Loạn 'ổ gà' trên quốc lộ 1
TP - Bài phóng sự này “chụp ảnh” nhiều kiểu “ổ gà” trên đường quốc lộ 1. Những “ổ gà” gây cản trở huyết mạch quốc gia. Đến lúc cần phải nhìn nhận nghiêm túc để cơ thể kinh tế, văn hóa, quốc phòng khỏe mạnh, phát triển.
Với trách nhiệm cao của người công dân, tác giả đã cảm quan nhiều điều trên đường cái quan hiện nay. Tiền Phong xin giới thiệu cùng bạn đọc bài phóng sự ghi nhanh dọc đường gió bụi này.
Ảnh từ Internet
Ổ gà tốc độ
Từ Cà Mau đi lên TP Hồ Chí Minh sau dịp khánh thành cầu Cần Thơ, xe chỉ chạy khá nhanh được hơn hai chục km thì bỗng dưng khựng lại, bên đường, một tấm biển xanh hướng dẫn cho xe cộ biết là vừa đi vào “đô thị”. Tôi để mắt ngắm kỹ cái “đô thị” này, thì ra đó là Thị trấn Hộ Phòng huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.
Hôm sau, tôi quay lại đây thì thấy lưu lượng phương tiện giao thông vận hành trên đường - yếu tố lớn nhất chi phối sự an toàn giao thông - chỉ bằng một phần 4 lưu lượng phương tiện qua xã Quảng Tiến, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai trên cùng quốc lộ số 1 .
Lưu lượng xe bình quân qua Hộ Phòng là 6 xe cơ giới, 20 xe gắn máy/một phút. Ở đoạn Quảng Tiến, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai cách ngã ba Trị An 4 km về phía bắc, ở một số xã huyện Phủ Lý cách Cầu Giẽ Hà Nội 10 km, lưu lượng xe cơ giới là 32 chiếc, xe gắn máy là 76 chiếc/một phút. Nhưng ở các “xã” thì xe được chạy 80 km/h còn ở “thị trấn” thì buộc phải bò dưới 50 km/h!
Liên tưởng tới một khu vực khác mà tôi đã đi qua, đó là km 06 trên đường từ thành phố Điện Biên đi Mường Phăng. Tại đây, địa giới hành chính của “thành phố” vừa hết, người ta cũng dựng một bảng hiệu cho xe chạy ra hướng Mường Phăng với khung tối đa là 80 km/h.
Cần nói rõ rằng, nếu xe cộ “chấp hành” đúng biển báo này thì tai nạn sẽ khó kể siết. Bởi sau tấm biển báo này là đường ngoằn ngoèo, đồi dốc liên tục, mặt nhựa không quá 6 mét, lái xe quen đường cũng chỉ dám chạy lối 50 km/h là ghê tay.
Tình huống “bẫy” tai nạn này trên toàn quốc có rất nhiều, ví như đoạn cách thị trấn Sông Thao, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ 800 mét về phía nam cũng na ná như vậy, phóng 80 km/h là rất nguy hiểm nhưng vẫn được một tấm biển báo cho phép. Thì ra, phần lớn biển báo hạn chế tốc độ trên quốc lộ được căn cứ trên cấp độ hành chính của địa danh đi qua.
Ảnh chụp từ vệ tinh
Biển báo - nhiều vấn đề
Tôi đã đi lại nhiều lần ở đoạn Cà Mau - Bạc Liêu hay đoạn Chợ Lầu, tỉnh Ninh Thuận ra đến Cam Ranh và nhận thấy, cùng ở đoạn này, “thị” hay không “thị” chỉ hơn 9 giờ đêm là vắng ngắt.
Xe chạy vài cây số không một bóng người, ban ngày, ngoài khoảng sáu giờ đồng hồ cao điểm còn lại rất vắng phương tiện lưu thông, xung quanh là vùng chưa phát triển, dân cư thưa thớt. Nếu lái xe một mình rất nản, nhất là khi phải chạy với tốc độ như đưa đám ma với con đường thẳng tắp hun hút trước mặt.
Rõ ràng, việc quy định giới hạn tốc độ theo kiểu “cào bằng” , không tính đến các phân khúc không gian, mật độ dân cư, thời gian như thế này rất khiên cưỡng, máy móc. Vừa hao tốn xăng dầu, nóng máy hại xe, hại môi trường, hao tổn sức khỏe cộng đồng và chính cả sức khỏe của tài xế.
