NHẬT KÝ CỦA TÔI
Tôi vốn là người không thích viết nhật ký. Từ bé, tôi đã nghĩ rằng viết nhật ký để làm gì? Để cho ai đọc? Nếu để tôi đọc lại, chắc tôi nghĩ tôi chẳng có nhiều thời gian để hồi tưởng, để mỉm cười với những kỷ niệm nho nhỏ. Còn những gì lớn lao đối với tôi, hoặc những bài học quan trọng, không cần ghi, tôi cũng không quên.
Nhưng, cuộc sống thay đổi hàng ngày, vạn vật, con người cũng thay đổi. Giờ đây, khi số phận đặt gia đình tôi vào một thử thách nghiệt ngã, tôi bỗng cảm thấy một sự thôi thúc được viết lại, được ghi lại những gì chúng tôi đang trải nghiệm. Tất nhiên là với một hy vọng sẽ mang lại một điều gì đó cho bạn, người đang đọc những dòng tự sự này của tôi.
Nếu bạn cũng đang phải trải nghiệm những điều tương tự như tôi đang gặp, rất mong rằng những dòng nhật ký của tôi sẽ giúp bạn có thêm một chút sức mạnh để đương đầu với cuộc sống nghiệt ngã mà chúng ta không còn đường nào khác để vòng tránh hoặc rút lui...
[font="arial, helvetica, sans serif"]Ở ĐÂU CÓ SỰ SỐNG - NƠI ĐÓ ĐẦY HY VỌNG...[/font]
Đó là câu châm ngôn của một vị bác sỹ chuyên về ung thư ở Singapore. Ông chú vợ của tôi tìm cho tôi tấm card của ông bác sỹ đó, phòng khi vợ tôi không còn đường chữa trị ở trong nước...
Vợ tôi mắc một căn bệnh nan y: Ung thư phổi. Và ở tuổi 28! Bác sỹ nói trường hợp mắc bệnh ở tuổi này rất hiếm. Chỉ có thể quy về cho số phận...
Tôi biết được chính xác về bệnh tật của vợ tôi mới được khoảng hơn 1 tháng rưỡi trước đây, khoảng mồng 9 Tết Ất Dậu, 2005. Mới một tháng rưỡi, mà đối với tôi, là một khoảng thời gian dài bất tận. Dĩ nhiên là tôi có choáng váng khi nghe tin. Nhưng chỉ là một thoáng thôi. Còn lập tức sau khi biết tin, tôi biết mình bắt đầu phải vào một cuộc chiến mới. Có thể nói là cuộc chiến hoàn toàn không cân sức. Tôi không phải là bác sỹ. Và kể tôi có là bác sỹ đi nữa, thì căn bệnh này nói chung vẫn là vô vọng.
Vậy nhưng tôi đă bắt đầu chiến đấu. Tôi vẫn đang chiến đấu và sẽ còn chiến đấu tiếp. Sát Tết, tôi đưa vợ tôi về. Bác sỹ hẹn ra Tết nhập viện lại, nhưng vợ chồng tôi quyết định tự điều trị tại nhà. Vợ tôi thì chưa biết chuyện, nhưng quá sợ bệnh viện rồi. Đành phải nói dối thôi. Và riêng ở đây, chắc mọi người không ai cho rằng nói dối là tội lỗi nữa. Tôi thì biết nhập viện nữa cũng vô ích, nên quyết định sẽ tự mình xoay sở.
Chưa biết tôi có thể cứu được vợ hay không? Chưa biết số phận sẽ còn thử thách chúng tôi đến đâu đi nữa... Nhưng chắc chắn tôi sẽ không thể đầu hàng một cách đơn giản. Bác sỹ tiên lượng vợ tôi chỉ còn sống được chừng 3 đến 6 tháng nữa. Kể cả áp dụng các phương pháp "tiên tiến" như xạ trị cũng chỉ có thể kéo dài cuộc sống của vợ tôi ra chừng tổng cộng 1 năm. Hóa trị thì không áp dụng được cho trường hợp của vợ tôi. Mổ cũng không được. Không ai dám nhận vì khối u của vợ tôi nắm sát cuống tim. Tóm lại là nền y học tiên tiến của chúng ta tuyên bố bất lực trong trường hợp này! Tôi không trách các bác sỹ. Họ không phải là thánh thần. Những gì họ làm được cho nhân loại đã là những thành quả vĩ đại. Chắc chắn cũng có những việc họ chưa làm được...
