Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
17/2/11
113
3
0
55
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa quyết định lấy lại dự án khu du lịch phim trường Vina Universal của tập đoàn Tân Tạo (TP HCM) vì triển khai chậm, để giao cho nhà đầu tư khác. Dự án phim trường Vina Universal có vốn đầu tư 50 USD, do Công ty Cổ phần Đầu tư Khu du lịch phim trường Vina thuộc Tập đoàn Tân Tạo làm chủ đầu tư.
Sau khi cấp phép, năm 2008, tỉnh Quảng Ngãi đã quy hoạch dự án 1/2000 trên diện tích gần 2.570 ha mặt đất, mặt biển tại khu vực phía Nam huyện Đức Phổ, để nhà đầu tư triển khai phim trường. Thế nhưng 3 năm qua Tập đoàn Tân Tạo vẫn “án binh, bất động”.
110603164218-559-371.jpg
Khu du lịch sinh thái biển Sa Huỳnh- nơi được quy hoạch xây dựng khu du lịch phim trường Vina Universal ở huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi). Ảnh: Trí Tín Theo quy hoạch, khu đất dự án giáp biển Đông và cửa biển Sa Huỳnh, núi Diên Trường và núi Sang... Theo kế hoạch, Tập đoàn Tân Tạo sẽ xây dựng trung tâm thương mại, khu du lịch phim trường đạt tiêu chuẩn quốc tế, dịch vụ du lịch tổng hợp như văn hóa, sinh thái biển… kết hợp xây dựng khu dân cư đô thị và nông thôn.
Trước tình trạng dự án ì ạch gây lãng phí đất và tiềm năng du lịch sinh thái biển, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Xuân Huế yêu cầu Công ty Cổ phần Đầu tư Khu du lịch phim trường Vina bàn giao toàn bộ hồ sơ liên quan đến dự án cho Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh. Lãnh đạo tỉnh cũng giao Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, huyện Đức Phổ tiến hành kêu gọi nhà đầu tư khác cho dự án.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
17/2/11
113
3
0
55
Nghe giang hồ đồn là sắp xong phim rồi. Đến hồi kết rồi. Đại học thì như chùa bà đanh. Đất thì không cho thuê được. Nếu là mình chắc cũng bó tay.
 
Hạng F
22/5/05
17.656
6.051
113
60
Thành phố Run Quất
BocuBi nói:
Nghe giang hồ đồn là sắp xong phim rồi. Đến hồi kết rồi. Đại học thì như chùa bà đanh. Đất thì không cho thuê được. Nếu là mình chắc cũng bó tay.
Bác nhầm lẫn gì chăng? DH PVĐ nó ở trong TP Quảng Ngãi
 
Hạng B2
17/2/11
113
3
0
55
Báo CATP đang luôn hình chồng Đại gia (mệt à ngen)
Kỳ 1: “Đại gia” bị truy nã... “Đại gia” ly hôn và bản án kỳ lạ Thứ ba, 07/06/2011 11:15
(CATP) Một “đại gia” Việt kiều bị Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố để làm rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của đối tác số tiền rất lớn. “Đại gia” này cũng là bị đơn trong vụ án “xin ly hôn” do một nữ tỷ phú đứng nguyên đơn. Thật bất ngờ, chỉ một vụ ly hôn nhưng “lòi” ra đến hai bản án! Từ thông tin của một số cán bộ công chức đang công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật ở tỉnh Long An, phóng viên Báo CATP đã vào cuộc, phát hiện nhiều bí ẩn đằng sau hai bản án “sinh đôi” vừa “kỳ” vừa “lạ” này...
11-2098.gif
“Đại gia” Trần Jimmy
Sau một thời gian tìm hiểu, ông Trần Jimmy (tên thường gọi là Trần Dũng, sinh năm 1955, thường trú tại thành phố Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ) và bà Đ.T.H.Y (SN 1959, ngụ Đỗ Ngọc Thạch, P14Q5, TPHCM; trú đường 1A, Khu công nghiệp Tân Đức, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) đã đăng ký kết hôn tại Hoa Kỳ, ngày 17-8-2007. Ông Trần Jimmy và bà Y. làm việc tại thành phố Houston. Đến tháng 9-2008, cả hai về Việt Nam (VN). Ông Trần Jimmy được cấp thẻ thường trú thời hạn 5 năm (2008 - 2013), đăng ký địa chỉ tại đường 1A, Khu công nghiệp Tân Đức, xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An.