Ảnh chụp từ vện tinh
Mỗi vận động trong cuộc sống đều có quy luật. Kiểu ngày làm đêm nghỉ là thuộc tính của con người. Vậy nên mới có khái niệm giờ “cao điểm”, “thấp điểm” để điều hành mọi hoạt động của xã hội.
Tập đoàn viễn thông Mobiphone, Vinaphone, Viettel cũng vậy, nếu khách hàng “chịu khó” gọi từ 11 giờ đêm đến 5 giờ sáng, cước chỉ bằng 50% . Điều đó rất có lý, nó góp phần điều chỉnh các nhu cầu, các tính toán của người dùng theo hướng có lợi cho hai bên.
Những tính toán như vậy cần phải được sử dụng cho mật độ dân cư hai bên đường, khi đây chính là một nhân tố ấn định các hạn mức tốc độ. Nếu khoanh một vùng gọi là tầm ảnh hưởng đến lưu thông đường bộ, dày khoảng 1 km từ mép thì đoạn Bạc Liêu – Hậu Giang có tầm ảnh hưởng thấp hơn cỡ 5 lần đoạn ngã tư Trị An thuộc Đồng Nai lên đến ngã ba Dầu Giây, Đồng Nai .
Đoạn ở Tây Nam Bộ này hầu như chỉ có một “lượt” hay một “làn” nhà cửa lưa thưa nằm sát lộ, ngay đằng sau là mênh mông đồng ruộng nhưng nghịch lý là chúng đã bị coi như nhau tuốt. “Thị” thì dưới 50, “xã” thì 80 km/ giờ. Miễn bàn.
Ngay khái niệm “thành phố” cũng lắm điều bất ổn.
Giờ đây, quốc lộ 1 băng qua các thành phố, tỉnh lị như Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Long Khánh, Quy Nhơn , Nha Trang, Long An, Mỹ Tho, Bạc Liêu, Sóc Trăng v.v…đều có một con đường vành đai.
Các con đường vành đai này hầu hết mới xây dựng rất khang trang, rộng đẹp, thẳng thớm và có cung tuyến hợp lý ở bên ngoài viền thành phố. Xe có thể chạy thoải mái.
Nhưng, về mặt hành chính, nó vẫn cứ là thành phố, tỉnh lị, thị tứ nên ở ngay đầu mỗi con đường, nó vẫn được “hưởng” một tấm biển xanh cỡ mét rưỡi vuông thông báo đó là “đô thị” và tốc độ xe đi theo kiểu đô thị!
Ảnh 3
Những vết da ngựa vằn hoang dại
Có thể nói, một nỗi khổ dai dẳng, đều khắp từ nam chí bắc dành cho dân xe và hàng trăm triệu lượt người đi xe mỗi năm chính là những cái lằn ngang đường nhằm hạn chế tốc độ.
Trong tất cả các “biện pháp” phòng chống tai nạn giao thông thì có lẽ cái biện pháp tra tấn toàn tuyến toàn tập này đạt được nhiều cái nhất nhất.
Thứ nhất là sự tùy tiện.
Ở một đường cong nguy hiểm có vài vạch cảnh báo thì có thể giải thích được nhưng không thiếu những đoạn đường thẳng tắp, có giải phân cách, tầm nhìn rất tốt cũng bị đắp lươn tạo trạch trằn ngang đường.
Sự tùy tiện này còn thể hiện ở chỗ, không chỗ nào giống chỗ nào, tần suất, kích cỡ, độ cao của vạch được đắp tùy hứng. Không phải chỉ có đoạn Cà Mau - TPHCM chiếm “đặc sản”. Ngoài khoảng sáu chục điểm có những lằn ngang vô duyên ở cung tuyến này, đây là vấn đề của toàn quốc.
Đoạn ngã ba Suối Cát, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, người ta đã thiết kế gần một cây số vạch. Mỗi cụm khoảng mười vạch, cách năm mươi mét một cụm, liên tục mười lăm cụm. Nghệ An, Thanh Hóa cũng na ná như vậy.
Ở nhiều “xã”, đường chất lượng kém, xe được chạy thả cửa 80 km/h; trong khi ở nhiều “thị xã”, đường đẹp, xe phải chạy dưới 50 km/h. Ở nhiều nơi tốc độ được quy định “cào bằng”.
