Dựa theo dữ liệu của Tổ chức y tế thế giới WHO – Ung thư là nguyên nhân gây nên 10 triệu ca tử vong trên toàn thế giới trong năm 2020. Tại quốc gia phát triển như Hoa Kì, ước tính có khoảng 39.5% người chẩn đoán mắc ung thư trong suốt cuộc đời của họ. Cho đến nay, đây vẫn được coi là một căn bệnh nguy hiểm và có khá nhiều thông tin khiến mọi người lầm tưởng về ung thư. Trong bài viết này, chúng tôi hi vọng sẽ xóa tan một số hiểu lầm và làm rõ thông tin về nhóm bệnh phổ biến này.
Các nhà khoa học cho rằng các phương pháp điều trị ung thư đang ngày được phát triển, tỉ lệ hồi phục cũng dầm có xu hướng tăng.
Chẳng hạn, trong năm 2019, ước tính có khoảng 16.9 triệu người ung thư sống sót tại Hoa Kì. Tại Anh, tỉ lệ sống sót tăng gấp đôi trong vòng 40 năm qua.
Có một điều đáng chú ý là tỉ lệ sống sót cũng phụ thuộc đáng kể vào từng loại ung thư. Ví dụ như tại Anh, tỉ lệ sống sót của ung thư tinh hoàn là 98%, trong khi tỉ lệ sống sót của ung thư tuyến tụy là chỉ khoảng 1%.
Theo Viện Ung Thư Quốc Gia:
“Tại Hoa Kì, tỉ lệ tử vong do ung thư đã giảm xuống đều kể từ những năm 1990. Cho đến nay, tỉ lệ sống sót 5 năm sau điều trị ung thư của một số bệnh như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến giáp là khoảng hơn 90%. Tỉ lệ sống sót 5 năm cho tất cả các loại ung thư nói chung, trung bình là 67%.”
Nhìn chung, tỉ lệ tử vong do ung thư đều có xu hướng giảm. Tỉ lệ sống sót của một vài loại ung thư tăng cao hơn so với những loại khác. Một báo cáo thường niên của ung thư tại Mỹ, xuất hiện trong tạp chí Wiley vào năm 2020, kết luận:
Tỉ lệ tử vong ung thư giảm xuống 1.5% trung bình hàng năm trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2017.
Tuy nhiên, một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm virus HPV, viêm gan B và C, có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung và ung thư gan. Trong những trường hợp này, tác nhân truyền nhiễm có thể gây ra ung thư, còn ung thư không gây truyền nhiễm.
Các nhà khoa học cho rằng sự tiếp xúc với bức xạ ion hóa, chẳng hạn như tia X, làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Tuy nhiên, bức xạ tần số vô tuyến là bức xạ không ion hóa, không có khả năng gây ung thư. Viện ung thư quốc gia cho rằng:
“Mặc dù nhiều nghiên cứu thử nghiệm về tác động tiềm ẩn lên sức khỏe của bức xạ không ion hóa như từ radar, lò vi sóng, điện thoại di động và từ những nguồn khác, nhưng vẫn chưa có bằng chứng nhất quán rằng bức xạ không ion hóa làm gia tăng nguy cơ gây ung thư ở người.”
Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ cho rằng:
“Một vài nghiên cứu lớn xem xét khả năng tác động của từ trường ELF trên ung thư của chuột cống và chuột nhắt. Những nghiên cứu này cho biết động vật tiếp xúc với từ trường mạnh hơn nhiều so với những gì con người thường tiếp xúc ở nhà. Đa phần những nghiên cứu này đều không tìm thấy dữ liệu về khả năng gia tăng nguy cơ mắc bất cứ bệnh ung thư nào. Trong thực tế, ở những động vật tiếp xúc với bức xạ ELF, nguy cơ mắc những bệnh ung thư còn thấp hơn”.