Chỉ mới một tháng rưỡi, tôi đă kịp đọc, thu thập khá nhiều thông tin về căn bệnh ung thư quái ác này. Tôi đă kịp đặt mua một số thuốc đặc trị (Paw Paw, Escozul, một số thuốc đông y, vv...) và hy vọng rằng vợ tôi đang có những dấu hiệu tiến triển tốt. Và tôi quyết định sẽ chia sẻ với mọi người câu chuyện của vợ chồng tôi, chia sẻ với mọi người những gì tôi biết về căn bệnh này.
Biết đâu, bạn cũng đang ở hoàn cảnh tương tự như tôi? Biết đâu bạn cũng đang đau khổ khi phải nhìn người thân của mình đau đớn vật vã, giống như tôi đã, và đang đau khổ? Nếu vậy, tôi mong rằng những thông tin tôi viết ở đây sẽ mang lại cho bạn một số kiến thức cơ bản. Hy vọng rằng bạn sẽ được chia sẻ nỗi đau, và bạn sẽ bình tĩnh hơn để đối mặt với thử thách. Và quan trọng nhất, tôi mong có thể mang lại cho bạn một tia hy vọng nào đó. Vì có lẽ, tôi vẫn sống và chiến đấu được đến tận giờ, chỉ vì tôi chưa bao giờ mất hết hy vọng. Và bởi vì...
...Bởi vì: Ở ĐÂU CÒN SỰ SỐNG - NƠI ĐÓ ĐẦY HY VỌNG...
Hà nội, ngày 24/03/2005.
Phan Văn Hòa.
Tôi vốn là người không thích viết nhật ký. Từ bé, tôi đã nghĩ rằng viết nhật ký để làm gì? Để cho ai đọc? Nếu để tôi đọc lại, chắc tôi nghĩ tôi chẳng có nhiều thời gian để hồi tưởng, để mỉm cười với những kỷ niệm nho nhỏ. Còn những gì lớn lao đối với tôi, hoặc những bài học quan trọng, không cần ghi, tôi cũng không quên.
Nhưng, cuộc sống thay đổi hàng ngày, vạn vật, con người cũng thay đổi. Giờ đây, khi số phận đặt gia đình tôi vào một thử thách nghiệt ngã, tôi bỗng cảm thấy một sự thôi thúc được viết lại, được ghi lại những gì chúng tôi đang trải nghiệm. Tất nhiên là với một hy vọng sẽ mang lại một điều gì đó cho bạn, người đang đọc những dòng tự sự này của tôi.
Nếu bạn cũng đang phải trải nghiệm những điều tương tự như tôi đang gặp, rất mong rằng những dòng nhật ký của tôi sẽ giúp bạn có thêm một chút sức mạnh để đương đầu với cuộc sống nghiệt ngã mà chúng ta không còn đường nào khác để vòng tránh hoặc rút lui...
[font="arial, helvetica, sans serif"]Ở ĐÂU CÓ SỰ SỐNG - NƠI ĐÓ ĐẦY HY VỌNG...[/font]
Đó là câu châm ngôn của một vị bác sỹ chuyên về ung thư ở Singapore. Ông chú vợ của tôi tìm cho tôi tấm card của ông bác sỹ đó, phòng khi vợ tôi không còn đường chữa trị ở trong nước...
Vợ tôi mắc một căn bệnh nan y: Ung thư phổi. Và ở tuổi 28! Bác sỹ nói trường hợp mắc bệnh ở tuổi này rất hiếm. Chỉ có thể quy về cho số phận...
Tôi biết được chính xác về bệnh tật của vợ tôi mới được khoảng hơn 1 tháng rưỡi trước đây, khoảng mồng 9 Tết Ất Dậu, 2005. Mới một tháng rưỡi, mà đối với tôi, là một khoảng thời gian dài bất tận. Dĩ nhiên là tôi có choáng váng khi nghe tin. Nhưng chỉ là một thoáng thôi. Còn lập tức sau khi biết tin, tôi biết mình bắt đầu phải vào một cuộc chiến mới. Có thể nói là cuộc chiến hoàn toàn không cân sức. Tôi không phải là bác sỹ. Và kể tôi có là bác sỹ đi nữa, thì căn bệnh này nói chung vẫn là vô vọng.