Thứ hai là cách coi thường sức khỏe của mọi người.
Tại đây, một sự bình đẳng tuyệt đối được thiết lập.
Khi đi ngang qua đây, hàng chục hàng trăm triệu người vô tội , từ bé em còn bế trên tay mẹ, những bệnh nhân cấp cứu đến quý khách du lịch hay nhà ngoại giao quốc tế ngồi trên xe đều bị hành như nhau. Từ xe chở hàng sắt thép đến xe chở kính, y cụ dễ vỡ đều được coi như nhau. Cứ mươi mười lăm phút một lần nảy tưng tưng lên, rên tằng tằng từng chập như máy đầm công trình nện dưới mông, tông lên óc, cực kỳ mệt mỏi.
Nhiều xe vận tải đường dài bố trí hai tài xế, một chạy xe, một tranh thủ ngủ lấy sức nhưng bác Trần Tám, một tài xế 40 tuổi nghề tại Cà Mau cho biết: không thể chợp mắt được khi cứ vừa thiu thiu ngủ là xe lại rên lên tằn tằn như tra tấn. Như vậy, lái xe luôn phải cầm lái trong tình trạng căng thẳng do thiếu ngủ.
Xe cộ qua đây nhiều sẽ mau hao tổn, xuống cấp, nhưng chưa thấy ai kiện, cứ làm! Chưa hết, sau khi xe chạy chậm, để có vận tốc trở lại phải tăng ga lớn hơn bình thường nên khí thải sẽ tăng thêm, gây hại cho sức khỏe cộng đồng.
Tại con đường đi từ ngã tư 550 huyện Dĩ An, Bình Dương về Ngã tư Tam Hà –Thủ Đức TP Hồ Chí Minh, điểm đi qua khu công nghiệp Sóng Thần còn độc đáo hơn: không đắp kiểu tằn tằn liên tục mà đắp hẳn một cái lằn lớn độ gần năm mươi phân ngang, cao hai mươi phân.
Bởi kích cỡ vĩ đại đó nên lớp sơn gây chú ý bị chà sát liên tục, mau chóng bong tróc, lúc hết sơn, lằn ngang này trở thành một cái bẫy nguy hiểm, nhiều lái xe lạ qua đây (chỗ này không bị hạn chế tốc độ) chạy với tốc độ trên 60 km/h, không giảm kịp là tai nạn.
Thứ ba là sự tốn kém.
Có thể nói đây là khoản chi vô dụng nhất với nhiều tỉ đồng mỗi năm.
Các nhà thiết kế “tác phẩm” đâu biết, khi đi qua đây, muốn đỡ khổ, cánh tài xế có “sáng kiến” là phi thật nhanh. Nếu đạt đến vận tốc khá cao, trên 70 km/h thì thời gian bị xóc vụt qua rất nhanh, dù phải chịu xóc một chút còn hơn là “chấp hành” loại tín hiệu không hề có trong bộ luật giao thông này. Một giải pháp trở thành vô tác dụng, nhiều tác hại.
Hiện nay, bệnh “sính sơn” ở ngành đường bộ Việt Nam đã đạt đến cao trào. Chỗ nào cũng sơn. Có đoạn trên một khúc đường thẳng, một bên là con lươn bê tông, một bên là phố xá khép kín không hề có ngã rẽ, xe chỉ có thể chạy thẳng nhưng người ta vẫn kẻ hai mũi tên kích cỡ lớn cả mét vuông trắng toát, dày dặn chỉ thẳng về phía trước
Có nơi, có lẽ để làm dáng , người ta vẽ luôn bộ da ngựa vằn sáng trắng trên hẳn một diện tích gần trăm mét vuông giữa đường coi cứ rối cả mắt.
Có nơi thì kẻ một lô vuông vức, ca rô vàng đậm, dầy gần 2cm trên 200 mét vuông đường. Loại này chỉ 6 tháng là tiêu, tiêu rồi lại sơn!
Tôi hỏi một CSGT coi loại hình bình hành lối 1 mét vuông giữa đường, liên tục mươi cái nối nhau là tín hiệu gì, anh chỉ cười cười không thể giải thích. Ấy thế nhưng nguồn chi này trong mười năm qua trên toàn quốc, nếu đem xóa cầu khỉ ở Đồng bằng sông Cửu Long có lẽ không ít hơn ngàn chiếc.
