Tự lái ô tô phượt qua Campuchia cần lưu ý những gì, hồ sơ, đưa xe qua biên giới có khó hay không? Hãy cùng nghe những chia sẻ thiết thực từ Oser sau chuyến hành trình xuyên biên giới từ Việt Nam qua Campuchia trong 8 ngày với gần 3.000 km bằng ô tô tự lái.
Trong buổi offline của nhóm Otosaigon - Trên Đường Thiên Lý Oser Hải Trần đã chia sẻ về hành trình đi phượt Campuchia bằng ô tô tự lái với gần 3000 km một vòng từ Sài Gòn - Phnom Penh - Siem Reap - Koh Kong - Sihanoukville - Cao Nguyên Bokor - phnompenh - Sài Gòn như sau:
Hành trình quanh Campuchia
*Lưu ý: Trần thuật lại chia sẻ của anh Hải nên sẽ xưng "mình"
Đây là chuyến đi mà mình tự làm các thủ tục, đem xe qua cửa khẩu và qua tới nước bạn thì tự di chuyển, ăn uống khách sạn mình tự túc làm hết, không qua tour và không qua đơn vị nào tổ chức hết.
Ban đầu khi lên kế hoạch dự kiến có 7 xe cùng tham gia, sau đó do trục trặc nên còn 7 xe, tới khi làm thủ tục không được, rơi rớt còn lại 2 xe.
Chuyến đi này cũng có cái mạo hiểm do lần đầu tiên mình đi xuyên Campuchia từ đông sang tây, tuyến đường phía Tây của Campuchia khó hơn tuyến đường Sơn Tây ở Việt Nam. Nó cực kỳ hoang vắng nó giống như Việt Nam mười lăm năm trước.
Khi qua tới Campuchia sẽ có 2 cửa. Cửa đầu tiên là gặp ngay công an của Campuchia, công an Campuchia sẽ lấy 500.000 tiền xe và tốn 150.000 tiền phí của một người trên xe, xe mình năm người nên tổng cộng là 1.250.000. Đây là giá cố định, nên miễn trả giá.
Cửa thứ 2 là cửa hải quan, ở cửa hải quan cửa này nó sẽ thu mình 2.500.000vnđ. Chú ý là cửa này mấy anh trả giá được nhé. Mình nghe 2.500.000 vnd thì bắt đầu trả giá, dẹo dẹo 1 hồi thì chốt giá 1.500.000. Mình nghĩ nếu như mình dẹo nữa thì có khi nó sẽ lấy mình 1.200.000 thôi đấy, nhưng mà để cho làm thủ tục nhanh thì 1.500.000 là được.
Tới lúc đưa tiền mình hỏi sao nó lại lấy tiền chỗ này, mấy ông bên đó nói là "tao học người Việt Nam tụi bay", cạn lời luôn.
Sau khi đưa 1.500.000 thì mấy ông này sẽ điền cho anh em 1 cái tờ form, cái form này giống như cái giấy tạm chấp nhận các anh ở nước họ ấy.
Khi đăng ký họ kêu đưa giấy tờ gì thì đưa cho họ xem, ai lái xe thì mấy anh đưa bằng lái của người lái đó cho họ làm thủ tục.
Sau khi làm xong các bước trên, họ sẽ gửi cho mình cái tờ giấy liên vận của bên đó + cộng cái sổ liên vận của bên nước mình, mình giữ mấy cái này để lưu thông coi như giấy tờ tùy thân.
Mình mệt mỏi mình tắm rửa mình vệ sinh có chỗ đậu xe cực kỳ thông thoáng.
Đặc biệt xăng dầu đó cực kỳ chất lượng, mình đi máy dầu khi đổ ở đây cảm giác khi đạp máy nó rất là sướng. Mình chạy cảm giác bốc hơn, đồng thời giá cả nó rất rõ ràng, giá xăng dầu bên đó thì lúc mình đi là giá 25.000 đồng/lít, xăng là 30.000 lít nó cao hơn ở Việt Nam một tí.
Đường từ Phnom Pênh lên Siem Reap (Xiêm Riệp) thì đây là chỗ mình đánh giá là đường đẹp nhất Campuchia. Đường vừa vắng xe, vừa rộng, thoáng, to, mặt đường tốt, phong cảnh 2 bên đường cũng rất đẹp.