Vậy nhưng tôi đă bắt đầu chiến đấu. Tôi vẫn đang chiến đấu và sẽ còn chiến đấu tiếp. Sát Tết, tôi đưa vợ tôi về. Bác sỹ hẹn ra Tết nhập viện lại, nhưng vợ chồng tôi quyết định tự điều trị tại nhà. Vợ tôi thì chưa biết chuyện, nhưng quá sợ bệnh viện rồi. Đành phải nói dối thôi. Và riêng ở đây, chắc mọi người không ai cho rằng nói dối là tội lỗi nữa. Tôi thì biết nhập viện nữa cũng vô ích, nên quyết định sẽ tự mình xoay sở.
Chưa biết tôi có thể cứu được vợ hay không? Chưa biết số phận sẽ còn thử thách chúng tôi đến đâu đi nữa... Nhưng chắc chắn tôi sẽ không thể đầu hàng một cách đơn giản. Bác sỹ tiên lượng vợ tôi chỉ còn sống được chừng 3 đến 6 tháng nữa. Kể cả áp dụng các phương pháp "tiên tiến" như xạ trị cũng chỉ có thể kéo dài cuộc sống của vợ tôi ra chừng tổng cộng 1 năm. Hóa trị thì không áp dụng được cho trường hợp của vợ tôi. Mổ cũng không được. Không ai dám nhận vì khối u của vợ tôi nắm sát cuống tim. Tóm lại là nền y học tiên tiến của chúng ta tuyên bố bất lực trong trường hợp này! Tôi không trách các bác sỹ. Họ không phải là thánh thần. Những gì họ làm được cho nhân loại đã là những thành quả vĩ đại. Chắc chắn cũng có những việc họ chưa làm được...
Chỉ mới một tháng rưỡi, tôi đă kịp đọc, thu thập khá nhiều thông tin về căn bệnh ung thư quái ác này. Tôi đă kịp đặt mua một số thuốc đặc trị (Paw Paw, Escozul, một số thuốc đông y, vv...) và hy vọng rằng vợ tôi đang có những dấu hiệu tiến triển tốt. Và tôi quyết định sẽ chia sẻ với mọi người câu chuyện của vợ chồng tôi, chia sẻ với mọi người những gì tôi biết về căn bệnh này.
Biết đâu, bạn cũng đang ở hoàn cảnh tương tự như tôi? Biết đâu bạn cũng đang đau khổ khi phải nhìn người thân của mình đau đớn vật vã, giống như tôi đã, và đang đau khổ? Nếu vậy, tôi mong rằng những thông tin tôi viết ở đây sẽ mang lại cho bạn một số kiến thức cơ bản. Hy vọng rằng bạn sẽ được chia sẻ nỗi đau, và bạn sẽ bình tĩnh hơn để đối mặt với thử thách. Và quan trọng nhất, tôi mong có thể mang lại cho bạn một tia hy vọng nào đó. Vì có lẽ, tôi vẫn sống và chiến đấu được đến tận giờ, chỉ vì tôi chưa bao giờ mất hết hy vọng. Và bởi vì...
...Bởi vì: Ở ĐÂU CÒN SỰ SỐNG - NƠI ĐÓ ĐẦY HY VỌNG...
Hà nội, ngày 24/03/2005.
Phan Văn Hòa.
Cảm ơn bác HP nhé! Một trang web rất hay và bổ ích:
[link]http://ungthu.net/[/link]
KHỎI BỆNH NHỜ NIỀM TIN Hà nội, 28/10/2007 - Bác sĩ nói với Norman Cousin rằng cuộc sống của ông chỉ còn tính bằng tháng do bệnh rối loạn nhịp tim. Ông không chấp nhận điều này mà tự điều trị bằng vitamin C, phim hài và... cười. Cuối cùng bệnh đã khỏi hẳn.
Norman Cousin (người Mỹ) rất đau khổ khi nghe bác sĩ thông báo chứng loạn nhịp tim của ông đã tiến triển quá nhanh và đang bước vào giai đoạn trầm trọng. Theo chẩn đoán của các chuyên gia tim mạch, cuộc sống của ông chỉ còn tính bằng đơn vị tháng.
Nghe lời khuyên của một nhà tâm lý, người đàn ông ham sống này quyết định tự điều trị bệnh cho mình bằng liệu pháp... cười. Phác đồ chữa trị chủ yếu là chế độ ăn uống vitamin C liều cao và xem phim hài. Thật bất ngờ, tình trạng loạn nhịp tim trước và sau mỗi trận cười vỡ bụng của bệnh nhân giảm dần theo thời gian. Trái với dự đoán của giới chuyên môn, ông Cousin cuối cùng đã chiến thắng được bệnh tật. Trong suốt nhiều năm tiếp theo, ông sống và làm việc trong tình trạng sức khỏe hoàn toàn bình thường.
