Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
5/5/07
1.346
15.747
113
Hưởng ứng phong trào tìm kiếm gương "làm ít ăn nhiều" em lại copy bài này về đây các bác đọc chơi
Tiếp theo những sự kiện "Ông bán bò bía kiếm 30 triệu" "Chị bán chè kiếm 40 triệu" "Bà bán bánh mì kiếm 60 triệu"....

[h5]Ông bảo vệ của siêu thị này nhờ nhạy bén cũng “nhặt bạc cắc, chặt bị tiền” trong thời buổi kinh doanh khốn khó.[/h5] Ra đời mới hơn 1 năm, lại tọa lạc cạnh một khu dân cư không mấy khấm khá ngoài rìa trung tâm Hà Nội, công ty Mai Động có trụ sở trên đường Tam Trinh đã có một ý tưởng khá thú vị để cải thiện đời sống nhân viên: Giao cho bảo vệ việc đi học làm bánh mì!

Đó là câu chuyện của ông Xuân (quê Kiến Xương, Thái Bình), hiện là nhân viên bảo vệ của Công ty Mai Động (Tam Trinh – Hà Nội).

Vào khoảng tháng 3/2012, ông Xuân được công ty cử đi học cấp tốc trong 1 tháng cách làm món “Bánh mì Doner Kebab” – bánh mì kẹp thịt kiểu Thổ Nhĩ Kỳ khá phổ biến tại Hà Nội những năm gần đây. Trong tháng đó, ngoài giờ làm việc, ông Xuân tranh thủ học thêm “nghề mới” ở một cửa hàng bánh mì Doner Kepbap ngon nổi tiếng ở phố Huế (trung tâm Hà Nội).

Nhanh nhạy và nắm bắt bí quyết của “thầy” sau vài buổi học, ông Xuân đã có thể thành thạo các công đoạn từ chọn thịt, sơ chế, ướp gia vị, xiên cây và quay món thịt Doner Kebab. Tháng 4/2012, xe đẩy bán bánh mì kẹp thịt xuất hiện trước cửa siêu thị Sunmart của công ty Mai Động.

banhmidonerkebaponglaobaovegiaoducnetvn.jpg


Toàn bộ thiết bị gồm xe đẩy lớn, một lò nướng thịt Doner Kebab (có trục quay và chỉnh nhiệt độ), bộ dụng cụ sơ chế, máy nướng (nướng xúc xích và làm nóng bánh mì), chi phí cho quầy hàng mini khoảng 30 triệu đồng, bàn ghế nhựa cho khách ngồi cũng được công ty chuẩn bị chu đáo. Các mối quen đến nhập thịt, bánh mì có thể đặt giao hàng tận nơi mỗi ngày. Gia vị đi kèm khá dễ kiếm tại các chợ và quầy rau quả như dưa góp (dưa chuột, đu đủ, cà rốt ngâm giấm), các loại rau thơm, sốt và tương ớt.

Theo chia sẻ của ông Xuân, món bánh mì Doner Kebab nói riêng và bánh mì kẹp nói chung, nếu biết làm, sẽ lãi rất nhanh. Mỗi trục xiên thịt có thể nướng tối đa 10 kg thịt lợn. Theo công thức trung bình cứ 7kg thịt mông sẽ ứng với khoảng 100 suất bánh mì kẹp. Chi phí cho một chiếc bánh mì vào khoảng 9.000 – 12.000 đồng/chiếc, có thể bán ra với giá 15.000 - 20.000 đồng/chiếc.

Theo tính toán, trung bình mỗi ngày xe bánh của ông Xuân tiêu thụ khoảng 12 – 13 kg thịt, ứng với 150 – 170 suất bánh, tổng doanh số ước đạt 2,5 triệu đồng/ngày, mức lãi khoảng 800.000 đồng/ngày.

Tại khu vực đường Tam Trinh (quận Hoàng Mai - Hà Nội), khách hàng tiềm năng và tương đối thường xuyên của ông Xuân là dân công sở ở các tòa nhà, học sinh của một trường trung học và cư dân tại một số chung cư mới.hoàn thiện khu vực lân cận. Khách vãng lai có thêm tài xế taxi, xe ôm, những tiểu thương bán dạo quanh khu lân cận.

Trước khi có xe bánh mì của ông Xuân, cửa siêu thị này cũng đã xuất hiện một xe “Nước mía sạch” do chính bà xã của ông cầm tay quay. Máy ép và xe đẩy nước mía được công ty cung cấp, đá sạch và ống nhựa cũng được bao tiêu.

Vợ chồng ông tâm sự, xe nước mía này mỗi ngày bán ra hơn 100 cốc với giá bán 15.000 đồng/cốc. Chi phí cho 1 bó mía tươi là 150.000 đồng, ép được 25 cốc nước mía. Mỗi ngày bỏ vốn trung bình khoảng 600.000 – 700.000 đồng, thu về doanh số 1,5 – 1,6 triệu đồng, trừ bỏ chi phí khác, lãi từ nước mía vào khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Tính tổng cộng tiền lãi mang về mỗi ngày cho siêu thị là 1,8 triệu đồng. Mỗi tháng, trừ đi chủ nhật, bù trừ ngày đông ngày ế, ông Xuân nhẩm tính xe bánh và xe nước mía mang về 36 - 38 triệu đồng tiền lãi ròng.

Vào những tháng đầu tiên thử nghiệm, vợ chồng ông Xuân được công ty chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị kinh doanh, địa điểm kỉnh doanh và bao cả phòng trọ sinh hoạt. Mỗi tháng, hai vợ chồng ông bà nhận lương 5,5 triệu/người/tháng (ngoài lương bảo vệ của ông Xuân). Sau đó, công ty khoán toàn bộ công việc chuẩn bị nguyên liệu cho vợ chồng ông lo liệu và giao ước nộp lại công ty khoản hoa hồng cố định là 7 triệu đồng/tháng. Số tiền lãi sau đó ông bà được hưởng như thu nhập chính, tức là khoảng 30 triệu đồng/tháng/2 người.

Theo bật mí nhỏ của ông bà, những người kinh doanh món bánh mì kẹp ở “trên phố” (tức khu trung tâm, nơi tập trung dân cư và dịch vụ), thường bán ra khoảng 300 – 400 chiếc bánh mỗi ngày, với giá 20.000 – 25.000 đồng/chiếc. Nước mía sạch bán được 300 – 400 cốc/ngày với giá 15.000 - 20.000 đồng/cốc. Chuyện lãi dăm triệu mỗi ngày từ những món hàng ăn đơn giản này là chuyện bình thường.

“Tôi gần như nghỉ hẳn công việc bảo vệ trước đây, để tập trung kinh doanh cùng vợ ở 2 quầy hàng này. Nguồn lợi thu được cũng vừa đủ trang trải chi phí sinh hoạt cho cả gia đình ở Hà Nội, nuôi hai đứa con học đại học và dành dụm riêng được một ít tiền”, ông bà Xuân vui vẻ cho biết.

Theo TTVN

http://phapluatxahoi.vn/2...30-trieu-dongthang.htm
 
Hạng D
3/7/12
3.008
1.769
113
Nhìn khúc bánh mì thèm quá, giống bánh mì thời xưa.
 
Hạng D
18/7/12
1.153
1.054
143
HCMC
Em có viết 1 dự án về bánh mỳ Doner Kebab, bác nào có hứng thú em bán lại cho
 
Hạng D
18/7/12
1.153
1.054
143
HCMC
Loại Bánh mỳ này có phong trào vào cỡ 2007-2008. sau đó lắng xuống, ko hiểu vì sao
Một bài viết giới thiệu trên báo hồi ấy như thế này

[font="verdana, sans-serif"]'''Kebab là món thịt nướng ăn với bánh mì và đồ chua kiểu Thổ Nhĩ Kỳ [/font]
[font="verdana, sans-serif"]Bánh mì Kebab là một loại bánh mì đặc biệt, không phải từng ổ ngắn như bánh mì ta, không dài ngoằn như bánh mì tây, không phải hai miếng vuông hay tam giác kẹp lại như bánh mì sandwich, cũng chẳng phải tròn ủm như hamburger. Nó là một phần tư của một cái bánh lớn hai lớp, khi ăn mới nướng lên (như kiểu nướng bánh mì toscano) cho vàng hai mặt, hơi dòn dòn bên ngoài và dai hơn sandwich, thô như bánh mì đen, và rất thơm ngon.
Thịt nướng được ướp thơm lừng bởi có rất nhiều gia vị (bạn sẽ thấy thèm một ly bia lạnh khi ăn món này, đặc biệt là khi trời nóng). Theo nguyên tắc thì thịt gì cũng nướng để làm Kebab được, nhưng dân Thổ Nhĩ Kỳ phần đông theo Hồi giáo (mặc dù đây không phải là quốc giáo) nên thường thì bạn sẽ không tìm ra món Kebab chính hiệu làm bằng thịt heo. Tuy nhiên, tại Doner Kebab mà tôi đã ghé qua, tôi nhận thấy thịt nướng là thịt heo nên thắc mắc, và cậu bé bán hàng giải thích như sau: thịt cừu thì có mùi khá nặng nên kén khách, thịt gà nướng xong rất khô và cứng, chỉ có Tây chịu ăn thôi chứ Việt Nam mình chê, còn thịt heo thì "thế giới đại đồng", ai cũng thích cả (dĩ nhiên, trừ mấy anh Hồi giáo hay Ấn giáo, mà số khách này chắc cũng không mấy tiềm năng nên... thôi không xét). Ra là thế!

Đồ chua và rau gồm có: dưa leo, cà chua, bắp cải tím làm chua, bắp cải trắng làm chua, và củ hành Tây làm chua. Lưu ý: mùi hành khi kết hợp với món thịt nướng này rất "đậm đà" nên nếu bạn có ý định đưa người yêu đến đây thì KHÔNG hôn khi chia tay ra về! Tôi nhận thấy ngay cả kem đánh răng mà cũng không "đàn áp" nổi cái mùi đặc trưng này!

Nước xốt cũng là một chuyện đáng nói. Tương ớt thì ai cũng biết. Mayonnaise cũng nhiều người biết. Thế mà cái thứ nước trắng loãng ấy lại là một khám phá mới đầy thú vị; nó làm tăng hương vị của món ăn này rất nhiều. Hỏi: nước xốt ấy là gì? Đáp: Là mayonnaise pha ra. Hỏi: Pha với cái gì: Đáp:... (cười bí hiểm). Thôi rồi, bí mật nhé!

Khi khách kêu, chú bé mới lấy bánh mì nướng, cắt thịt trên xiên đang nướng ra, rồi cho vào bánh mì cùng đồ chua, v.v. và sauce. Mmmm...

Bạn có thể vừa đi vừa nhấm nháp, hoặc ngồi ăn tại chỗ (nếu còn chỗ) và dễ có cơ hội gặp một tên Tây nói tiếng Việt như... người dân tộc thiểu số Việt Nam cũng đang ngồi đó nhấm nháp một ổ Kebab như bạn.
[/font]
 
Status
Không mở trả lời sau này.