Hành trình từ Siem Reap (Xiêm Riệp) về Battambang mình sẽ vào đường ASEAN highway. Nó là đường nối giống như đường AH1 bên Việt Nam, bên Campuchia người ta gọi là ASEAN highway. Do đường chuẩn nên đoạn này đường cũng khá đẹp, xe mình đạp maximum là 170km/h.
Còn đoạn đường từ Battambang về rừng Osoam, nếu bạn nào từng đi rừng Tà Nùng rồi thì sẽ biết rừng Tà nùng khá giống rừng Osoam.
Kinh nghiệm là trước khi đi mình đã tải bản đồ offline về, mình xài VPS để load cái định vị của mình. Khi vào rừng Osoam sẽ không có sóng điện thoại hoàn toàn mất sóng đoạn này Google chỉ cho mình đường đi xuyên rừng thì đường này là đường tracking đường rất là xấu, team mình đi vào thì bị lạc mình bắt buộc phải vòng lại để đi một con đường đất.
Trong hành trình mình đi có hai đoạn đường bị sạt lở một là đường từ Osoam về Koh Kong đoạn này sạt lở rất nặng tổng 95km đó mình đi mất 8 tiếng 30 phút, có những đoạn đường đất đỏ nhìn rất bình thường mình đang chạy 80km/h thì nó sạt sạt bánh xe rồi lún, rất nguy hiểm nên mấy anh có đi đúng mùa mưa thì cẩn thận.
Đường từ Osoam về Koh Kong nó giống như đường đi Đắc Nông, Đắk Lắk ngày xưa cách đây mười lăm năm đường đi xuyên rừng già vậy đó, vừa rất hẹp mà toàn đất đỏ.
Lúc đi qua đây đoạn đường khá vắng, nửa đêm anh em mấy anh em với nhau ngủ chung một phòng vì sợ cướp vì ở đó là ngay biên giới Thái Lan vừa là trong rừng lại là khu là anh em không quen.
Đường từ Koh Kong mà về Sihanouk có hai đoạn, một đoạn xấu và một đoạn đẹp.
Khi từ Koh Kong - Sihanouk đi về mình sẽ gặp một ngã ba nó đối với đường cao tốc Phnom Penh về Sihanouk, đoạn này di chuyển khá đẹp vì đã vào cao tốc còn đoạn trước nó rất xấu.
Từ Sihanouk về Bokor thì mấy anh sẽ đi một đoạn 20km thôi nhưng mất bốn tiếng đồng hồ vì đường cực xấu ổ gà nó đan xen nhau. Nghĩ lại còn thấy nhức người vì ổ gà. Nếu anh nào đi từ cửa khẩu Hà Tiên vào Sihanouk sẽ phải đi qua đường đó, nó khá xấu nên mấy anh suy nghĩ kĩ.
Đáng khen là mình thấy văn hóa giao thông bên đó khá hay, nếu mình muốn vượt mình sẽ mở xi nhan thì xe trước họ sẽ nhường ngay cho mình, họ xi nhan và tấp vào liền, mình chỉ cần vượt đúng quy định, không cần phải vượt phải như ở Việt Nam.
Hành trình phía trên của mình đi giống như một vòng của Campuchia
Chi phí đi lại nặng là từ Việt Nam đem xe qua cửa khẩu còn di chuyển bên đây thì thoải mái, chi phí xăng dầu chỉ mắc hơn Việt Nam một xíu.
Tổng chi phí của chuyến đi là sơ sơ là hơn 10.000.000 nếu mấy anh cầm theo 1000 Usd thì sẽ thoải mái, còn đôi khi nếu có tiền bo thì không thể thống kê được vì tùy thuộc vào mỗi người.
Một hành trình của mình gần 3000 km không gặp một anh công an nào hết, chỉ gặp đúng một lần ở ở hồ nước ngọt lớn nhất ở Campuchia lúc đó là công an đang ăn trưa, còn lại ngoài đường không gặp, khi tới Phnom Penh có kẹt xe cũng không thấy một anh công an nào luôn.
Nếu có mất "bánh mì" là bị bánh mì cửa khẩu, còn không mất bánh mì trong quá trình đi.
Về giao thông ở địa phương thì khá tốt, không hề nghe tiếng còi xe ô tô, khi qua đường kẹt xe luôn nhường nhịn nhau, mình đi vòng quanh Campuchia nhưng gần như không gặp công an giao thông. Chỉ có một trường hợp tai nạn giao thông do xe máy qua đường.