Không lâu sau khi về VN, Trần Jimmy được tín nhiệm ngồi vào ghế Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển đô thị VN (Cty CPPTĐTVN). Công ty này được Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Tạo ký hợp đồng triển khai các hạng mục san lấp và xây dựng cơ sở hạ tầng dự án Điện lực Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang (giai đoạn 1). Quá trình thực hiện, Trần Jimmy đã thông đồng với một số nhà thầu phụ để nâng giá vật liệu cao ngất ngưỡng cũng nhưng nghiệm thu “khống” khối lượng san lấp, nạo nét. Chỉ một thời gian ngắn, Trần Jimmy đã duyệt thanh toán cho các nhà thầu phụ hàng trăm tỷ đồng. Với đơn giá vật liệu vượt hơn 46% so với giá Hội đồng quản trị Cty CPPTĐTVN cho phép, Trần Jimmy cùng một số đối tượng liên quan đã “ẵm” nhiều tỷ đồng. Chưa dừng lại, Trần Jimmy còn nhận đặt cọc hợp đồng của đối tác số tiền rất lớn nhưng không nộp vào công ty mà bỏ túi riêng...
Ngay khi phát hiện hành vi gian dối, Hội đồng quản trị Cty CPPTĐTVN ra quyết định bãi nhiệm chức danh Tổng giám đốc của ông Trần Jimmy vào ngày 20-5-2010. Công ty này yêu cầu Trần Jimmy phải có mặt ở VN để làm rõ các hợp đồng nhận cọc, thi công cũng như những thiệt hại đã gây ra cùng số tiền chiếm đoạt. Dù cam kết và tỏ thái độ “hợp tác”, nhưng Trần Jimmy đã bí mật “đào tẩu” khỏi VN qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 5-7-2010.
Tiếp nhận đơn tố cáo của nạn nhân, xác minh làm rõ, nhận thấy có dấu hiệu phạm tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”, ngày 8-9-2010 Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Tám ngày sau, 16-9-2010 Cơ quan An ninh điều tra ra quyết định khởi tố bị can đối với Trần Jimmy.
Căn cứ quyết định khởi tố bị can, ngày 27-9-2010, Cơ quan An ninh điều tra đã phát lệnh truy nã (số 324/ANĐT) đối với Trần Jimmy. Trước khi xuất cảnh, Trần Jimmy không ở nơi đăng ký thường trú là Khu công nghiệp Tân Đức, mà sống tại căn hộ tầng 20 chung cư Everich, số 940B đường 3/2, P5Q11, TPHCM. Ở Hoa Kỳ, Trần Jimmy đăng ký hộ khẩu thường trú tại 11440 Memorial, Houston, Texas 77024 USA.
Cùng thời điểm ông Trần Jimmy bị phát hiện có hành vi gian dối, bà Đ.T.H.Y có “đơn xin ly hôn” gởi TAND tỉnh Long An. Lý do: thời gian chung sống vợ chồng không hạnh phúc, Trần Jimmy có lối sống không lành mạnh như đánh bài, quan hệ với nhiều phụ nữ khác. Theo bà Y., ngày 9-7-2009, bà và ông Trần Jimmy đã thống nhất ký vào “đơn xin ly hôn” và chấm dứt quan hệ vợ chồng kể từ đây. Về tài sản, theo thỏa thuận “tiền hôn nhân” lập tại Hoa Kỳ ngày 13-8-2007 và “đơn xin ly hôn ngày 9-7-2009”, Trần Jimmy chỉ có khoản tiền mặt tương đương 50.000USD tại Việt Nam; tiền mặt tại Hoa Kỳ cũng như các tài sản khác cả trong và ngoài nước đều “không có”. Trần Jimmy xác định: bất cứ tài sản nào không được liệt kê trong đơn xin ly hôn ngày 9-7-2009 đều thuộc về sở hữu của bà Y. và cam kết “không có bất kỳ khiếu nại nào về sau”.
