Tags
tphcm
Giao Thông
22/3/19
1.126
2.737
131
34
Hội đồng Đổi, đặt tên đường TP.HCM từ ngày đầu thành lập đã đề xuất sửa những tên đường bị đặt sai. Năm 2016, nhóm nghiên cứu của PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân phát hiện 38 tên đường TP.HCM bị đặt sai. Vì sao nay vẫn chưa sửa?

Screen Shot 2022-11-05 at 09.01.37.png

Đường Lê Thánh Tôn cũng là một trong số các đường nhóm nghiên cứu cho rằng bị sai tên, phải gọi là Lê Thánh Tông.

PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân, chủ nhiệm nhóm nghiên cứu đề án “Công tác đặt, đổi tên đường, công trình công cộng tại TP.HCM – Khảo sát thực trạng đến năm 2020” cho biết, nhóm nghiên cứu đã mất 3 năm để rà soát hơn 1.300 tên đường khắp TP.HCM, phát hiện 38 tên đường bị đặt sai ở thời điểm năm 2016.

Đến năm 2020, đề án này được công bố, nhưng trong số 38 tuyến đường được xác định đặt tên không chính xác, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM chỉ đề xuất TP chỉnh sửa tên 19 tuyến đường. Số còn lại được giữ nguyên nhằm tránh xáo trộn, thay đổi tên đường, ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Cập nhật đến tháng 10.2022, nhóm nghiên cứu cho biết chỉ mới có 4/38 tên đường đặt sai đã được sửa lại, gồm Bùi Hữu Diện (tên sai) - Bùi Hữu Diên (tên đúng), Nguyễn Chánh Sắc (tên sai) - Nguyễn Chánh Sắt (tên đúng), Phạm Thị Hối (tên sai) - Phan Thị Hối (tên đúng), Đoàn Minh Triết (tên sai) - Đoàn Triết Minh (tên đúng). Ngoài ra, đường Trương Đình Hợi (tên sai) ở cả Q.4 và Q.8 thì hiện mới chỉ có Q.8 đã sửa thành Trường Đình Hội (tên đúng).

Những tên đường nào bị đặt sai?​

Theo PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân, việc đặt tên đường ở TP.HCM được tiến hành qua nhiều thời kỳ khác nhau với những tiêu chí riêng nên việc đặt tên không thể tránh khỏi những sai sót.

Screen Shot 2022-11-05 at 09.01.52.png

Đường Nguyễn Siêu là một trong số các đường bị đặt sai tên, tên đúng phải là đường Nguyễn Văn Siêu

Để chứng minh tên đường đặt sai, nhóm phải tìm nhiều tư liệu, liên hệ các nhân chứng liên quan để thu thập tài liệu. Ví dụ trường hợp đường Kha Vạn Cân (tên hiện tại) – tên đúng là Kha Vạng Cân, nhóm đã tìm giấy tờ tùy thân có hình và tên của ông để chứng minh. Hoặc như tên đường Raymondienne tại Q.7, nhóm phải liên hệ trực tiếp với người phụ nữ này bên Pháp để xin hình ảnh chứng minh tên đúng của bà là Raymonde Dien.

Thống kê của nhóm ở thời điểm năm 2016 cho thấy, có 38 tên đường không chính xác, trong đó, nhiều nhất là ở Q.1 và Q.5 (7 đường); tiếp đến là Q.Bình Tân (4 đường); Q.4, Q.11, H.Củ Chi (3 đường); Q.Tân Phú, Q.7, Bình Thạnh (2 đường),…

Trong đó, một số tên đường bị đặt sai như: Trần Khắc Chân (tên đúng Trần Khát Chân), Trương Đình Hợi (tên đúng Trương Đình Hội), Trương Quốc Dung (tên đúng Trương Quốc Dụng), Nguyễn Siêu (tên đúng Nguyễn Văn Siêu), Tôn Đản (tên đúng Tông Đản), Lương Nhữ Học (tên đúng Lương Như Hộc), Ngô Thời Nhiệm (tên đúng Ngô Thì Nhậm),…

Screen Shot 2022-11-05 at 09.01.47.png

Đường Trần Khắc Chân tên đúng là đường Trần Khát Chân

Theo bà Quỳnh Trân, việc một số con đường có tên viết không chính xác làm cho người dân không biết đúng tên các nhân vật lịch sử. Trong trường hợp này, những tác dụng tích cực của tên đường không được phát huy. Việc đặt tên đường không chính xác, nhất là đối với nhân vật lịch sử, làm như nhận thức của người dân cũng bị sai lệch. Tên sai bị sử dụng lâu dài, trở thành quá quen thuộc với người dân, sẽ trở thành thói quen khó sửa.

“Các cơ quan có thẩm quyền cần chấn chỉnh gấp để tên đường được đặt đúng, để phát huy những tác động tích cực của tên đường. Và đó cũng là cách tôn trọng đối với công lao, sự hy sinh của những người đã được chọn đặt tên đường”, bà Trân nêu ý kiến.

Tên đường ở TP.HCM được đặt từ khi nào?​

Ngược dòng lịch sử, PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân cho biết hệ thống tên đường ở Sài Gòn – TP.HCM hình thành khá sớm, từ thời nhà Nguyễn. Đến thời Pháp thuộc, Sài Gòn có khoảng 39 tên đường nhưng hầu hết không có tên, mà được đánh số. Năm 1865, người Pháp ra quyết định đặt tên đường theo tên của những nhân vật đã có đóng góp công sức trong việc thành lập thuộc địa mới hoặc đã đóng góp vào việc truyền bá đạo Thiên chúa hay văn hóa Pháp tại đây.

