Nghị định 100 quy định tài xế hoặc chủ xe giao ôtô quá hạn đăng kiểm cho tài xế đều bị phạt và tước giấy phép lái xe 1-3 tháng.
Có hai mức phạt cho tài xế và chủ xe giao ôtô cho người khác điều khiển tùy thuộc vào thời gian quá hạn đăng kiểm của ôtô dưới 1 tháng hay từ 1 tháng trở lên:
Trường hợp chủ ôtô cũng là người điều khiển ôtô (tài xế) lưu thông trên đường có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) nhưng đã hết hạn sử dụng dưới hoặc từ 1 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc),
mức phạt áp dụng là mức dành cho chủ xe.
Đây là mức phạt mà tài xế, người sở hữu xe phải chịu nếu bị CSGT phát hiện. Khi đi làm thủ tục đăng kiểm, cơ quan đăng kiểm không có trách nhiệm thu những khoản này mà chỉ thu phí bảo trì đường bộ nộp chậm, tính đến ngày làm đăng kiểm.
Việc tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (GPLX) là hình thức xử phạt chung cho tài xế lẫn chủ xe giao ôtô quá hạn đăng kiểm cho người khác điều khiển. Ôtô bị áp dụng các hình thức xử phạt bao gồm cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc hoặc các loại phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ có từ hai trục, bốn bánh xe trở lên, có phần động cơ và thùng hàng (nếu có) lắp trên cùng một xát xi (kể cả loại xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện).
Những mức phạt trên được quy định tại Nghị định 100/2019 về xử phạt hành chính vi phạm giao thông, do Chính phủ ban hành hôm 30/12/2019 và có hiệu lực từ 2020, thay cho Nghị định 46/2016 trước đó. Thực tế, mức phạt này không khác so với mức phạt cũ trong Nghị định 46
Theo Vnexpress