Theo kết luận của một nhóm nghiên cứu, kết quả tự điều trị của ông Cousin đã chứng tỏ tác dụng tích cực của trạng thái tâm lý: Không hoảng loạn khi đối diện với bệnh tật, tập trung cao độ vào mục tiêu và đặc biệt là tin tuyệt đối vào khả năng đấu tranh của cơ thể.
Câu chuyện của bà Sylvia Andrew người Anh còn ly kỳ hơn. Vốn là một con chiên ngoan đạo, năm nào bà cũng hành hương đến vùng đất thánh Lourdes ở Pháp. Sau cú sốc khi bác sĩ phát hiện bà bị ung thư tuyến tụy, bà đinh ninh rằng mình sẽ hoàn thành chuyến hành hương cuối cùng trước khi ngã quỵ vì bệnh tật. Thế nhưng tất cả đã diễn ra vượt quá sự mong đợi. Trên đường trở về nước Anh, mọi sự đau đớn bỗng nhiên tiêu tan cho dù bà không uống bất cứ một thứ thuốc gì. 8 năm sau, bà xuất hiện trên chương trình truyền hình BBC và kể lại tỉ mỉ câu chuyện kỳ lạ của mình.
Tiến sĩ Benson thuộc Đại học Harvard cho biết, hàng thế kỷ nay, giới y học chứng kiến không ít trường hợp bệnh nhân bước qua cái chết, tự nhiên hồi phục sức khỏe mà không thể lý giải, cứ như là có phép lạ. Theo ông, hiện tượng ung thư tự biến mất như trường hợp bà Andrew rất hiếm khi xảy ra, xác suất là 1/100.000.
Sau khi tiếp tục nghiên cứu 400 trường hợp ung thư hồi phục một cách ngẫu hứng khác, ông kết luận tuy cách trị liệu có khác nhau (một số chỉ uống nước hoa quả hay vitamin C liều cao, một số khác uống thảo dược) nhưng tất cả đều có niềm tin sắt đá rằng chắc chắn mình sẽ khỏi bệnh. Chính niềm tin đã đóng vai trò sức mạnh phi thường và kỳ lạ trong các trường hợp này.
Một biểu hiện của sức mạnh niềm tin đã được y học tận dụng hiệu quả là giả dược - placebo (tiếng Latinh có nghĩa là “tự mê hoặc”). Giả dược có thể chỉ là hợp chất của một loại muối sinh học, nước cất hoặc bột ngũ cốc trộn với đường. Tuy không có tính năng chữa bệnh nhưng trong một số trường hợp nhất định, nó vẫn làm cho sức khỏe của không ít người được cải thiện.
Trong những năm 70 thế kỷ trước, người ta đã tiến hành hàng loạt thí nghiệm: Cho hàng nghìn bệnh nhân bị bệnh chảy máu dạ dày uống giả dược. Trên 50% đã khỏi bệnh. Ngoài lòng tin vào tác dụng của thuốc, người bệnh không được cung cấp bất cứ chất liệu gì có khả năng chữa trị.
Niềm tin kéo dài cuộc sống
Giáo sư Mary Gilhooly thuộc Đại học Paisley ở Scotland đã khẳng định như vậy trong cuốn sách của mình. Qua hơn 40 nghiên cứu, được thực hiện với 126.000 người cao tuổi, ông đã chứng minh rằng: Những người luôn lạc quan và tin tưởng vào cuộc sống bao giờ cũng trơ lỳ hơn với stress và đối đầu có hiệu quả hơn với khó khăn. Họ dễ thỏa mãn với cuộc sống và không bao giờ cảm thấy cô độc. Họ ít bị phiền toái vì chứng cao huyết áp, ít bị mắc bệnh tim mạch và ung thư.
Người có lòng tin sâu sắc giảm được 50% nguy cơ tử vong vì nhồi máu cơ tim so với người không có hoặc có rất ít lòng tin.
Ngoài ra, nghiên cứu của chuyên gia Hitchcock thuộc Trung tâm Y học Darthmouth khẳng định: Người tin mãnh liệt có cơ may qua khỏi đại phẫu thuật tim lớn hơn 3 lần so với người không có niềm tin.
