xxx Tây Ninh nhắc nhở chúng ta.
Đường 30/4 đi ra núi.
Cảnh báo trước.
Núi Bà Đen thuộc xã Thạnh Tân, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh 11km về phía đông bắc.Với độ cao 986m, cao nhất Nam Bộ, nhìn xa xa núi Bà Ðen như một chiếc nón úp trên đồng bằng.
Quần thể di tích Núi Bà Đen trải rộng 24 km². Hệ thống chùa Điện Bà ở núi có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang và một số hang động được các tăng ni, phật tử sửa chữa làm nơi thờ tự như động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà... Ngọn núi này thu hút khách thập phương vì cảnh núi non hùng vĩ, nhiều hang động, nhiều ngôi chùa. Trước đây vốn là nơi ẩn cư của nhiều sư sãi. Đặc biệt, nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết nàng Lý Thị Thiên Hương (Bà Đen).
Về tên gọi Núi Bà Đen, có 2 truyền thuyết :
1. Tương truyền rằng vào khoảng nửa cuối thế kỉ 18, những cuộc xâu xé nhau giữa
Chúa Trịnh và
Chúa Nguyễn đã đẩy nhân dân lâm vào cảnh khốn khổ lầm than.
Nguyễn Huệ dấy lên cao trào
Tây Sơn dẹp thù trong giặc ngoài. Bấy giờ có người thanh niên tên
Lê Sỹ Triệt, quê ở Quang Hóa (tức huyện
Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh ngày nay) tài cao, chí lớn, vì nước nhà nên chia tay người yêu là Lý Thị Thiên Hương lên đường phò Nguyễn Huệ giữ nước. Lý Thị Thiên Hương là cô gái xinh đẹp với làn da bánh mật (bà đen) và có đức hạnh. Người yêu lên đường vì nghĩa lớn, cô ở nhà sống trong vòng vây của cường hào ác bá nhưng vẫn một lòng chung thủy với người yêu. Một hôm, có kẻ xấu định cưỡng bức nàng , Thiên Hương vì giữ tiết hạnh nên cô gieo mình xuống
núi quyên sinh. Sau đó ít lâu, về báo mộng cho
sư trụ trì chùa núi biết nơi thân thể cô đang bị gió sương bào mòn. Thi thể cô được đem về mai táng, phụng thờ. Người dân địa phương truyền tụng rằng: Bà rất linh thiêng, người dân tin tưởng và thường đến chiêm bái để cầu an, tài lộc cho gia đình…
2. Truyền thuyết 2. Vào khoảng đời vua Gia Long .ở Việt Nam có xảy ra chiến tranh với quân Xiêm La (Thái Lan). Có một người con gái tên là Lý Thị Thiên Hương, là con của quan Tri huyện Quang Hóa,theo lệ thường vào dịp tết nửa năm 5/5 ÂL .người dân kéo về Núi để lễ Phật. Rủi thay lúc nàng đến núi thì gặp giặc Xiêm, chúng thấy nàng xinh đẹp nên toan cưỡng bức. Để giữ gìn trinh tiết nàng đã nhảy xuống núi tự vẫn. Do oan tình và tiết liệt nàng đã hiển Thần,linh hiển tại Núi.
Đến khi vua Gia Long đi đánh giặc Xiêm bị vây ở Núi. Thì trong cơn mộng ngài gặp Bà. Bà hứa sẽ ủng hộ nhà vua và chỉ cách nhà vua thoát ra khỏi vòng vây của giặc.
Nhớ ơn phù trợ, sau khi bình định giặc Xiêm Nhà vua Sắc phong cho Núi là LINH SƠN. Phong cho Bà Lý Thị Thiên Hương là LINH SƠN THÁNH MẪU. Nhà vua cho làm một Bức tượng bà bằng đồng đen nguyên chất (nên dân gian gọi là Bà Đen) hiện nay bức tượng này còn được thờ nguyên bản tại chùa Tổ Đình PhưỚc Lâm. Từ đó theo lệnh vua người dân vào các ngày 4,5,6 tháng 5 âl đông đảo rủ nhau về lễ vía Bà Đen ở Núi Bà Đen Tây Ninh.
Mục đích Lễ Hội Núi Bà Đen TN là để nhớ lại tấm gương tiết liệt, phù trì quốc gia, đạo pháp của người đệ tử phật, đồng thời cầu nguyện quốc thais dân an.
( Nguồn: Internet)