TP - Bài phóng sự này “chụp ảnh” nhiều kiểu “ổ gà” trên đường quốc lộ 1. Những “ổ gà” gây cản trở huyết mạch quốc gia. Đến lúc cần phải nhìn nhận nghiêm túc để cơ thể kinh tế, văn hóa, quốc phòng khỏe mạnh, phát triển.
Với trách nhiệm cao của người công dân, tác giả đã cảm quan nhiều điều trên đường cái quan hiện nay. Tiền Phong xin giới thiệu cùng bạn đọc bài phóng sự ghi nhanh dọc đường gió bụi này.
Ảnh từ Internet
Ổ gà tốc độ
Từ Cà Mau đi lên TP Hồ Chí Minh sau dịp khánh thành cầu Cần Thơ, xe chỉ chạy khá nhanh được hơn hai chục km thì bỗng dưng khựng lại, bên đường, một tấm biển xanh hướng dẫn cho xe cộ biết là vừa đi vào “đô thị”. Tôi để mắt ngắm kỹ cái “đô thị” này, thì ra đó là Thị trấn Hộ Phòng huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.
Hôm sau, tôi quay lại đây thì thấy lưu lượng phương tiện giao thông vận hành trên đường - yếu tố lớn nhất chi phối sự an toàn giao thông - chỉ bằng một phần 4 lưu lượng phương tiện qua xã Quảng Tiến, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai trên cùng quốc lộ số 1 .
Lưu lượng xe bình quân qua Hộ Phòng là 6 xe cơ giới, 20 xe gắn máy/một phút. Ở đoạn Quảng Tiến, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai cách ngã ba Trị An 4 km về phía bắc, ở một số xã huyện Phủ Lý cách Cầu Giẽ Hà Nội 10 km, lưu lượng xe cơ giới là 32 chiếc, xe gắn máy là 76 chiếc/một phút. Nhưng ở các “xã” thì xe được chạy 80 km/h còn ở “thị trấn” thì buộc phải bò dưới 50 km/h!
Liên tưởng tới một khu vực khác mà tôi đã đi qua, đó là km 06 trên đường từ thành phố Điện Biên đi Mường Phăng. Tại đây, địa giới hành chính của “thành phố” vừa hết, người ta cũng dựng một bảng hiệu cho xe chạy ra hướng Mường Phăng với khung tối đa là 80 km/h.
Cần nói rõ rằng, nếu xe cộ “chấp hành” đúng biển báo này thì tai nạn sẽ khó kể siết. Bởi sau tấm biển báo này là đường ngoằn ngoèo, đồi dốc liên tục, mặt nhựa không quá 6 mét, lái xe quen đường cũng chỉ dám chạy lối 50 km/h là ghê tay.
Tình huống “bẫy” tai nạn này trên toàn quốc có rất nhiều, ví như đoạn cách thị trấn Sông Thao, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ 800 mét về phía nam cũng na ná như vậy, phóng 80 km/h là rất nguy hiểm nhưng vẫn được một tấm biển báo cho phép. Thì ra, phần lớn biển báo hạn chế tốc độ trên quốc lộ được căn cứ trên cấp độ hành chính của địa danh đi qua.
Ảnh chụp từ vệ tinh
Biển báo - nhiều vấn đề
Tôi đã đi lại nhiều lần ở đoạn Cà Mau - Bạc Liêu hay đoạn Chợ Lầu, tỉnh Ninh Thuận ra đến Cam Ranh và nhận thấy, cùng ở đoạn này, “thị” hay không “thị” chỉ hơn 9 giờ đêm là vắng ngắt.
Xe chạy vài cây số không một bóng người, ban ngày, ngoài khoảng sáu giờ đồng hồ cao điểm còn lại rất vắng phương tiện lưu thông, xung quanh là vùng chưa phát triển, dân cư thưa thớt. Nếu lái xe một mình rất nản, nhất là khi phải chạy với tốc độ như đưa đám ma với con đường thẳng tắp hun hút trước mặt.