Niềm tin cũng là đối tượng chính của trường phái y thuật Ấn Độ mang tên Ayusveda (có nghĩa là kiến thức về sự sống). Tiến sĩ Deepak Chopra, học giả nổi tiếng nhất của trường phái này, khẳng định sự can thiệp của ý chí và niềm tin đã khiến cho một số trường hợp khỏi bệnh (thậm chí là bệnh nan y) hoặc sống được lâu hơn rất nhiều do với thời gian các bác sĩ dự đoán.
Nhiều bệnh nhân đã “kề miệng lỗ” song vẫn có thể kéo dài sự sống thêm vài ba tháng, thậm chí hàng năm để hoàn thành một tâm nguyện, chờ đón một sự kiện quan trọng hay chờ gặp mặt người thân. Họ tin rằng họ sẽ làm được, sự kiện đó nhất định sẽ xảy ra hay người thân của mình chắc chắn sẽ trở về. Niềm tin ấy đã khiến họ nảy sinh ý chí muốn sống, muốn vượt qua số phận, chiến thắng cái chết.
Nhiều nhà khoa học đề xuất “lập trình hóa” trí tuệ và cảm xúc để tạo cho con người niềm tin vượt qua mọi bệnh tật. Thực ra, từ hàng nghìn năm nay, các tôn giáo, tín ngưỡng đã thực hiện điều đó. Niềm tin thể hiện qua việc cầu nguyện, hành hương, nhập thiền... tác động mạnh lên tâm lý con người, giúp chiến thắng bệnh tật.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
[link]http://ungthu.net/[/link]
KHỎI BỆNH NHỜ NIỀM TIN Hà nội, 28/10/2007 - Bác sĩ nói với Norman Cousin rằng cuộc sống của ông chỉ còn tính bằng tháng do bệnh rối loạn nhịp tim. Ông không chấp nhận điều này mà tự điều trị bằng vitamin C, phim hài và... cười. Cuối cùng bệnh đã khỏi hẳn.
Norman Cousin (người Mỹ) rất đau khổ khi nghe bác sĩ thông báo chứng loạn nhịp tim của ông đã tiến triển quá nhanh và đang bước vào giai đoạn trầm trọng. Theo chẩn đoán của các chuyên gia tim mạch, cuộc sống của ông chỉ còn tính bằng đơn vị tháng.
Nghe lời khuyên của một nhà tâm lý, người đàn ông ham sống này quyết định tự điều trị bệnh cho mình bằng liệu pháp... cười. Phác đồ chữa trị chủ yếu là chế độ ăn uống vitamin C liều cao và xem phim hài. Thật bất ngờ, tình trạng loạn nhịp tim trước và sau mỗi trận cười vỡ bụng của bệnh nhân giảm dần theo thời gian. Trái với dự đoán của giới chuyên môn, ông Cousin cuối cùng đã chiến thắng được bệnh tật. Trong suốt nhiều năm tiếp theo, ông sống và làm việc trong tình trạng sức khỏe hoàn toàn bình thường.
Theo kết luận của một nhóm nghiên cứu, kết quả tự điều trị của ông Cousin đã chứng tỏ tác dụng tích cực của trạng thái tâm lý: Không hoảng loạn khi đối diện với bệnh tật, tập trung cao độ vào mục tiêu và đặc biệt là tin tuyệt đối vào khả năng đấu tranh của cơ thể.
Câu chuyện của bà Sylvia Andrew người Anh còn ly kỳ hơn. Vốn là một con chiên ngoan đạo, năm nào bà cũng hành hương đến vùng đất thánh Lourdes ở Pháp. Sau cú sốc khi bác sĩ phát hiện bà bị ung thư tuyến tụy, bà đinh ninh rằng mình sẽ hoàn thành chuyến hành hương cuối cùng trước khi ngã quỵ vì bệnh tật. Thế nhưng tất cả đã diễn ra vượt quá sự mong đợi. Trên đường trở về nước Anh, mọi sự đau đớn bỗng nhiên tiêu tan cho dù bà không uống bất cứ một thứ thuốc gì. 8 năm sau, bà xuất hiện trên chương trình truyền hình BBC và kể lại tỉ mỉ câu chuyện kỳ lạ của mình.
Tiến sĩ Benson thuộc Đại học Harvard cho biết, hàng thế kỷ nay, giới y học chứng kiến không ít trường hợp bệnh nhân bước qua cái chết, tự nhiên hồi phục sức khỏe mà không thể lý giải, cứ như là có phép lạ. Theo ông, hiện tượng ung thư tự biến mất như trường hợp bà Andrew rất hiếm khi xảy ra, xác suất là 1/100.000.
