Những tháng giãn cách xã hội lịch sử của các tỉnh thành phía nam, người dân cầu cứu việc cấp giấy thông hành hay những tình trạng trong giao thông như che biển số xe hay cao tốc ở Việt Nam vẫn chưa đủ an toàn,... là những dấu ấn giao thông đáng nhớ trong năm 2021 vừa qua.
Xe Baic Q7 gặp nạn trên đèo Bảo Lộc
Hồi cuối tháng 2 chiếc xe Baic Q7 của Trung Quốc được một bác tài người Hà Nội thuê gặp nạn thương tâm ngay tại miếu Ba Cô trên đèo Bảo Lộc gây xôn xao dư luận. Lúc này hồi chuông cảnh báo về đoạn đèo dài hơn 10 cây số nhưng rất nhiều nguy hiểm tiềm ẩn lẫn những bác xe khách, xe rau chạy ẩu trên đèo này cũng luôn bị nhắc tới. Lúc này các bác tài cũng truyền tay nhau
kinh nghiệm đi đèo Bảo Lộc
Tỉnh Lâm Đồng cũng đã có nhiều phương án nhằm giảm thiểu tai nạn trên đèo nhưng thực tế đoạn đèo này có nhiều xe lưu thông nên các biện pháp vẫn chưa có tác dụng, đến hiện tại thì tỉnh ủy Lâm Đồng đã rục rịch lắp camera để giám sát hoạt động lưu thông trên đèo.
Đợt giãn cách kéo dài lịch sử và giấy thông hành
Dưới tác động của đợt dịch covid thứ 4 nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh thành phía Nam, nhà nước quyết định áp dụng chỉ thị 16 cho 19 tỉnh thành phía Nam. Các tỉnh thành lập chốt ở địa phương để kiểm soát dịch bệnh. Đây cũng là lúc hàng triệu người “ở đâu thì ở yên đấy” không có việc thì không di chuyển.
Trong lúc thành phố kéo dài dãn cách cũng là lúc người dân liên tục kêu cứu với giấy thông hành, giấy bị đổi liên tục, yêu cầu loại mới, các quy định lưu thông khác nhau,... Nhiều trạm kiểm soát dịch trên toàn thành phố HCM nhiều hôm luôn trong tình trạng quá tải khi người dân vừa phải trình giấy đi đường, vừa khai báo y tế,...tốn rất nhiều thời gian tại trạm.
Những ngành nghề đặc thù không thể làm việc tại nhà gặp khó khăn trong việc qua các trạm kiểm soát vì giấy qua trạm, hay có những câu chuyện “dở khóc dở cười “là xe chở sản phẩm không thể qua chốt đành phải quay đầu vì quy định không phải thực phẩm thiết yếu, hay vụ việc “bánh mì” không phải thực phẩm thiết yếu ở Nha Trang.
Chúng ta thấy hình ảnh một Sài Gòn vắng lặng, những tuyến phố trung tâm gần như chỉ lác đác vài xe di chuyển. Sau 18h tối không còn chiếc xe nào trên đường, không còn kẹt xe, cũng không còn những tiếng còi thúc dục hối hả, người dân chỉ còn thấy và nghe tiếng còi xe cấp cứu vang trên đường.
Người dân kéo nhau về quê
Sau những tháng kéo dài giãn, ngay khi các tỉnh thành nới lỏng giãn cách,
thành phố đã tập nập trở lại, nhiều người lo sợ dịch bệnh sẽ ngày càng phức tạp, từng đoàn công nhân quyết định rời khỏi thành phố trở về quê. Công an của các tỉnh dẫn đường để đưa các đoàn xe qua từng tỉnh.
Mỗi tỉnh một quy định khi di chuyển
Cộng đồng mạng chắc chắn cũng không quên những tình huống “cười ra nước mắt” khi đi qua các tỉnh thành trong thời kỳ nới lỏng này. Sau các tháng không thể di chuyển, nhu cầu đi qua các tỉnh tăng cao trong tháng 10 và đầu tháng 11. Tuy nhiên, các tỉnh thành phía nam không đồng bộ phương thức di chuyển liên tỉnh mà mỗi tỉnh một kiểu. Ví dụ như
Bình Phước dán giấy niêm phong ngay cửa xe không cho bước xuống xe khi đi qua địa phận. Hay tỉnh Lâm Đồng các
xe cá nhân đều bắt buộc quay đầu ra về nếu như không có hộ khẩu tại tỉnh và đủ 2 mũi vacxin.
Sau ngày 1/10 khi thành phố quyết định "mở cửa" sau hơn 100 ngày thực hiện dãn cách kéo dài cũng là lúc hàng chục ngàn chiếc xe của các bác tài chết máy, hư bình, hết hạn đăng kiểm, các trung tâm bảo dưỡng xe hơi, xe máy,
trung tâm đăng kiểm luôn trong tình trạng đông đen, nhân viên làm việc tất bật. Ngày hội đăng kiểm bắt đầu từ 1/10 tới một tuần sau mới thưa thớt dần.