Hành trình vừa rồi mình chạy con Wildtrak 3.2, con xe này đã được 7 tuổi.
Khi vào Campuchia trong cái đoạn 95km mà chạy 8h30 ấy, con xe nó giống như được mạ một màu đất sét. Sau khi mình rửa xe xong về khách sạn sáng hôm sau thì không đề lên được, mình gọi về cho bên ford Phú Mỹ bên đó họ hướng dẫn thì mình tìm một garage địa phương để sửa, thì phát hiện hư cái rờ le đề, garage địa phương họ sửa giá rất rẻ chỉ có 35 usd.
Trước khi đi mấy anh nên kiểm tra bảo dưỡng xe kĩ, xe đời cũ quá thì cũng nên cẩn thận chỉ sợ nó có bệnh vặt giữa đường.
Dọc đường nếu xe xảy ra vấn đề thì mình gọi cứu hộ cũng rất dễ, chỉ cần hỏi người địa phương thì người ta sẽ có số điện thoại và hỗ trợ mình ngay, người địa phương bên đó rất dễ thương, không biết có phải do mình gặp những người dễ thương hay không mà họ chia sẻ rất nhiều và dễ mến.
Còn không thì sử dụng Google translate, tuy nhiên Google trans tiếng Campuchia dịch tầm bậy không sát nghĩa lắm. Nếu đi đâu không biết đường thì cách tốt nhất là mở Google map chỉ vào địa chỉ muốn tới người dân họ sẽ hiểu và sẽ chỉ đường tận tình luôn.
Đó là những chia sẻ thực tế của Oser Hải Trần tại buổi offline, nếu thiếu mong các bác cùng góp ý và bổ sung. Chúc các bác có những chuyến đi vui vẻ và an toàn
Các bác có thể xem thêm hình ảnh chuyến đi tại đây.
Trong buổi offline của nhóm Otosaigon - Trên Đường Thiên Lý Oser Hải Trần đã chia sẻ về hành trình đi phượt Campuchia bằng ô tô tự lái với gần 3000 km một vòng từ Sài Gòn - Phnom Penh - Siem Reap - Koh Kong - Sihanoukville - Cao Nguyên Bokor - phnompenh - Sài Gòn như sau:
Hành trình quanh Campuchia
*Lưu ý: Trần thuật lại chia sẻ của anh Hải nên sẽ xưng "mình"
Giới thiệu về chuyến đi
Chuyến đi gần đây nhất của mình là chuyến đi ngẫu hứng xuyên Campuchia bằng ô tô tự lái.Đây là chuyến đi mà mình tự làm các thủ tục, đem xe qua cửa khẩu và qua tới nước bạn thì tự di chuyển, ăn uống khách sạn mình tự túc làm hết, không qua tour và không qua đơn vị nào tổ chức hết.
Ban đầu khi lên kế hoạch dự kiến có 7 xe cùng tham gia, sau đó do trục trặc nên còn 7 xe, tới khi làm thủ tục không được, rơi rớt còn lại 2 xe.
Chuyến đi này cũng có cái mạo hiểm do lần đầu tiên mình đi xuyên Campuchia từ đông sang tây, tuyến đường phía Tây của Campuchia khó hơn tuyến đường Sơn Tây ở Việt Nam. Nó cực kỳ hoang vắng nó giống như Việt Nam mười lăm năm trước.
Thủ tục để qua cửa khẩu để sang Campuchia
Chuẩn Bị Giấy Tờ Quan Trọng, đảm bảo bạn đã sắp xếp đầy đủ giấy tờ như: Giấy phép liên vận, sổ đăng kiểm, cavet xe bản chính, mổi thứ photo ra 2 bản chính, hộ chiếu, visa (nếu cần), bằng lái xe quốc tế.Làm giấy phép liên vận
Giấy phép liên vận phía Việt Nam mình làm bằng hai cách, cách thứ nhất được làm bằng dịch vụ công, làm dịch vụ công mất khoảng hai tuần. Cách thứ 2 là làm online, làm online đăng ký họ sẽ gửi về tận nhà, tuy nhiên làm online lâu hơn làm trực tiếp, làm trực tiếp mất khoảng 3 ngày. Các anh so sánh cái nào tiện hơn thì làm.Chi phí qua cửa khẩu:
Xe mình năm người khi mà qua cửa khẩu bên Việt Nam mình sẽ tốn 100.000 vnđ để hải quan đóng dấu lên hộ chiếu của mình.Khi qua tới Campuchia sẽ có 2 cửa. Cửa đầu tiên là gặp ngay công an của Campuchia, công an Campuchia sẽ lấy 500.000 tiền xe và tốn 150.000 tiền phí của một người trên xe, xe mình năm người nên tổng cộng là 1.250.000. Đây là giá cố định, nên miễn trả giá.
