Nhặt về vậy là gần đủ.
chuyển làn, rẽ....phải bật xi nhan. Đúng nhưng chưa rõ hết là chuyển hướng nào bật xi nhan theo hướng đó. Có bật xi nhan nhưng theo chiều ngược lại thì sao anh chủ? Có phạt không anh chủ?
Ra đường không ít trường hợp rẽ một bên bật xi nhan một bên, đúng luật có bật xi nhan mà. Có phạt không anh?
Không chuyển hướng mà bật xi nhan có thưởng hay phạt không anh? Ngoài đường nhiều trường hợp chạy xe đi thẳng mà cứ để xi nhan làm người sau khó xử.
Còn những người tích cực, không phải trường hợp khẩn cấp cũng bật cả 2 đèn xi nhan làm những người tham gia giao thông không biết đường mà né. Những trường hợp như vậy có thưởng phạt gì không anh chủ?
anh chủ giải ngố dùm nha.
chuyển làn, rẽ....phải bật xi nhan. Đúng nhưng chưa rõ hết là chuyển hướng nào bật xi nhan theo hướng đó. Có bật xi nhan nhưng theo chiều ngược lại thì sao anh chủ? Có phạt không anh chủ?
Ra đường không ít trường hợp rẽ một bên bật xi nhan một bên, đúng luật có bật xi nhan mà. Có phạt không anh?
Không chuyển hướng mà bật xi nhan có thưởng hay phạt không anh? Ngoài đường nhiều trường hợp chạy xe đi thẳng mà cứ để xi nhan làm người sau khó xử.
Còn những người tích cực, không phải trường hợp khẩn cấp cũng bật cả 2 đèn xi nhan làm những người tham gia giao thông không biết đường mà né. Những trường hợp như vậy có thưởng phạt gì không anh chủ?
anh chủ giải ngố dùm nha.
Tàu nhanh đăng mà ko thấy viện dẫn điều khoản nào thì cũng như ko. Nhà báo nhiều chú chỉ đi pv rồi nộp bài, có khi viết mà chả hiểu mình viết gì.
lại vòng xuyến!
Chỉ là "... nên ..." thôi mà!
Luật giao thông đường bộ quy định, khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ. Những trường hợp phải bật đèn xi-nhan gồm : chuyển làn, rẽ phải, rẽ trái, quay đầu, vượt xe khác, cho xe chuyển bánh từ vị trí đỗ hoặc khi chạy vào sát vỉa hè để dừng, đỗ xe.Khi đi theo đường cong, người điều khiển phương tiện giao thông cua theo đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) thì vẫn xem là đang đi trên một đoạn đường thẳng, theo một hướng, không hề gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông phía sau hoặc chiều ngược lại thì không bắt buộc bật đèn tín hiệu.Ngoài ra, trong quá trình tham gia giao thông, một số trường hợp khác người điều khiển nên bật đèn xi-nhan để đảm bảo an toàn cho bản thân và giúp việc lưu thông trên đường thuận tiện hơn. Những trường hợp đó cụ thể như sau :- Khi đi qua vòng xuyến : Về cơ bản theo nguyên tắc 'vào trái, ra phải' nghĩa là khi vào vòng xuyến thì xi-nhan trái, khi ra khỏi thì xi-nhan phải.- Khi lùi theo đường cong, ví dụ như lùi vào ngõ : phải bật tín hiệu như khi tiến vì lúc đó muốn chuyển hướng xe.- Đi qua ngã 3 chữ Y : Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường, Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần xi-nhan.Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, luật chưa quy định khoảng cách bắt buộc phải bật đèn xi-nhan trước khi cho xe chuyển hướng. Nhưng bật xi-nhan sớm quá hoặc tắt muộn quá cũng đều không nên, vì sẽ gây khó hiểu cho xe khác xung quanh. Vì vậy để bảo đảm an toàn, nếu giảm tốc độ khi vào chỗ rẽ, nên bật xi nhan trước khoảng 25 - 30 mét, và sau khi rẽ xong, cũng duy trì thêm 5-10 mét ở vị trí thẳng lái rồi mới tắt xi-nhan.Dưới đây là một số mức phạt liên quan đến không bật đèn xi-nhan theo Nghị định 46/2016 :- Đối với người điều khiển, người được chở trên xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô : Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước.- Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức).- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng đối với người điều khiển xe chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc.(Theo VnExpress)
dek có điều khoản đi kèm, đọc cho vui, k có giá trị pháp lý.
Còn trường hợp đặc biệt nữa. Tài xế có bật xi nhan khi rẽ, nhưng vẫn bị xxx bắt vào với lỗi không xi nhan vì xxx ko thấy đèn nhấp nháy, anh tài bảo xxx kiểm tra lại con mắt xem có lé không mà bảo đèn ko nhấp nháy, xxx báo anh tài bật lại xi nhan xem có nhấp nháy đèn không. Kết quả là có bật công tắc nhưng đèn không nhấp nháy vì...bóng đứt dây tóc từ lúc nào ko biết . Xử sao? Chắc phải thoả thuận với xxx thôi nhỉ.