Hiệp hội ung thư Hoa Kì cũng giải thích thêm rằng những nghiên cứu này đã phát hiện ra một sự gia tăng nhẹ khả năng mắc bệnh ung thư máu ở trẻ em sống ở gần những đường dây điện. Tuy nhiên, nguyên nhân lí giải vẫn chưa thực sự rõ ràng.
Tap chí Medical News Today đã trao đổi với Tiến sĩ Joel Newman, một nhà tư vấn huyết học và trưởng khoa về bệnh lý tại East Sussex Healthcare Trust ở Vương quốc Anh. Ông ấy cho rằng:
“Chúng tôi chưa thấy bằng chứng thực tế nào chứng minh điện thoại di động hoặc đường dây điện có khả năng gây ung thư. Một vài thứ khác chúng ta sử dụng hàng ngày thậm chí có thể gây nguy cơ mắc ung thư cao hơn, bao gồm hút thuốc lá và uống rượu.”
Viện ung thư quốc gia đã giải thích:
“Các câu hỏi liên quan đến chất tạo ngọt nhân tạo và ung thư nảy sinh khi các nghiên cứu trước đây cho thấy đường hóa học kết hợp với đường sacarin (chất ngọt dùng để thay đường) có thể gây nên ung thư bàng quang ở động vật trong phòng thí nghiệm.”
Tuy nhiên, họ giải thích rằng nhiều nghiên cứu chuyên sâu “chưa cung cấp được bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ giữa ung thư và con người. Tương tự, nghiên cứu của những tổ chức khác như FDA - Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm phê duyệt các chất tạo ngọt không thể hiện bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ với ung thư trên người.
Tương tự, một nghiên cứu điều tra về chất tạo ngọt và ung thư, bao gồm dữ liệu từ hơn 500,000 người tham gia, không tìm thấy mối liên kết giữa việc tiêu thụ chất tạo ngọt và ung thư hạch, ung thư máu, hoặc ung thư não.
“Sự phát triển của các thiết bị tiên tiến được sử dụng trong phẫu thuật và các xét nghiệm hình ảnh chi tiết có thể giữ tỉ lệ gặp phải nguy cơ này ở mức rất thấp.”
Ngoài ra, có tin đồn cho rằng khối u có thể phát triển nhanh hơn và di căn tới các bộ phận khác của cơ thể khi tiếp xúc với không khí. Điều này không chính xác.
Tuy nhiên, người bệnh có thể tìm đến các liệu pháp thay thế như châm cứu, thiền định, yoga, cải thiện tâm lý cũng giúp điều trị ung thư hoặc giảm nhẹ một số tác dụng phụ của ung thư.
Viện ung thư quốc gia cho rằng không phải tất cả những gì “tự nhiên” đều có nghĩa “an toàn”. Trong một vài trường hợp, các loại thực phẩm bổ sung thảo dược thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe con người, họ đưa ra một vài dẫn chứng.
“Một vài nghiên cứu cho thấy kava kava - rễ của cây bụi, một loại thảo dược mọi người dùng để giúp giảm căng thẳng, lo lắng, có thể gây tổn hại cho gan. Hay một loại cây ban âu tên St. John’s wort, mọi người thường sử dụng cho chứng trầm cảm, có thể dẫn đến cản trở hoạt động của một số loại thuốc điều trị ung thư.”
Do đó, bệnh nhân ung thư nên trực tiếp trao đổi, tham vấn ý kiến của bác sĩ về các loại thực phẩm chức năng và vitamin trước khi sử dụng.
Trong hầu hết các trường hợp ung thư đều đo đột biến gen được tích lũy theo thời gian. Hiệp hội Ung thư Hoa Kì giải thích:
“Một vài loại ung thư có thể di truyền trong gia đình, nhưng đa phần ung thư không liên quan tới gen thừa hưởng từ bố mẹ. Việc biến đổi gen trong mỗi tế bào trong suốt cuộc đời có thể dẫn đến ung thư”.
“Rất may cho tất cả chúng ta, nhận định này chỉ là lời đồn và không hoàn toàn chính xác. Những liệu pháp điều trị ung thư hiện tại đang dần được được hoàn thiện. Điều đó có nghĩa là các phương pháp điều trị sẽ liên tục được cải tiến để tiêu diệt ung thư hoàn toàn.”
Tuy nhiên, ông ấy giải thích rằng chủ đề này rất phức tạp bởi các loại ung thư khác nhau sẽ có khả năng chữa khỏi khác nhau. Và các loại ung thư khác nhau cũng có thể tái phát ở những thời điểm khác nhau. Điều này khiến việc khẳng định trở nên khó khăn khi cho bệnh nhân biết họ được chữa khỏi hoàn toàn hay vẫn có nguy cơ tái phát ung thư cao.
Theo Bác sĩ Vũ, một vài loại ung thư như ung thư tinh hoàn và ung thư tuyến giáp, có tỉ lệ điều trị thành công 60%. Bác sĩ Vũ định nghĩa tỉ lệ chữa khỏi là số bệnh nhân ung thư có tuổi thọ trung bình như những người bình thường.
Ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang cũng có tỉ lệ chữa khỏi khoảng 50%. Tiến sĩ Vũ kết luận:
Như những dữ liệu ở trên, một vài trường hợp ung thư có thể được loại bỏ, nhưng thật không may, không phải tất cả trường hợp ung thư đều được chữa trị thành công. Tin tích cực là tỉ lệ chữa khỏi bệnh đang tăng lên nhờ sự tập trung vào việc tầm soát và các phương pháp điều trị tốt hơn cho bệnh ung thư.
Medical News Today cũng đã trao đổi với tiến sĩ Anton Bilchik, bác sĩ phẫu thuật ung thư, giáo sư phẫu thuật, trưởng nhóm nghiên cứu đường tiêu hóa, trưởng y khoa tại Viện ung thư Saint John’s tại Trung tâm sức khỏe Providence Saint John, Santa Monica, CA. Ông ấy cũng tin tưởng rất nhiều:
“Điều cần thiết là bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, ngay cả ở giai đoạn cuối cũng không được mất hi vọng: Có những phương pháp điều trị hiệu quả, thậm chí còn hiệu quả hơn kĩ thuật phẫu thuật. Một ví dụ trong việc sử dụng liệu pháp miễn dịch hiện đại, có tới 40% bệnh nhân ở giai đoạn 4 ung thư hắc tố có thể chữa được và 50% bệnh nhân ở giai đoạn 4 ung thư ruột kết đã di căn tới gan có thể chữa được bằng sự kết hợp giữa hóa trị và phẫu thuật.”
Tóm lại: Mặc dù cuôc chiến với ung thư vẫn đang diễn ra, khoa học vẫn đang đạt được những bước tiến đáng kinh ngạc.
Nguồn: Medical News Today
1. Lầm tưởng về ung thư: Ung thư là bản án tử hình
Ung thư không phải là bản án tử hình. Mặc dù những số liệu được liệt kê ở trên có thể gây hoang mang về mức độ nguy hiểm nhưng ung thư không phải lúc nào cũng ở giai đoạn cuối.Các nhà khoa học cho rằng các phương pháp điều trị ung thư đang ngày được phát triển, tỉ lệ hồi phục cũng dầm có xu hướng tăng.
Chẳng hạn, trong năm 2019, ước tính có khoảng 16.9 triệu người ung thư sống sót tại Hoa Kì. Tại Anh, tỉ lệ sống sót tăng gấp đôi trong vòng 40 năm qua.
Có một điều đáng chú ý là tỉ lệ sống sót cũng phụ thuộc đáng kể vào từng loại ung thư. Ví dụ như tại Anh, tỉ lệ sống sót của ung thư tinh hoàn là 98%, trong khi tỉ lệ sống sót của ung thư tuyến tụy là chỉ khoảng 1%.
Theo Viện Ung Thư Quốc Gia:
“Tại Hoa Kì, tỉ lệ tử vong do ung thư đã giảm xuống đều kể từ những năm 1990. Cho đến nay, tỉ lệ sống sót 5 năm sau điều trị ung thư của một số bệnh như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến giáp là khoảng hơn 90%. Tỉ lệ sống sót 5 năm cho tất cả các loại ung thư nói chung, trung bình là 67%.”
Nhìn chung, tỉ lệ tử vong do ung thư đều có xu hướng giảm. Tỉ lệ sống sót của một vài loại ung thư tăng cao hơn so với những loại khác. Một báo cáo thường niên của ung thư tại Mỹ, xuất hiện trong tạp chí Wiley vào năm 2020, kết luận:
Tỉ lệ tử vong ung thư giảm xuống 1.5% trung bình hàng năm trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2017.
2. Lầm tưởng về ung thư: Ung thư là bệnh truyền nhiễm
Ung thư không phải là một bệnh truyền nhiễm. Bệnh ung thư không thể lây từ người này sang người khác.Tuy nhiên, một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm virus HPV, viêm gan B và C, có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung và ung thư gan. Trong những trường hợp này, tác nhân truyền nhiễm có thể gây ra ung thư, còn ung thư không gây truyền nhiễm.
3. Điện thoại di động có thể gây ung thư
Cho đến nay, vẫn chưa có một bằng chứng nào cho thấy điện thoại di động có thể gây ung thư. Điện thoại di động là một trong những thiết bị phát ra bức xạ tần số vô tuyến, một dạng bức xạ không ion hóa. Cơ thể hấp thụ bức xạ này.Các nhà khoa học cho rằng sự tiếp xúc với bức xạ ion hóa, chẳng hạn như tia X, làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Tuy nhiên, bức xạ tần số vô tuyến là bức xạ không ion hóa, không có khả năng gây ung thư. Viện ung thư quốc gia cho rằng:
“Mặc dù nhiều nghiên cứu thử nghiệm về tác động tiềm ẩn lên sức khỏe của bức xạ không ion hóa như từ radar, lò vi sóng, điện thoại di động và từ những nguồn khác, nhưng vẫn chưa có bằng chứng nhất quán rằng bức xạ không ion hóa làm gia tăng nguy cơ gây ung thư ở người.”
4. Đường dây điện gây ung thư
Từ trường tần số cực thấp (ELF) được tạo ra bởi đường dây điện lực không ion hóa, do đó, không thể gây ung thư.Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ cho rằng:
“Một vài nghiên cứu lớn xem xét khả năng tác động của từ trường ELF trên ung thư của chuột cống và chuột nhắt. Những nghiên cứu này cho biết động vật tiếp xúc với từ trường mạnh hơn nhiều so với những gì con người thường tiếp xúc ở nhà. Đa phần những nghiên cứu này đều không tìm thấy dữ liệu về khả năng gia tăng nguy cơ mắc bất cứ bệnh ung thư nào. Trong thực tế, ở những động vật tiếp xúc với bức xạ ELF, nguy cơ mắc những bệnh ung thư còn thấp hơn”.
Hiệp hội ung thư Hoa Kì cũng giải thích thêm rằng những nghiên cứu này đã phát hiện ra một sự gia tăng nhẹ khả năng mắc bệnh ung thư máu ở trẻ em sống ở gần những đường dây điện. Tuy nhiên, nguyên nhân lí giải vẫn chưa thực sự rõ ràng.
Tap chí Medical News Today đã trao đổi với Tiến sĩ Joel Newman, một nhà tư vấn huyết học và trưởng khoa về bệnh lý tại East Sussex Healthcare Trust ở Vương quốc Anh. Ông ấy cho rằng:
“Chúng tôi chưa thấy bằng chứng thực tế nào chứng minh điện thoại di động hoặc đường dây điện có khả năng gây ung thư. Một vài thứ khác chúng ta sử dụng hàng ngày thậm chí có thể gây nguy cơ mắc ung thư cao hơn, bao gồm hút thuốc lá và uống rượu.”
5. Các chất tạo ngọt nhân tạo gây ung thư
Cho đến nay, vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy các chất ngọt nhân tạo có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển ung thư.Viện ung thư quốc gia đã giải thích:
“Các câu hỏi liên quan đến chất tạo ngọt nhân tạo và ung thư nảy sinh khi các nghiên cứu trước đây cho thấy đường hóa học kết hợp với đường sacarin (chất ngọt dùng để thay đường) có thể gây nên ung thư bàng quang ở động vật trong phòng thí nghiệm.”
Tuy nhiên, họ giải thích rằng nhiều nghiên cứu chuyên sâu “chưa cung cấp được bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ giữa ung thư và con người. Tương tự, nghiên cứu của những tổ chức khác như FDA - Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm phê duyệt các chất tạo ngọt không thể hiện bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ với ung thư trên người.
Tương tự, một nghiên cứu điều tra về chất tạo ngọt và ung thư, bao gồm dữ liệu từ hơn 500,000 người tham gia, không tìm thấy mối liên kết giữa việc tiêu thụ chất tạo ngọt và ung thư hạch, ung thư máu, hoặc ung thư não.
6. Phẫu thuật có thể khiến ung thư lây lan
Sự thật thì phẫu thuật ung thư có thể khiến ung thư lây lan, song trường hợp này rất hiếm. Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ giải thích:“Sự phát triển của các thiết bị tiên tiến được sử dụng trong phẫu thuật và các xét nghiệm hình ảnh chi tiết có thể giữ tỉ lệ gặp phải nguy cơ này ở mức rất thấp.”
Ngoài ra, có tin đồn cho rằng khối u có thể phát triển nhanh hơn và di căn tới các bộ phận khác của cơ thể khi tiếp xúc với không khí. Điều này không chính xác.
7. Các loại thuốc thảo dược có thể chữa được bệnh ung thư
Chưa có bằng chứng nào cho thấy thuốc thảo dược có thể chữa khỏi hoặc điều trị ung thư.Tuy nhiên, người bệnh có thể tìm đến các liệu pháp thay thế như châm cứu, thiền định, yoga, cải thiện tâm lý cũng giúp điều trị ung thư hoặc giảm nhẹ một số tác dụng phụ của ung thư.
Viện ung thư quốc gia cho rằng không phải tất cả những gì “tự nhiên” đều có nghĩa “an toàn”. Trong một vài trường hợp, các loại thực phẩm bổ sung thảo dược thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe con người, họ đưa ra một vài dẫn chứng.
“Một vài nghiên cứu cho thấy kava kava - rễ của cây bụi, một loại thảo dược mọi người dùng để giúp giảm căng thẳng, lo lắng, có thể gây tổn hại cho gan. Hay một loại cây ban âu tên St. John’s wort, mọi người thường sử dụng cho chứng trầm cảm, có thể dẫn đến cản trở hoạt động của một số loại thuốc điều trị ung thư.”
Do đó, bệnh nhân ung thư nên trực tiếp trao đổi, tham vấn ý kiến của bác sĩ về các loại thực phẩm chức năng và vitamin trước khi sử dụng.
8. Ung thư có thể khiến cả gia đình đều mắc
Mặc dù một vài bệnh ung thư có thể di truyền qua các thế hệ, song đó chỉ là nằm trong số ít trường hợp. Ước tính chỉ có khoảng 3 – 10% kết quả ung thư do đột biến di truyền từ cha mẹ.Trong hầu hết các trường hợp ung thư đều đo đột biến gen được tích lũy theo thời gian. Hiệp hội Ung thư Hoa Kì giải thích:
“Một vài loại ung thư có thể di truyền trong gia đình, nhưng đa phần ung thư không liên quan tới gen thừa hưởng từ bố mẹ. Việc biến đổi gen trong mỗi tế bào trong suốt cuộc đời có thể dẫn đến ung thư”.
9. Ung thư sẽ luôn luôn tái phát
Để trả lời câu hỏi này, tạp chí Medical News Today đã trao đổi với tiến sĩ Collin Vu, một nhà nghiên cứu ung thư và là bác sĩ chuyên ngành huyết học tại Viện ung thư Memorial Care tại Trung tâm y tế Orange Coast tại Fountain Valley, CA. Ông ấy chia sẻ:“Rất may cho tất cả chúng ta, nhận định này chỉ là lời đồn và không hoàn toàn chính xác. Những liệu pháp điều trị ung thư hiện tại đang dần được được hoàn thiện. Điều đó có nghĩa là các phương pháp điều trị sẽ liên tục được cải tiến để tiêu diệt ung thư hoàn toàn.”
Tuy nhiên, ông ấy giải thích rằng chủ đề này rất phức tạp bởi các loại ung thư khác nhau sẽ có khả năng chữa khỏi khác nhau. Và các loại ung thư khác nhau cũng có thể tái phát ở những thời điểm khác nhau. Điều này khiến việc khẳng định trở nên khó khăn khi cho bệnh nhân biết họ được chữa khỏi hoàn toàn hay vẫn có nguy cơ tái phát ung thư cao.
10. Không có phương pháp điều trị khỏi ung thư hoàn toàn
Rất may rằng đây cũng chỉ là lời đồn. Khi khoa học y tế nghiên cứu sâu hơn về các cơ chế đằng sau bệnh ung thư, các phương pháp điều trị ngày càng hiệu quả hơn.Theo Bác sĩ Vũ, một vài loại ung thư như ung thư tinh hoàn và ung thư tuyến giáp, có tỉ lệ điều trị thành công 60%. Bác sĩ Vũ định nghĩa tỉ lệ chữa khỏi là số bệnh nhân ung thư có tuổi thọ trung bình như những người bình thường.
Ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang cũng có tỉ lệ chữa khỏi khoảng 50%. Tiến sĩ Vũ kết luận:
Như những dữ liệu ở trên, một vài trường hợp ung thư có thể được loại bỏ, nhưng thật không may, không phải tất cả trường hợp ung thư đều được chữa trị thành công. Tin tích cực là tỉ lệ chữa khỏi bệnh đang tăng lên nhờ sự tập trung vào việc tầm soát và các phương pháp điều trị tốt hơn cho bệnh ung thư.
Medical News Today cũng đã trao đổi với tiến sĩ Anton Bilchik, bác sĩ phẫu thuật ung thư, giáo sư phẫu thuật, trưởng nhóm nghiên cứu đường tiêu hóa, trưởng y khoa tại Viện ung thư Saint John’s tại Trung tâm sức khỏe Providence Saint John, Santa Monica, CA. Ông ấy cũng tin tưởng rất nhiều:
“Điều cần thiết là bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, ngay cả ở giai đoạn cuối cũng không được mất hi vọng: Có những phương pháp điều trị hiệu quả, thậm chí còn hiệu quả hơn kĩ thuật phẫu thuật. Một ví dụ trong việc sử dụng liệu pháp miễn dịch hiện đại, có tới 40% bệnh nhân ở giai đoạn 4 ung thư hắc tố có thể chữa được và 50% bệnh nhân ở giai đoạn 4 ung thư ruột kết đã di căn tới gan có thể chữa được bằng sự kết hợp giữa hóa trị và phẫu thuật.”
Tóm lại: Mặc dù cuôc chiến với ung thư vẫn đang diễn ra, khoa học vẫn đang đạt được những bước tiến đáng kinh ngạc.
11. Khám và điều trị ung thư tại Nhật Bản
Tại Nhật Bản, đã có không ít bệnh nhân ung thư được kéo dài thêm tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống nhờ những phương pháp điều trị tiên tiến tại Nhật Bản. Liên hệ ngay với IIMS Việt Nam để được tư vấn, kết nối với những bệnh viện hàng đầu tại Nhật Bản trong việc điều trị ung thư.Nguồn: Medical News Today
Chủ đề tương tự
Người đăng:
lamnguyen_ttt
Ngày đăng:
Người đăng:
OSKM
Ngày đăng:
Người đăng:
saigon2020
Ngày đăng: