêm một điều là nhiều người có thói quen dùng xà phòng thường, nước rửa chén hay bột giặt để rửa xe. Điều này rất có hại cho bề mặt sơn của xe. Các chất tẩy có thể làm bong lớp sáp ở vỏ xe. Thay vào đó, hãy sử dụng dung dịch rửa xe được pha chế để rửa xe mà không làm mất lớp sáp.
4. Bơm lốp đạt đến áp suất ghi trên sườn lốp
Thông số psi (pound per square inch) ghi trên sườn lốp là áp suất tối đa mà lốp có thể chịu, không phải là mức áp suất lý tưởng mà nhà sản xuất khuyên để xe đạt được sự cân bằng tốt nhất về khả năng phanh hãm, điều khiển, hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu và độ êm. Do vậy, bơm xe đến mức psi này là không nên. Hãy kiểm tra áp suất lốp hàng tháng khi lốp xe nguội hoặc sau khi đã đỗ xe một vài giờ và bơm ở mức áp suất hợp lý.
5. Nếu dầu phanh ở mức thấp, đổ đầy có thể giải quyết vấn đề.
Khi các má phanh mòn, mực dầu phanh trong hộp sẽ giảm, điều đó giúp bạn có thể điều khiển phanh. Nếu lượng dầu xuống dưới mức Low trên hộp thì hoặc là phanh xe của bạn đã bị mòn quá mức hoặc dầu bị rỉ. Dù là trường hợp nào thì bạn cũng nên đi bảo dưỡng xe ngay lập tức. Nên có thói quen kiểm tra phanh sau mỗi 10.000 (km) xe chạy.
6. Nếu xăng thường là tốt, xăng cao cấp sẽ càng tốt hơn.
Hầu hết các loại xe đều chạy tốt khi dùng xăng cấp phổ thông (bậc octane:87). Sử dụng xăng cao cấp không có hại nhưng cũng không cải thiện khả năng vận hành cho xe. Chỉ số octane cao đơn giản chỉ có nghĩa là xăng ít có nguy cơ gặp các vấn đề cháy nổ hơn, vì vậy xăng Premium thường khuyên dùng đối với động cơ chạy nóng hơn, có độ nén cao. Nếu xe bạn chỉ đòi hỏi xăng bậc octane 87, đừng phí tiền mua xăng cao cấp.
7. Thay nước làm mát mỗi khi thay dầu.
Thực tế: Két nước làm mát không cần phải thay quá thường xuyên. Hầu hết hướng dẫn cho chủ xe đều khuyên nên thay nước 5 năm/ lần hoặc mỗi 60.000 dặm (96.560 km). Tất nhiên, nếu két nước thường xuyên ở mức cạn, hãy kiểm tra xem két có bị rỉ không và bảo dưỡng càng sớm càng tốt.
8. Khi cạn ắc quy, sau khi khởi động bằng kiểu đấu nối ắcquy (jump start), xe sẽ sớm hồi ắc quy.
Phải mất hàng giờ chạy xe thì ắc quy mới hồi lại được, đặc biệt là vào mùa đông. Đó là do có các phụ kiện sử dụng năng lượng như ghế nhiệt ở một số loại xe khiến máy phát không thể nhanh chóng sạc lại một bình ắc quy đã hết. Trung tâm bảo dưỡng có thể tiến hành kiểm tra dung lượng ắc quy (load test) để xác định xem ắc quy còn giữ được điện tích không. Để phục hồi ắc quy về trạng thái điện thế đầy, một vài giờ nạp điện là điều cần thiết.
9. Để xe chạy không tải (để làm nóng động cơ) vài phút trước khi chạy.
Quan niệm trên chỉ đúng với xe đời cũ. Các loại động cơ hiện đại làm nóng nhanh hơn khi xe chạy. Động cơ càng nóng nhanh, xe càng nhanh đạt hiệu suất tối đa, tiết kiệm nhiên liệu và vận hành tốt nhất. Tuy nhiên, đừng tăng tốc quá nhanh trong những dặm đầu tiên khi động cơ đang làm ấm.
10. Phải đến đại lý để tiến hành bảo dưỡng thường xuyên cho xe trong hạn bảo hành.
Miễn là việc bảo dưỡng xe được tiến hành thường kì, công việc này có thể tiến hành ở bất kì cửa hàng sửa chữa ô tô nào. Nếu có đủ hiểu biết, bạn cũng có thể tự làm. Hãy nhớ giữ các biên bản hay hóa đơn để phòng thân trong trường hợp có tranh cãi về bảo hành trong tương lai.