Rõ ràng, việc quy định giới hạn tốc độ theo kiểu “cào bằng” , không tính đến các phân khúc không gian, mật độ dân cư, thời gian như thế này rất khiên cưỡng, máy móc. Vừa hao tốn xăng dầu, nóng máy hại xe, hại môi trường, hao tổn sức khỏe cộng đồng và chính cả sức khỏe của tài xế.
Ảnh chụp từ vện tinh
Mỗi vận động trong cuộc sống đều có quy luật. Kiểu ngày làm đêm nghỉ là thuộc tính của con người. Vậy nên mới có khái niệm giờ “cao điểm”, “thấp điểm” để điều hành mọi hoạt động của xã hội.
Tập đoàn viễn thông Mobiphone, Vinaphone, Viettel cũng vậy, nếu khách hàng “chịu khó” gọi từ 11 giờ đêm đến 5 giờ sáng, cước chỉ bằng 50% . Điều đó rất có lý, nó góp phần điều chỉnh các nhu cầu, các tính toán của người dùng theo hướng có lợi cho hai bên.
Những tính toán như vậy cần phải được sử dụng cho mật độ dân cư hai bên đường, khi đây chính là một nhân tố ấn định các hạn mức tốc độ. Nếu khoanh một vùng gọi là tầm ảnh hưởng đến lưu thông đường bộ, dày khoảng 1 km từ mép thì đoạn Bạc Liêu – Hậu Giang có tầm ảnh hưởng thấp hơn cỡ 5 lần đoạn ngã tư Trị An thuộc Đồng Nai lên đến ngã ba Dầu Giây, Đồng Nai .
Đoạn ở Tây Nam Bộ này hầu như chỉ có một “lượt” hay một “làn” nhà cửa lưa thưa nằm sát lộ, ngay đằng sau là mênh mông đồng ruộng nhưng nghịch lý là chúng đã bị coi như nhau tuốt. “Thị” thì dưới 50, “xã” thì 80 km/ giờ. Miễn bàn.
Ngay khái niệm “thành phố” cũng lắm điều bất ổn.
Giờ đây, quốc lộ 1 băng qua các thành phố, tỉnh lị như Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Long Khánh, Quy Nhơn , Nha Trang, Long An, Mỹ Tho, Bạc Liêu, Sóc Trăng v.v…đều có một con đường vành đai.
Các con đường vành đai này hầu hết mới xây dựng rất khang trang, rộng đẹp, thẳng thớm và có cung tuyến hợp lý ở bên ngoài viền thành phố. Xe có thể chạy thoải mái.
Nhưng, về mặt hành chính, nó vẫn cứ là thành phố, tỉnh lị, thị tứ nên ở ngay đầu mỗi con đường, nó vẫn được “hưởng” một tấm biển xanh cỡ mét rưỡi vuông thông báo đó là “đô thị” và tốc độ xe đi theo kiểu đô thị!
Ảnh 3
Những vết da ngựa vằn hoang dại
Có thể nói, một nỗi khổ dai dẳng, đều khắp từ nam chí bắc dành cho dân xe và hàng trăm triệu lượt người đi xe mỗi năm chính là những cái lằn ngang đường nhằm hạn chế tốc độ.
Trong tất cả các “biện pháp” phòng chống tai nạn giao thông thì có lẽ cái biện pháp tra tấn toàn tuyến toàn tập này đạt được nhiều cái nhất nhất.
Thứ nhất là sự tùy tiện.
Ở một đường cong nguy hiểm có vài vạch cảnh báo thì có thể giải thích được nhưng không thiếu những đoạn đường thẳng tắp, có giải phân cách, tầm nhìn rất tốt cũng bị đắp lươn tạo trạch trằn ngang đường.
Sự tùy tiện này còn thể hiện ở chỗ, không chỗ nào giống chỗ nào, tần suất, kích cỡ, độ cao của vạch được đắp tùy hứng. Không phải chỉ có đoạn Cà Mau - TPHCM chiếm “đặc sản”. Ngoài khoảng sáu chục điểm có những lằn ngang vô duyên ở cung tuyến này, đây là vấn đề của toàn quốc.
Đoạn ngã ba Suối Cát, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, người ta đã thiết kế gần một cây số vạch. Mỗi cụm khoảng mười vạch, cách năm mươi mét một cụm, liên tục mười lăm cụm. Nghệ An, Thanh Hóa cũng na ná như vậy.
Ở nhiều “xã”, đường chất lượng kém, xe được chạy thả cửa 80 km/h; trong khi ở nhiều “thị xã”, đường đẹp, xe phải chạy dưới 50 km/h. Ở nhiều nơi tốc độ được quy định “cào bằng”.
Thứ hai là cách coi thường sức khỏe của mọi người.
Tại đây, một sự bình đẳng tuyệt đối được thiết lập.
Khi đi ngang qua đây, hàng chục hàng trăm triệu người vô tội , từ bé em còn bế trên tay mẹ, những bệnh nhân cấp cứu đến quý khách du lịch hay nhà ngoại giao quốc tế ngồi trên xe đều bị hành như nhau. Từ xe chở hàng sắt thép đến xe chở kính, y cụ dễ vỡ đều được coi như nhau. Cứ mươi mười lăm phút một lần nảy tưng tưng lên, rên tằng tằng từng chập như máy đầm công trình nện dưới mông, tông lên óc, cực kỳ mệt mỏi.
Nhiều xe vận tải đường dài bố trí hai tài xế, một chạy xe, một tranh thủ ngủ lấy sức nhưng bác Trần Tám, một tài xế 40 tuổi nghề tại Cà Mau cho biết: không thể chợp mắt được khi cứ vừa thiu thiu ngủ là xe lại rên lên tằn tằn như tra tấn. Như vậy, lái xe luôn phải cầm lái trong tình trạng căng thẳng do thiếu ngủ.
Xe cộ qua đây nhiều sẽ mau hao tổn, xuống cấp, nhưng chưa thấy ai kiện, cứ làm! Chưa hết, sau khi xe chạy chậm, để có vận tốc trở lại phải tăng ga lớn hơn bình thường nên khí thải sẽ tăng thêm, gây hại cho sức khỏe cộng đồng.
Tại con đường đi từ ngã tư 550 huyện Dĩ An, Bình Dương về Ngã tư Tam Hà –Thủ Đức TP Hồ Chí Minh, điểm đi qua khu công nghiệp Sóng Thần còn độc đáo hơn: không đắp kiểu tằn tằn liên tục mà đắp hẳn một cái lằn lớn độ gần năm mươi phân ngang, cao hai mươi phân.
Bởi kích cỡ vĩ đại đó nên lớp sơn gây chú ý bị chà sát liên tục, mau chóng bong tróc, lúc hết sơn, lằn ngang này trở thành một cái bẫy nguy hiểm, nhiều lái xe lạ qua đây (chỗ này không bị hạn chế tốc độ) chạy với tốc độ trên 60 km/h, không giảm kịp là tai nạn.
Thứ ba là sự tốn kém.
Có thể nói đây là khoản chi vô dụng nhất với nhiều tỉ đồng mỗi năm.
Các nhà thiết kế “tác phẩm” đâu biết, khi đi qua đây, muốn đỡ khổ, cánh tài xế có “sáng kiến” là phi thật nhanh. Nếu đạt đến vận tốc khá cao, trên 70 km/h thì thời gian bị xóc vụt qua rất nhanh, dù phải chịu xóc một chút còn hơn là “chấp hành” loại tín hiệu không hề có trong bộ luật giao thông này. Một giải pháp trở thành vô tác dụng, nhiều tác hại.
Hiện nay, bệnh “sính sơn” ở ngành đường bộ Việt Nam đã đạt đến cao trào. Chỗ nào cũng sơn. Có đoạn trên một khúc đường thẳng, một bên là con lươn bê tông, một bên là phố xá khép kín không hề có ngã rẽ, xe chỉ có thể chạy thẳng nhưng người ta vẫn kẻ hai mũi tên kích cỡ lớn cả mét vuông trắng toát, dày dặn chỉ thẳng về phía trước
Có nơi, có lẽ để làm dáng , người ta vẽ luôn bộ da ngựa vằn sáng trắng trên hẳn một diện tích gần trăm mét vuông giữa đường coi cứ rối cả mắt.
Có nơi thì kẻ một lô vuông vức, ca rô vàng đậm, dầy gần 2cm trên 200 mét vuông đường. Loại này chỉ 6 tháng là tiêu, tiêu rồi lại sơn!
Tôi hỏi một CSGT coi loại hình bình hành lối 1 mét vuông giữa đường, liên tục mươi cái nối nhau là tín hiệu gì, anh chỉ cười cười không thể giải thích. Ấy thế nhưng nguồn chi này trong mười năm qua trên toàn quốc, nếu đem xóa cầu khỉ ở Đồng bằng sông Cửu Long có lẽ không ít hơn ngàn chiếc.
Ngày càng có nhiều "đô thị" mọc lên, kết quả là chúng ta "được" chạy xe theo kiểu giật giật như bị hết xăng. Nhiều khi ngồi xe khách, xe đang bon bon 70km/h, thấy cái bảng 40, tài xế thắng 1 cái, giật hết cả mình . Không thắng thì bị các anh hùng xa lộ bắn liên thanh, mà thắng thì dễ bị xe sau húc vào, do bị khuất sau, đâu phải ai cũng thấy cái biển báo nội thị.
chjmcanhcut nói:Loạn 'ổ gà' trên quốc lộ 1
.......
Hiện nay, bệnh “sính sơn” ở ngành đường bộ Việt Nam đã đạt đến cao trào. Chỗ nào cũng sơn. Có đoạn trên một khúc đường thẳng, một bên là con lươn bê tông, một bên là phố xá khép kín không hề có ngã rẽ, xe chỉ có thể chạy thẳng nhưng người ta vẫn kẻ hai mũi tên kích cỡ lớn cả mét vuông trắng toát, dày dặn chỉ thẳng về phía trước
Có nơi, có lẽ để làm dáng , người ta vẽ luôn bộ da ngựa vằn sáng trắng trên hẳn một diện tích gần trăm mét vuông giữa đường coi cứ rối cả mắt.
Có nơi thì kẻ một lô vuông vức, ca rô vàng đậm, dầy gần 2cm trên 200 mét vuông đường. Loại này chỉ 6 tháng là tiêu, tiêu rồi lại sơn!
Tôi hỏi một CSGT coi loại hình bình hành lối 1 mét vuông giữa đường, liên tục mươi cái nối nhau là tín hiệu gì, anh chỉ cười cười không thể giải thích. Ấy thế nhưng nguồn chi này trong mười năm qua trên toàn quốc, nếu đem xóa cầu khỉ ở Đồng bằng sông Cửu Long có lẽ không ít hơn ngàn chiếc.
Bài viết hay, đúng với thực tế.
Em bồ kết cái đọan tô đậm. Nếu điều ấy xảy ra ..... đâu còn là nét đặc trưng của xxx ta.
Ổ gà, hay ổ voi thì đúng hơn, giữa TĐ HN, cạnh UBND, dài hơn cả 1 thân xe máy, là nguyên nhân gây các tai nạn nguy hiểm cho người đi đường nếu không tránh kịp:
http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Xa-hoi/2010/05/3BA1BD37/
Sống chết mặc bay, quan điểm của các bác bên XD, GT là "đơn giản" thế thôi! Còn người đi đường (người sử dụng) thì tóm lại là ai có thân thì phải biết lo, người lớn ăn nhiều cái Tết rồi mà đến tránh cái ổ gà cũng không xong thì ráng chịu các bác hỷ [>]? Vậy đề nghị tất cả chúng ta cùng lên án gay gắt cái ... ổ gà !
PS: À mà sao thấy thu thuế cũng nhiều, sắp tới nghe đâu sẽ còn thêm luôn cả vào tiền xăng (những người nông dân mua xăng để chạy máy tuốt lúa chắc sẽ akay lắm đây?) mà sao đường xá lại chán thế nhỉ
?
http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Xa-hoi/2010/05/3BA1BD37/
Sống chết mặc bay, quan điểm của các bác bên XD, GT là "đơn giản" thế thôi! Còn người đi đường (người sử dụng) thì tóm lại là ai có thân thì phải biết lo, người lớn ăn nhiều cái Tết rồi mà đến tránh cái ổ gà cũng không xong thì ráng chịu các bác hỷ [>]? Vậy đề nghị tất cả chúng ta cùng lên án gay gắt cái ... ổ gà !
PS: À mà sao thấy thu thuế cũng nhiều, sắp tới nghe đâu sẽ còn thêm luôn cả vào tiền xăng (những người nông dân mua xăng để chạy máy tuốt lúa chắc sẽ akay lắm đây?) mà sao đường xá lại chán thế nhỉ