Cửa thứ 2 là cửa hải quan, ở cửa hải quan cửa này nó sẽ thu mình 2.500.000vnđ. Chú ý là cửa này mấy anh trả giá được nhé. Mình nghe 2.500.000 vnd thì bắt đầu trả giá, dẹo dẹo 1 hồi thì chốt giá 1.500.000. Mình nghĩ nếu như mình dẹo nữa thì có khi nó sẽ lấy mình 1.200.000 thôi đấy, nhưng mà để cho làm thủ tục nhanh thì 1.500.000 là được.
Tới lúc đưa tiền mình hỏi sao nó lại lấy tiền chỗ này, mấy ông bên đó nói là "tao học người Việt Nam tụi bay", cạn lời luôn.
Sau khi đưa 1.500.000 thì mấy ông này sẽ điền cho anh em 1 cái tờ form, cái form này giống như cái giấy tạm chấp nhận các anh ở nước họ ấy.
Bằng lái quốc tế ở campuchia
Nhiều anh sẽ thắc mắc vụ bằng lái ở bên nước bạn, bằng lái của nước mình hiện tại nó đổi sang dạng thẻ PET, trên đó nó có tiếng Anh rồi, mấy anh khỏi cần phải đổi bằng lái quốc tế khi qua đó, vẫn sử dụng bằng lái Việt Nam ở nước bạn được, do nó có tiếng anh ở trên bằng lái.Khi đăng ký họ kêu đưa giấy tờ gì thì đưa cho họ xem, ai lái xe thì mấy anh đưa bằng lái của người lái đó cho họ làm thủ tục.
Sau khi làm xong các bước trên, họ sẽ gửi cho mình cái tờ giấy liên vận của bên đó + cộng cái sổ liên vận của bên nước mình, mình giữ mấy cái này để lưu thông coi như giấy tờ tùy thân.
Kinh nghiệm đi lại trong Campuchia
Nơi đổ xăng
Lời khuyên chân thành khi đi Campuchia mấy anh nên đổ xăng, dầu ở cây PTT station như trong ảnh, tại vì trong các cửa hàng xăng dầu này có cửa hàng Amazon, 7-eleven. Có nhà hàng ăn, nhà vệ sinh có nhà vệ sinh riêng nhà tắm riêng khu nam nữ rất sạch sẽ.Mình mệt mỏi mình tắm rửa mình vệ sinh có chỗ đậu xe cực kỳ thông thoáng.
Đặc biệt xăng dầu đó cực kỳ chất lượng, mình đi máy dầu khi đổ ở đây cảm giác khi đạp máy nó rất là sướng. Mình chạy cảm giác bốc hơn, đồng thời giá cả nó rất rõ ràng, giá xăng dầu bên đó thì lúc mình đi là giá 25.000 đồng/lít, xăng là 30.000 lít nó cao hơn ở Việt Nam một tí.
Lưu ý các tuyến đường
Khi mình đi từ Việt Nam qua tới Phnom Pênh đường khá trống chạy thoái mái. Gần như không có camera phạt nguội, có thể đạp 170-180km/h, mặt đường nhựa rất là bám.Đường từ Phnom Pênh lên Siem Reap (Xiêm Riệp) thì đây là chỗ mình đánh giá là đường đẹp nhất Campuchia. Đường vừa vắng xe, vừa rộng, thoáng, to, mặt đường tốt, phong cảnh 2 bên đường cũng rất đẹp.
Hành trình từ Siem Reap (Xiêm Riệp) về Battambang mình sẽ vào đường ASEAN highway. Nó là đường nối giống như đường AH1 bên Việt Nam, bên Campuchia người ta gọi là ASEAN highway. Do đường chuẩn nên đoạn này đường cũng khá đẹp, xe mình đạp maximum là 170km/h.
Còn đoạn đường từ Battambang về rừng Osoam, nếu bạn nào từng đi rừng Tà Nùng rồi thì sẽ biết rừng Tà nùng khá giống rừng Osoam.
Kinh nghiệm là trước khi đi mình đã tải bản đồ offline về, mình xài VPS để load cái định vị của mình. Khi vào rừng Osoam sẽ không có sóng điện thoại hoàn toàn mất sóng đoạn này Google chỉ cho mình đường đi xuyên rừng thì đường này là đường tracking đường rất là xấu, team mình đi vào thì bị lạc mình bắt buộc phải vòng lại để đi một con đường đất.
Trong hành trình mình đi có hai đoạn đường bị sạt lở một là đường từ Osoam về Koh Kong đoạn này sạt lở rất nặng tổng 95km đó mình đi mất 8 tiếng 30 phút, có những đoạn đường đất đỏ nhìn rất bình thường mình đang chạy 80km/h thì nó sạt sạt bánh xe rồi lún, rất nguy hiểm nên mấy anh có đi đúng mùa mưa thì cẩn thận.
Đường từ Osoam về Koh Kong nó giống như đường đi Đắc Nông, Đắk Lắk ngày xưa cách đây mười lăm năm đường đi xuyên rừng già vậy đó, vừa rất hẹp mà toàn đất đỏ.
Lúc đi qua đây đoạn đường khá vắng, nửa đêm anh em mấy anh em với nhau ngủ chung một phòng vì sợ cướp vì ở đó là ngay biên giới Thái Lan vừa là trong rừng lại là khu là anh em không quen.
Đường từ Koh Kong mà về Sihanouk có hai đoạn, một đoạn xấu và một đoạn đẹp.
Khi từ Koh Kong - Sihanouk đi về mình sẽ gặp một ngã ba nó đối với đường cao tốc Phnom Penh về Sihanouk, đoạn này di chuyển khá đẹp vì đã vào cao tốc còn đoạn trước nó rất xấu.
Từ Sihanouk về Bokor thì mấy anh sẽ đi một đoạn 20km thôi nhưng mất bốn tiếng đồng hồ vì đường cực xấu ổ gà nó đan xen nhau. Nghĩ lại còn thấy nhức người vì ổ gà. Nếu anh nào đi từ cửa khẩu Hà Tiên vào Sihanouk sẽ phải đi qua đường đó, nó khá xấu nên mấy anh suy nghĩ kĩ.
Đáng khen là mình thấy văn hóa giao thông bên đó khá hay, nếu mình muốn vượt mình sẽ mở xi nhan thì xe trước họ sẽ nhường ngay cho mình, họ xi nhan và tấp vào liền, mình chỉ cần vượt đúng quy định, không cần phải vượt phải như ở Việt Nam.
Hành trình phía trên của mình đi giống như một vòng của Campuchia
Chi phí cho toàn bộ chuyến đi.
Chi phí cho hành trình một ngày ăn ngủ của hai người ở khách sạn dao động từ 200.000 đến 1.000.000 đồng tùy bản thân mình, giá bên đó cũng không đắt đâu. Một tô phở bên đó có giá là 10.000 riel tương đương với 60.000 tiền Việt Nam. Còn nếu đi vào nhà hàng thì đa phần nhà hàng của người Hoa.Chi phí đi lại nặng là từ Việt Nam đem xe qua cửa khẩu còn di chuyển bên đây thì thoải mái, chi phí xăng dầu chỉ mắc hơn Việt Nam một xíu.
Tổng chi phí của chuyến đi là sơ sơ là hơn 10.000.000 nếu mấy anh cầm theo 1000 Usd thì sẽ thoải mái, còn đôi khi nếu có tiền bo thì không thể thống kê được vì tùy thuộc vào mỗi người.
Đường bên Campuchia có công an dọc đường không?
Nếu có mất "bánh mì" là bị bánh mì cửa khẩu, còn không mất bánh mì trong quá trình đi.
Nếu trong đoàn có trẻ em thì sao? Đường dài trẻ em có bị mệt không?