Sau khi tiếp tục nghiên cứu 400 trường hợp ung thư hồi phục một cách ngẫu hứng khác, ông kết luận tuy cách trị liệu có khác nhau (một số chỉ uống nước hoa quả hay vitamin C liều cao, một số khác uống thảo dược) nhưng tất cả đều có niềm tin sắt đá rằng chắc chắn mình sẽ khỏi bệnh. Chính niềm tin đã đóng vai trò sức mạnh phi thường và kỳ lạ trong các trường hợp này.
Một biểu hiện của sức mạnh niềm tin đã được y học tận dụng hiệu quả là giả dược - placebo (tiếng Latinh có nghĩa là “tự mê hoặc”). Giả dược có thể chỉ là hợp chất của một loại muối sinh học, nước cất hoặc bột ngũ cốc trộn với đường. Tuy không có tính năng chữa bệnh nhưng trong một số trường hợp nhất định, nó vẫn làm cho sức khỏe của không ít người được cải thiện.
Trong những năm 70 thế kỷ trước, người ta đã tiến hành hàng loạt thí nghiệm: Cho hàng nghìn bệnh nhân bị bệnh chảy máu dạ dày uống giả dược. Trên 50% đã khỏi bệnh. Ngoài lòng tin vào tác dụng của thuốc, người bệnh không được cung cấp bất cứ chất liệu gì có khả năng chữa trị.
Niềm tin kéo dài cuộc sống
Giáo sư Mary Gilhooly thuộc Đại học Paisley ở Scotland đã khẳng định như vậy trong cuốn sách của mình. Qua hơn 40 nghiên cứu, được thực hiện với 126.000 người cao tuổi, ông đã chứng minh rằng: Những người luôn lạc quan và tin tưởng vào cuộc sống bao giờ cũng trơ lỳ hơn với stress và đối đầu có hiệu quả hơn với khó khăn. Họ dễ thỏa mãn với cuộc sống và không bao giờ cảm thấy cô độc. Họ ít bị phiền toái vì chứng cao huyết áp, ít bị mắc bệnh tim mạch và ung thư.
Người có lòng tin sâu sắc giảm được 50% nguy cơ tử vong vì nhồi máu cơ tim so với người không có hoặc có rất ít lòng tin.
Ngoài ra, nghiên cứu của chuyên gia Hitchcock thuộc Trung tâm Y học Darthmouth khẳng định: Người tin mãnh liệt có cơ may qua khỏi đại phẫu thuật tim lớn hơn 3 lần so với người không có niềm tin.
Niềm tin cũng là đối tượng chính của trường phái y thuật Ấn Độ mang tên Ayusveda (có nghĩa là kiến thức về sự sống). Tiến sĩ Deepak Chopra, học giả nổi tiếng nhất của trường phái này, khẳng định sự can thiệp của ý chí và niềm tin đã khiến cho một số trường hợp khỏi bệnh (thậm chí là bệnh nan y) hoặc sống được lâu hơn rất nhiều do với thời gian các bác sĩ dự đoán.
Nhiều bệnh nhân đã “kề miệng lỗ” song vẫn có thể kéo dài sự sống thêm vài ba tháng, thậm chí hàng năm để hoàn thành một tâm nguyện, chờ đón một sự kiện quan trọng hay chờ gặp mặt người thân. Họ tin rằng họ sẽ làm được, sự kiện đó nhất định sẽ xảy ra hay người thân của mình chắc chắn sẽ trở về. Niềm tin ấy đã khiến họ nảy sinh ý chí muốn sống, muốn vượt qua số phận, chiến thắng cái chết.
Nhiều nhà khoa học đề xuất “lập trình hóa” trí tuệ và cảm xúc để tạo cho con người niềm tin vượt qua mọi bệnh tật. Thực ra, từ hàng nghìn năm nay, các tôn giáo, tín ngưỡng đã thực hiện điều đó. Niềm tin thể hiện qua việc cầu nguyện, hành hương, nhập thiền... tác động mạnh lên tâm lý con người, giúp chiến thắng bệnh tật.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
@tuânfe -dươngfe và bà con xóm lá,
lâu nay không có lúc nào có thể lắng lại để rủ rỉ đôi chút trên cái topic mà các bác đã mở với sự quan tâm lo lắng và tấm lòng vì anh em bè bạn.