Cuối năm các bác rủ nhau đi du lịch xả stress
Dưới tác động của dịch covid, sau khi các thành phố được hoạt động bình thường và các tỉnh du lịch cũng bắt đầu mở cửa phục vụ chào đón khách trở lại.
Người dân tiêm đủ 2 mũi vac xin có thể đi du lịch tùy tỉnh thành, đáng chú ý là Vũng Tàu và Đà Lạt là 2 địa điểm được nhiều người chọn đến nhất sau những ngày tháng giãn cách kéo dài.
Vấn đề được các bác tài quan tâm nhất vẫn là tình hình kiểm soát dịch bệnh của từng địa phương, di chuyển qua các trạm có dễ dàng hay không. Những câu hỏi về tình hình lưu thông luôn được các bác tài hỏi và cập nhật thường xuyên.
Vũng Tàu và Đà Lạt là 2 địa phương các bác tài quan tâm nhiều nhất về tình hình di chuyển và ăn ở, hai địa điểm trên đều đã bỏ các chốt kiểm soát liên tỉnh, việc đi du lịch vào địa phận 2 địa phương này cũng sẽ dễ dàng hơn.
Những thực trạng giao thông đáng buồn tại Việt Nam
Nhiều tài xế hay đùa với nhau văn hóa giao thông Việt Nam chỉ có tệ đi chứ chưa biết khi nào mới tốt lại, những thói quen xấu vẫn được tiếp tục phát huy và truyền thừa chưa có dấu hiệu bị mai một. Bên cạnh đó những thói xấu mới lại bắt đầu được nhiều người biết tới và đu trend nhiệt tình.
Rõ ràng nhất là trend “
che biển số xe” tránh phạt nguội của rất nhiều tài xế, cả xe máy và ô tô. Từ xe chạy dịch vụ cho tới những chiếc xe hạng sang đều dùng những mánh khóe khôn lỏi để che hoặc biến đổi biển số tránh phạt nguội của cơ quan chức năng. Càng bị ném đá dữ dội thì hình ảnh các xe che biển số ngày càng xuất hiện nhiều hơn, do ý thức nhưng bên cạnh đó một phần do mức phạt của hành vi này chưa đủ cao để mang tính răn đe.
Những thực trạng giao thông đáng buồn thì không thể không nhắc đến xe khách và xe tải, không khó để tìm những hình ảnh
vượt ẩu bạt mạng, lấn làn ngược chiều, bấm còi hơi liên tục trên phố của các xe tải và xe khách ở mọi nẻo đường từ đường làng, quốc lộ cho đến cao tốc lớn.
Trong năm qua có lẽ nổi trội thêm một đối thủ xứng tầm với xe tải và xe khách phải kể tới
xe bán tải, ngoài hai anh lớn trên thì bán tải cũng thuộc dạng không ngán bất kỳ ai, gắn led bar, bật pha mù mắt xe đối diện, chen hàng,... gì cũng có, chỉ thua một cái là xe nhỏ hơn.
Cao tốc Việt Nam vẫn mất an toàn
Miền nam không phải là khu vực có nhiều cao tốc, tuy nhiên chỉ vài tuyến cao tốc đó cũng đủ để nhìn ra việc mất an toàn. Việc các tuyến cao tốc Long Thành - Dầu Giây hay Trung Lương chỉ có 3 làn mỗi chiều không phải là lý do chính trong việc mất an toàn mà nguyên do lớn nhất vẫn là ý thức của các bác tài mỗi khi lên cao tốc.
Những hành động như
ôm làn trái không cho xe vượt, chạy song song với tốc độ 50-60km/h cả 2 làn xe khiến phía sau không thể vượt lên, hay chỉ cần đông xe chạy chậm là làn khẩn cấp trở thành làn thứ 3 các xe chen vào đã không còn là hình ảnh lạ gì mỗi khi chạy ở cao tốc. Dù các tuyến cao tốc đã lắp đặt nhiều camera phạt nguội nhưng vẫn chưa đủ để răn đe các tài xế chạy cẩn thận hơn
Những chính sách giao thông đường bộ mới trong năm 2021
Điều đáng chú ý nhất về luật giao thông đường bộ là từ tháng 10/2021 khi đưa xe đi đăng kiểm cả lần đầu và định kỳ chủ xe không cần xuất giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Bên cạnh đó từ tháng 10/2021 đã thêm trường hợp bị cảnh cáo đăng kiểm nếu xe thuộc các trường hợp sau: xe có khiếm khuyết hư hỏng, xe tạm nhập tái xuất, xe thanh lý có thông tin đăng ký không phù hợp.
Thay vì dùng chung tem kiểm định, thì từ tháng 10/2021 bộ GTVT đã quy định mẫu tem kiểm định nhằm phân biệt xe kinh doanh vận tải và xe không kinh doanh.
Kết thúc năm 2021, có lẽ vẫn là bài toán cũ chỉ khi nào nâng cao được ý thức của người tham gia giao thông, khi ý thức trở thành thói quen dần hình thành sự văn minh thì khi đó giao thông Việt Nam mới hạn chế được tình trạng hỗn loạn như hiện nay.