Trong đoàn mình có 3 trẻ em, một bé 5 tuổi, bé 6 tuổi và một bé 8 tuổi, tụi mình cho ba đứa nhỏ ngồi ghế sau của bán tải mà nó ngồi thoải mái. Những đoạn đường xấu thì trộm vía mấy đứa cũng không sao. Nhưng xui do mình đi đợt này mưa đường sạt lở, lún nên bị kéo dài hành trình, chứ các anh đi mùa nắng thì mình nghĩ có trẻ em cũng không sao.Ẩm Thực Địa Phương ở Campuchia
Các anh nên thử nhiều món ăn đặc trưng và nhà hàng địa phương để trải nghiệm đa dạng văn hóa ẩm thực của Campuchia. Đặc biệt như chè thốt nốt, trứng vịt ăn co, gỏi bò kiến vàng, cá biển hồ,.. ngoài ra bạn có thể tìm thấy những quán phở hoặc quán ăn của người Việt.Phương tiện di chuyển trong Campuchia.
Sử dụng phương tiện di chuyển công cộng như xe buýt, tuk-tuk và xe điện để tiết kiệm chi phí và trải nghiệm cuộc sống địa phương. Tuy nhiên, nếu muốn khám phá sâu hơn, thuê xe máy có thể là một lựa chọn tốt.Về giao thông ở địa phương thì khá tốt, không hề nghe tiếng còi xe ô tô, khi qua đường kẹt xe luôn nhường nhịn nhau, mình đi vòng quanh Campuchia nhưng gần như không gặp công an giao thông. Chỉ có một trường hợp tai nạn giao thông do xe máy qua đường.
Thăm Địa Điểm Nổi Tiếng
Ở Phnom Penh với các điểm tham quan như Cung điện Hoàng gia, Pagoda Bạch Ấn, và Chợ Nổi. Ở Siem Reap, đừng bỏ lỡ viếng thăm Angkor Wat - một trong những di sản văn hóa thế giới đẹp mê hồn.Những lưu ý cho chuyến đi tự tức qua Campuchia
Khi làm thủ tục ở hải quan Việt Nam thì cứ kẹp thêm 200.000 vào hộ chiếu và vào tờ khai giấy phép liên vận thì sẽ làm rất nhanh, còn nếu không kẹp vào thì mấy chị sẽ đi lòng vòng hơi lâuHành trình vừa rồi mình chạy con Wildtrak 3.2, con xe này đã được 7 tuổi.
Khi vào Campuchia trong cái đoạn 95km mà chạy 8h30 ấy, con xe nó giống như được mạ một màu đất sét. Sau khi mình rửa xe xong về khách sạn sáng hôm sau thì không đề lên được, mình gọi về cho bên ford Phú Mỹ bên đó họ hướng dẫn thì mình tìm một garage địa phương để sửa, thì phát hiện hư cái rờ le đề, garage địa phương họ sửa giá rất rẻ chỉ có 35 usd.
Trước khi đi mấy anh nên kiểm tra bảo dưỡng xe kĩ, xe đời cũ quá thì cũng nên cẩn thận chỉ sợ nó có bệnh vặt giữa đường.
Dọc đường nếu xe xảy ra vấn đề thì mình gọi cứu hộ cũng rất dễ, chỉ cần hỏi người địa phương thì người ta sẽ có số điện thoại và hỗ trợ mình ngay, người địa phương bên đó rất dễ thương, không biết có phải do mình gặp những người dễ thương hay không mà họ chia sẻ rất nhiều và dễ mến.
Ngôn ngữ sử dụng khi qua Campuchia
Tìm hiểu cơ bản về ngôn ngữ và cách giao tiếp tại Campuchia. Một số cụm từ thông dụng bằng tiếng Khmer có thể giúp bạn giao tiếp cơ bản với người dân địa phương. Ngoài ra một số nơi có thể giao tiếp bằng tiếng Anh.Còn không thì sử dụng Google translate, tuy nhiên Google trans tiếng Campuchia dịch tầm bậy không sát nghĩa lắm. Nếu đi đâu không biết đường thì cách tốt nhất là mở Google map chỉ vào địa chỉ muốn tới người dân họ sẽ hiểu và sẽ chỉ đường tận tình luôn.
Đó là những chia sẻ thực tế của Oser Hải Trần tại buổi offline, nếu thiếu mong các bác cùng góp ý và bổ sung. Chúc các bác có những chuyến đi vui vẻ và an toàn
Các bác có thể xem thêm hình ảnh chuyến đi tại đây.