Em biết đến trang web mà bác Tuấn giới thiệu này từ khi nó mới có, lúc đó 2005, em mới vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của đời mình ít lâu, cũng còn như con chim sợ làn cây cong... những đêm khuya thao thức, đọc tâm sự của người khác mà nước mắt tuôn rơi, nỗi lo âu và sợ hãi tràn ngập trong lòng... trong mơ, những nối ám ảnh day dứt luôn hiện về dai dẳng và nhức nhối!
nhưng em phải vượt qua được giai đoạn căng thẳng đó. còn biết bao điều phải làm, bao gánh nặng phải mang vác, nhiều dự định phải hoàn thành, vài ưóc mơ vẫn còn đó...
vậy, mình đã vượt qua thử thach đó nhờ điều gì?
mình chỉ là một con người bìnhthường, tâm tư nghị lực bìnhthường, ước mơ kế hoạch bình thường, sức khỏe bình thường, quan hệ xã hội bình thường, và thu nhập thì lại càng vô cùng bình thường, lấy cái gì để nuôi dưỡng ý chí và quyết tâm? lấy cái gì để hun đúc niềm yêu đời và lòng khao khát sống? thú thật, nếu các bác rơi vào hoàn cảnh đó, các bác sẽ thấy trong mình tồn tại hai trạng thái tâm lý gần như đối lập nhau: tiếc nuối, đau khổ, oán hận,muốn níu kéo và sợ hãi, khiếp nhược, muốn buông xuôi...
lâu nay không có lúc nào có thể lắng lại để rủ rỉ đôi chút trên cái topic mà các bác đã mở với sự quan tâm lo lắng và tấm lòng vì anh em bè bạn.
Em biết đến trang web mà bác Tuấn giới thiệu này từ khi nó mới có, lúc đó 2005, em mới vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của đời mình ít lâu, cũng còn như con chim sợ làn cây cong... những đêm khuya thao thức, đọc tâm sự của người khác mà nước mắt tuôn rơi, nỗi lo âu và sợ hãi tràn ngập trong lòng... trong mơ, những nối ám ảnh day dứt luôn hiện về dai dẳng và nhức nhối!
nhưng em phải vượt qua được giai đoạn căng thẳng đó. còn biết bao điều phải làm, bao gánh nặng phải mang vác, nhiều dự định phải hoàn thành, vài ưóc mơ vẫn còn đó...
vậy, mình đã vượt qua thử thach đó nhờ điều gì?
mình chỉ là một con người bìnhthường, tâm tư nghị lực bìnhthường, ước mơ kế hoạch bình thường, sức khỏe bình thường, quan hệ xã hội bình thường, và thu nhập thì lại càng vô cùng bình thường, lấy cái gì để nuôi dưỡng ý chí và quyết tâm? lấy cái gì để hun đúc niềm yêu đời và lòng khao khát sống? thú thật, nếu các bác rơi vào hoàn cảnh đó, các bác sẽ thấy trong mình tồn tại hai trạng thái tâm lý gần như đối lập nhau: tiếc nuối, đau khổ, oán hận,muốn níu kéo và sợ hãi, khiếp nhược, muốn buông xuôi...
Last edited by a moderator:
"Ở đâu có sự sống, ở đó có hy vọng" - Hy vọng những ai đang cảm thấy hết hy vọng sẽ lại có 1 niềm tin.
Bạn em cũng 28 tuổi, cũng bị giống cô trên kia. Cái tuổi còn rất trẻ, nhiều hoài bão...
Chỉ mong có 1 điều kỳ diệu xảy ra...
Bạn em cũng 28 tuổi, cũng bị giống cô trên kia. Cái tuổi còn rất trẻ, nhiều hoài bão...
Chỉ mong có 1 điều kỳ diệu xảy ra...
xin chia xẻ với bác sinhviengia và người bạn gái không may nỗi đau buồn này như một người trong cuộc.sinhviengià nói:"Ở đâu có sự sống, ở đó có hy vọng" - Hy vọng những ai đang cảm thấy hết hy vọng sẽ lại có 1 niềm tin.
Bạn em cũng 28 tuổi, cũng bị giống cô trên kia. Cái tuổi còn rất trẻ, nhiều hoài bão...
Chỉ mong có 1 điều kỳ diệu xảy ra...
Hôm qua, khi ông cụ nhà bác Dhnam (k bao tử) đã yếu lắm, bác DhNam có gọi điện trò chuyện rất lâu, bác có nhắc đến trang "ở đâu có sự sống, ở đó còn hy vọng"...
thế mà chỉ sau đó vài giờ, cụ thân sinh của bác ấy đã vĩnh viễn ra đi, sau nhiều tháng xóm nhà lá phập phồng chia xẻ với gd bác Nam những hy vọng rất mong manh.
sau khi từ BV về, gd có dùng thuôc của thầy lương y ở Trảng bàng, chuyển biến của các triệu chứng có vẻ tích cực hơn...có thể cụ đã đỡ khó chịu hơn chút ít trong những ngày cuối...
Last edited by a moderator:
Cuộc sống có những lúc như luội tàn,nhưng cũng có lúc tràn trề hi vọng.quan trọng tự mõi con người mình thấy được giá trị cuộc sống và luôn lạc quan tin tưởng vào một điều gì đó tốt đẹp thì sẽ vược qua được mọi khó khăn thôi.
...mình đã vượt qua thử thach đó nhờ điều gì?mợ tài nói:@tuânfe -dươngfe và bà con xóm lá,
lâu nay không có lúc nào có thể lắng lại để rủ rỉ đôi chút trên cái topic mà các bác đã mở với sự quan tâm lo lắng và tấm lòng vì anh em bè bạn.
Em biết đến trang web mà bác Tuấn giới thiệu này từ khi nó mới có, lúc đó 2005, em mới vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của đời mình ít lâu, cũng còn như con chim sợ làn cây cong... những đêm khuya thao thức, đọc tâm sự của người khác mà nước mắt tuôn rơi, nỗi lo âu và sợ hãi tràn ngập trong lòng... trong mơ, những nối ám ảnh day dứt luôn hiện về dai dẳng và nhức nhối!
nhưng em phải vượt qua được giai đoạn căng thẳng đó. còn biết bao điều phải làm, bao gánh nặng phải mang vác, nhiều dự định phải hoàn thành, vài ưóc mơ vẫn còn đó...
vậy, mình đã vượt qua thử thach đó nhờ điều gì?
mình chỉ là một con người bìnhthường, tâm tư nghị lực bìnhthường, ước mơ kế hoạch bình thường, sức khỏe bình thường, quan hệ xã hội bình thường, và thu nhập thì lại càng vô cùng bình thường, lấy cái gì để nuôi dưỡng ý chí và quyết tâm? lấy cái gì để hun đúc niềm yêu đời và lòng khao khát sống? thú thật, nếu các bác rơi vào hoàn cảnh đó, các bác sẽ thấy trong mình tồn tại hai trạng thái tâm lý gần như đối lập nhau: tiếc nuối, đau khổ, oán hận,muốn níu kéo và sợ hãi, khiếp nhược, muốn buông xuôi...
thật ra, ai cũng muốn quên đi những ngày tháng đau khổ đó! những ngày tháng căngthẳng, sợ hãi, uất ức cứ thường trực bên mình... nhưng khó mà quên, bởi nó đã khắc sâu những cảm xúc nặng nề đó vào tâm trí mình, thành một ấn tượng quá sâu đậm. Không biết khi ta kể nó ra, dãi bày nó, tâm trạng ấy có thoát khỏi ta, có bớt ám ảnh hay không...
em nhớ cái ngày cầm trong tay cái kết quả sinh thiết của MEDIC, mình đã khóc lặng ngắt và cả đất trời như sụp đổ dứoi chân ... chính lúc ấy, bệnh nhân, người mà mình phải thông báo tin xấu đã im lặng ôm chặt lấy vai mình rất lâu...môt bờ vai quá bé để mà dựa vào hay gánh đỡ, lúc ấy hoàn toàn run rẩy vì đau đớn và sợ hãi!
thế rồi khi mình có thể thở được giữa những những nghẹn ngào thổn thức, bệnh nhân đó đã nói như thế này,
Xem kìa, người học văn mà không hiểu ra hay sao! cuộc đời có thể là đủ khi nó lâu dài, nhưng cũng có thể là đủ khi nó có chất lượng. Nếu mình không thể sống lâu dài, vậy thì chỉ có cách sống cho nó có nhiều ý nghĩa, làm được những việc cần phải làm...
và tất cả những gì kéo em đứng dậy đương đầu với thử thách tưởng chừng nặng nhất trong đời mình chỉ có một đoạn "lờithoại" ngắn ngủi như vậy thôi các bác ạ,
trong thâm tâm em, đoạn thoại ấy là "tuyên ngôn của những người phải chịu thiệt thòi" ...
Last edited by a moderator: