Hạng B1
8/3/12
87
0
0
Tp. HCM
Kể từ 1/6 sở hữu ôtô ở Việt Nam sẽ phải chịu tới 3 mức thuế cùng 7 loại phí và những con số đó chưa có dấu hiệu dừng lại, khiến tổng chi phí ban đầu gấp 2,5 lần Mỹ.

Phí bảo trì đường bộ, có hiệu lực từ ngày 1/6, sẽ cùng 6 dòng phí khác đánh vào bên cạnh phí trước bạ, phí biển số, đăng kiểm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, phí xăng dầu và phí cho quỹ bình ổn. Ngoài ra còn 2 loại nữa là phí lưu hành và phí vào nội đô giờ cao điểm nếu đề xuất của Bộ Giao thông được thông qua.
Ngoại trừ phí xăng dầu và phí cho quỹ bình ổn tính vào giá xăng, tất cả các loại còn lại được thu bất kể ôtô có được sử dụng hay không. Đi it hay đi nhiều đều đóng giống nhau. Vì thế, chúng tác động không nhỏ đến tâm lý của khách hàng và làm rắc rối "ma trận" thuế - phí ở Việt Nam.
"Có người bạn ngoại quốc từng bảo tôi Việt Nam sướng. Giá ôtô cao thôi nhưng mua rồi cứ thế mà dùng. Không như nước ngoài, xe rẻ nhưng phí sử dụng rất cao. Giờ đây chúng ta sắp hơn nước ngoài, tức giá cũng cao mà phí cũng cao", chuyên gia ôtô có 10 năm làm việc tại Đức nói

Khi nhậm chức Tổng giám đốc Ford Việt Nam hồi 2007, ông Michael Pease nhận định: "Tôi chưa từng thấy ở đâu ôtô thay đổi nhanh như Việt Nam". Nhiều Tổng giám đốc liên doanh ôtô sau này cũng đồng ý rằng dự đoán ở đây là điều không thể. Cứ 6 tháng lại có một biểu thuế mới, phí mới thì không nhà sản xuất nào đủ kinh nghiệm, dù có cả trăm năm lịch sử, đối phó kịp.

Thật là pó tay với chính sách như hiện nay phải không các bác............?
 
Hạng B2
15/5/11
112
4
18
Thế mới là VN.....chắc cũng là chính sách của bác Thăng để tránh giảm kẹt xe đây mà....mà phí có tăng thì người ta vẫn mua xe, đi xe ầm ầm thôi....Chỉ có điều chưa ở đâu thuế, phí lại nhảy lambada như ở VN cả, toàn nhảy lên mới ghê chứ....
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
24/2/09
214
1
18
41
vấn đề là hàng nghìn tỷ đồng thu được từ phí xe, để phục vụ cho cơ sở hạ tầng thì bao nhiêu trong số hàng nghìn tỷ đó là phục vụ cho lợi ích của cộng đồng, hay nghìn tỷ chia 5 sẻ 7 để các ngài hưởng lạc thú theo năm tháng. đồng ý là thu phí, nhưng cần xem lại cách làm việc và lãnh đạo của các bậc tóc hói, tóc bạc đầu có sỏi cục chỉ nhăm nhe biển thủ khi có cơ hội. là dân cũng xót xa lắm chứ.
 
Hạng D
3/4/10
1.156
334
83
Theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Pháp lệnh phí và lệ phí thì:
<span style=""color: #800000;"">- Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh này.</span>
Như vậy, trước khi thu phí anh phải có dịch vụ tốt (ở đây là đường sá), đằng này qui trình lại làm ngược, chưa có dịch vụ tốt mà lại đòi thu phí!
Em rất đồng ý trả phí lưu thông khi qua các trạm thu phí, vì ở đây nhà cung cấp dịch vụ đã có dịch vụ tốt rồi mới thu phí, khi chúng ta chạy xe bon bon trên những con đường này.
Về mặt Luật pháp ( theo dẫn chứng của Pháp lệnh trên), thì việc áp dụng thu phí hiện nay theo đề nghị của Bộ Giao Thông vận tải là không ổn!
Đề nghị Bộ Tư Pháp tuýt còi!
Như vậy, công bằng mà nói, người đi ô tô hoặc xe máy phải chịu phí thì họ có quyền yêu cầu dịch vụ cung cấp (ở đây là chất lượng đường sá), phải tốt, tức không phải chạy trên những con đường dằn xốc, ổ voi, ổ gà, để phải chịu phí.
Vậy vấn đề đặt ra là ai sẽ là người đứng ra để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (tạm gọi như vậy) ở đây là người đóng phí?
Vậy đòi hỏi phải có tiêu chuẩn về đường sá phải như thế nào mới hợp lý? Ở đây người đi ôtô, xe máy là người mua dịch vụ, mà vẫn còn mơ hồ về chất lượng dịch vụ(tạm gọi) của nhà cung cấp, mà chỉ biết chung chung là sẽ nâng cấp đường giao thông? Vậy nâng cấp những con đường nào, và nâng cấp như thế nào?
Cụ thể Nhà nước cần phải nói rõ:
Ví dụ: ở tĩnh A, Thành phố B, năm nay xây thêm...km đường, tráng nhựa, hay mở rộng bao nhiêu km đường....v.v.
Tất cả cần phải được công khai, minh bạch!
Mời các bác có ý kiến thêm....
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
6/3/11
179
2
16
Em lỡ mua chiếc xe tập lái 38T. Giờ không biết làm gì với nó.
 
Hạng B1
18/3/09
50
13
8
Cứ nhìn các chú các bác ngoài ấy sống ntn là biết sử dụng tiền đúng k rùi ma.