Ở Chợ Lớn, ngày 14.7.1865, thống đốc Rozé ký quyết định đặt tên 31 con đường, trong đó dùng nhiều tên địa danh như: An Nam, Mỹ Tho, Chợ Quán và các tên gọi có từ trước như Thợ Thủ Công, Cây Mai, Kinh Đào, bến Mễ Cốc.

Screen Shot 2022-11-05 at 09.01.42.png

38 tên đường ở TP.HCM do nhóm nghiên cứu của PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân chỉ ra bị sai tên

Đến thời Việt Nam Cộng hòa, chính quyền Sài Gòn cho Việt hóa hầu hết các tên đường của TP và cả các vùng của khu đô thị Sài Gòn thuộc địa phận tỉnh Gia Định lúc bấy giờ như: Bà Chiểu, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bảy Hiền, Ông Tạ; chỉ giữ lại tên một số ít những người Pháp nổi tiếng như nhà bác học Pasteur, bác sĩ Calmette, Alexandre de Rhodes,…

Sau năm 1975, TP có 2 lần đổi tên đường lớn vào ngày 14.8.1975 với 51 con đường và ngày 4.4.1985 với gần 100 con đường.

Ngày 23.8.1995, Hội đồng Đổi, đặt tên đường được thành lập có chức năng tư vấn, tham mưu cho UBND TP trong việc đặt, đổi tên đường.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư – người viết quyển sách đầu tiên về tên đường TP.HCM xuất bản năm 1994 khi ấy đã được mời làm ủy viên thường trực thứ nhất Hội đồng Đổi, đặt tên đường ngày vừa thành lập.

Xem thêm:
Theo Thanh niên
 
Hạng C
25/11/21
635
15.506
93
Vẽ chuyện, tên đường cuối cùng cũng là để chỉ tên đường, ở SG còn khối tên đường chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí là có ý nghĩa rất kỳ lạ, xấu xí, vẫn tồn tại, sao không thay hết luôn đi, như đường Kênh nước đen, đường Cống lỡ, đường Lò thiêu, đường Mã lò, . . . . . .
Những tên đường bị đặt sai ở TP HCM: Vì sao đến nay vẫn chưa sửa?
Những tên đường bị đặt sai ở TP HCM: Vì sao đến nay vẫn chưa sửa?
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: Perenco
Hạng B2
2/5/18
304
224
43
Vẽ chuyện, tên đường cuối cùng cũng là để chỉ tên đường, ở SG còn khối tên đường chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí là có ý nghĩa rất kỳ lạ, vẫn tồn tại, sao không thay hết luôn đi, như đường Kênh nước đen, đường Cống lỡ, đường Lò thiêu, đường Mã lò,
View attachment 2818391View attachment 2818392
K hiểu thằng cha nào duyệt mấy cái tên đường như vậy được. Tên danh nhân thiếu gì mà tụi nó đi lấy cái tên dân gọi vu vơ đặt tên đường. Giờ đổi tên thì cả đống hồ sơ thay đổi, chết ng dân.
 
Hạng F
28/8/19
6.878
11.829
113
Palm Beach, Florida, US
Thế quay lại 1 chút cho hỏi ngày xưa đó mấy thg khốn, con khốn nào toàn TS PGS các kiểu đề rồi xuất và thg nào duyệt?... Tiền NS bỏ ra ko ít?
Rồi bây giờ lại tốn tiền sửa, bao giấy tờ đi kèm cũng phải sửa.
Làm ăn như ...3 chữ C :mad:
 
Hạng F
3/10/15
11.098
13.670
113
Vẽ chuyện, tên đường cuối cùng cũng là để chỉ tên đường, ở SG còn khối tên đường chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí là có ý nghĩa rất kỳ lạ, xấu xí, vẫn tồn tại, sao không thay hết luôn đi, như đường Kênh nước đen, đường Cống lỡ, đường Lò thiêu, đường Mã lò, . . . . . .
View attachment 2818391View attachment 2818392
Kế bên căn hộ Vista Verde còn cái đường tên TML nữa kìa
 
Hạng D
31/3/10
1.642
995
113
Sì Gòn
Túm lại là có sửa tên không hay để luôn? Mà sao để lâu thế?
Nói thì dể, chứ bây giờ muốn sửa phải làm tờ trình sau đó lấy gì làm căn cứ và ai chứng minh là sai rồi trình các cấp ban nghành. Xin bộ tài chánh duyệt chi ôi thôi đủ kiểu
Cuối cùng kết luận lâu mắt nhìn vậy quen rồi các anh cứ vẽ chuyện
Khà khà xong
 
Hạng D
21/12/17
1.854
2.849
113
41
Gần nhà em có cây cầu, tên đúng ngày xưa là cầu Mã Đá, nhưng trải qua mấy chục năm, cái bảng tên nó bị mờ, người dân quen gọi là cầu Năm Út, tại cây cầu gần nhà của ông Năm Út.

Sau đó nâng cấp đường, cây cầu cũng được sửa lại và lấy lại tên cũ là cầu Mã Đá. Khi người lạ đến hỏi thăm đường, nói tìm cầu Mã Đá thì người dân xung quanh chẳng biết nó là cây cầu nào, vì đã quen với tên gọi cầu Năm Út rồi.