Đơn xin ly hôn của bà Y. được TAND tỉnh Long An thụ lý ngày 23-7-2010. Trong thời gian tòa thụ lý thì Trần Jimmy bị khởi tố. Như vậy, “đại gia” Trần Jimmy vừa là bị đơn trong vụ án dân sự “xin ly hôn”, vừa là bị can trong vụ án hình sự nghiêm trọng. Ngày 20-9-2010 (tức chỉ bốn ngày sau khi Trần Jimmy bị khởi tố), TAND tỉnh Long An thụ lý vụ án “xin ly hôn” ra xét xử với nguyên đơn là bà N.T.H.Y, bị đơn là Trần Jimmy (địa chỉ tại Hoa Kỳ theo tòa: 3455 S. Dairy Ashford, # 180, Houston, Taxas 77082, USA). Suốt quá trình thụ lý, tòa chỉ tiếp xúc, làm việc với nguyên đơn Đ.T.H.Y; còn bị đơn Trần Jimmy vắng mặt từ đầu đến cuối do “bỏ của chạy lấy người”...
Vụ án được TAND tỉnh Long An đưa ra xét xử vào ngày 6-10-2010 với Hội đồng xét xử (HĐXX) gồm thẩm phán Lê Văn Lắm ngồi ghế chủ tọa, cùng hai hội thẩm nhân dân là ông Lê Văn Bảo và bà Nguyễn Thị Phượng. Trước đó bốn ngày (2-10-2010), bà Y. có đơn gởi tòa liệt kê nhiều tài sản có giá trị rất lớn (gồm bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán, hàng hóa, máy móc, tiền bảo hiểm, xe cộ, đồ kim hoàn...) thuộc sở hữu của bà, cũng như tài sản mà bà và ông Trần Jimmy đã bán trong thời kỳ hôn nhân và chưa ly hôn.
Theo HĐXX, nguyên đơn Đ.T.H.Y là công dân VN, quốc tịch VN xin ly hôn với ông Trần Jimmy là công dân VN, quốc tịch Hoa Kỳ, có đăng ký kết hôn tại bang Texas, được hợp thức hóa lãnh sự Việt Nam tại Houston - Taxas ngày 23-8-2010. Căn cứ Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16-4-2003 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật tố tụng Dân sự thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND tỉnh Long An theo trình tự sơ thẩm. Cũng theo HĐXX, tòa đã tiến hành tống đạt và niêm yết các văn bản tố tụng cho bị đơn Trần Jimmy hợp lệ qua Lãnh sự quán VN tại Hoa Kỳ gồm: thông báo thụ lý vụ án, thông báo hòa giải và quyết định đưa vụ án ra xét xử, giấy triệu tập cũng như giấy báo phiên tòa. Nhưng ông Trần Jimmy vẫn vắng mặt không lý do. Căn cứ điều 200 Bộ luật tố tụng Dân sự, tòa xét xử vắng mặt phía bị đơn...
HĐXX “thấy rằng”: theo đơn xin ly hôn và bà Đ.T.H.Y trình bày thì vợ chồng có nhiều mâu thuẫn từ sau khi kết hôn nhưng không khắc phục được. Ông Trần Jimmy đã vi phạm chế độ một vợ một chồng và vi phạm đạo đức trong sinh hoạt. Hai bên đã thống nhất ký vào “đơn xin ly hôn” và chấm dứt quan hệ vợ chồng từ ngày 9-7-2009. HĐXX “xét thấy” tình cảm giữa bà Đ.T.H.Y với Trần Jimmy đã “thực sự trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” nên chấp nhận cho hai người được ly hôn...


 
Hạng B2
17/2/11
113
3
0
55
Thêm nữa đây (tại sao thằng CATP này quánh dữ hen)

(CATP) Thụ lý vụ án ly hôn, bị đơn có quốc tịch Hoa Kỳ với một loạt công việc phải giải quyết theo đúng trình tự nhưng chỉ hơn 50 ngày, thẩm phán Lê Văn Lắm đã hoàn tất mọi thủ tục và đưa ra xét xử. Xử xong gần ba tháng, tòa “quên” giao bản án cho cơ quan tố tụng để kiểm sát. Làm công văn đề nghị, Viện kiểm sát (VKS) tỉnh Long An nhận đến hai bản án số 19/2010/HN-ST đều do thẩm phán Lắm ký tên đóng dấu, một bản dài 9 trang, còn một bản dài 10 trang với nhiều thuật ngữ “xa lạ”. Chỉ ra hàng loạt bất thường trong bản án cũng như vi phạm nghiêm trọng tố tụng, VKS tỉnh Long An ra quyết định kháng nghị hủy cả hai bản án để xét xử lại. Thế nhưng sau đó cơ quan này bất ngờ rút lại kháng nghị...
Tại phiên tòa ngày 6-10-2010, thẩm phán chủ tọa Lê Văn Lắm thay HĐXX, chấp nhận yêu cầu của bà nguyên đơn Đ.T.H.Y.
Về tình cảm: Bà Đ.T.H.Y được ly hôn với ông Trần Jimmy.
Về tài sản, tòa tuyên như sau (theo nguyên văn):
Dưới đây là tài sản thuộc sở hữu của ông Trần Jimmy:
- Tiền mặt tại VN: Tiền đồng VN tương đương khoảng 50.000USD.
- Tiền mặt và tài khoản tại Hoa Kỳ: Không có.
- Các tài sản khác tại VN và các nước khác bao gồm cả Hoa Kỳ: Không có.
Các tài sản khác không được liệt kê trong đơn ly hôn do cả hai ký ngày 9-7-2009 là tài sản thuộc sở hữu của bà Đ.T.H.Y (kể cả tài sản trong nước và tại nước ngoài), trong đó bao gồm và không giới hạn:
1. Tất cả các quỹ giao kèo, bảo hiểm được trả trước, tiền đặt cọc cho các tiện ích, các chìa khóa, bản vẽ nhà, các bảo đảm và các hợp đồng dịch vụ, và danh nghĩa các tài liệu kết thúc có liên quan đến tất cả các bất động sản ở VN hay Hoa Kỳ hay bất cứ nơi nào trên thế giới trong đó bao gồm và không giới hạn bất động sản mô tả như Memorial Property.
2. Đồ đạc nội thất, đồ dùng trong nhà, đồ đạc được lắp đặt cố định, hàng hóa, máy móc thiết bị đang đặt tại Memorial Property và/hoặc mọi bất động sản sở hữu khác thuộc về bà Đ.T.H.Y.
3. Tất cả quần áo, đồ kim hoàn, và tất cả những sở hữu cá nhân thuộc về hoặc có khả năng thuộc quyền kiểm soát duy nhất của bà Đ.T.H.Y.
4. Tất cả các số tiền mặt đang nắm giữ hoặc lệ thuộc kiểm soát duy nhất của bà Đ.T.H.Y, bao gồm tiền trong tài khoản tại các ngân hàng, các quỹ định chế tiết kiệm, hoặc các định chế tài chính khác mà nơi đó các tài khoản chỉ có bà Đ.T.H.Y đứng tên hoặc chỉ có bà Đ.T.H.Y được quyền rút quỹ hoặc lệ thuộc quyền kiểm soát duy nhất của bà Đ.T.H.Y kể từ ngày có quyết lệnh.
5. Bất cứ và tất cả các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của bà Đ.T.H.Y.
6. Bất cứ và tất cả các cổ phiếu bao gồm, không giới hạn, 100% sở hữu cổ phiếu, trái phiếu, và chứng khoán đăng ký dưới tên Đ.T.H.Y, chung với tất cả cổ tức, phân chia, và các quyền khác liên quan đến cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán được liệt kê dưới đây: Của US Southern Corporation, một công ty tại Tiểu bang Texas; của US Southern Homes L.P, một công ty tại Tiểu bang Texas; của Công ty cổ phần đầu tư & công nghiệp Tân Tạo (gọi tắt là ITACO; của Công ty cổ phần Tân Tạo (gọi tắt là Tập đoàn Tân Tạo); của Công ty cổ phần Tân Đông Phương; của Công ty cổ phần Đại học Tân Tạo (gọi tắt là TTUC).
7. Bất cứ và tất cả xe cộ cùng với tất cả tiền bảo hiểm đã được trả trước, chìa khóa, và tài liệu chủ quyền đang thuộc về hoặc thuộc về quyền kiểm soát duy nhất của bà Đ.T.H.Y.
8. Bất cứ và tất cả các kinh doanh (được kiểm soát bởi hoặc dưới sự kiểm soát chung của bà Đ.T.H.Y), bao gồm nhưng không giới hạn đối với tất cả các đồ đạc nội thất, đồ dùng trong nhà, đồ đạc được lắp đặt cố định như máy móc, thiết bị, kiểm kê, tiền mặt, tài khoản, hàng hóa, và hàng trữ; tất cả sở hữu cá nhân được sử dụng trong hoạt động kinh doanh; và bất cứ hay tất cả quyền và tư quyền, trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai, phát sinh từ hoặc có liên quan đến việc hoạt động kinh doanh.
9. Bất kỳ sở hữu nào khác mà Đ.T.H.Y được hưởng, gồm cả những quyền hợp đồng, lợi nhuận dự phòng, và những lợi nhuận trong tương lai... Theo đó tất cả tài sản không giới hạn không liệt kê trong đơn ly hôn đã được ông Trần Jimmy và bà Đ.T.H.Y ký ngày 9-7-2010 thuộc sở hữu của bà Đ.T.H.Y được hưởng”.
Ngoài ra, tòa còn xác định ba bất động sản mà bà Đ.T.H.Y và ông Trần Jimmy đã bán trong thời kỳ hôn nhân và chưa ly hôn. Cụ thể, bất động sản tại 3455S. 1/2 Dairy Ashford, Houston, Texas 77082 (“US Southern Property”) được bán và chuyển quyền sở hữu cho Công ty TNHH xây dựng Tân Đức (Cty Tân Đức) ngày 10-11-2009. Bất động sản tại 590w Dana Lane, Piney Point Village, Houstion, Texas 77024 (“Dana Lane Property”) được bán và chuyển quyền sở hữu cho Cty Tân Đức vào ngày 19-4-2010. Thứ ba, bất động sản (một khu dân cư) tại 11440 Memorial Drive, Piney Point Village, Houston, Texas 77024 (“Memorial Property”) được bán và chuyển quyền sở hữu cho Cty Tân Đức vào ngày 19-4-2010. Tòa tuyên: “US Southern Property”, “Dana Lane Property” và “Memorial Property” thuộc quyền sở hữu của Cty Tân Đức; Trần Jimmy và Đ.T.H.Y phải bị tước tất cả danh nghĩa và quyền lợi đối với các tài sản này.
Quyết định kháng nghị và rút kháng nghị của VKS tỉnh Long An
Một điều lạ là sau khi xét xử, TAND tỉnh Long An không chuyển bản án cho cơ quan tố tụng. Sau gần ba tháng, tòa vẫn “im lặng” nên ngày 4-1-2011 VKS tỉnh Long An gởi công văn yêu cầu chuyển hồ sơ để cơ quan này kiểm sát. Hai ngày sau, VKS nhận được bản án số 19/2010/HN-ST ngày 6-10-2010 do thẩm phán Lê Văn Lắm ký tên đóng dấu dài 9 trang, từ TAND tỉnh chuyển sang. Hơn 10 ngày sau, VKS tiếp tục nhận được bản án số 19/2010/HN-ST ngày 6-10-2010 cũng do thẩm phán Lắm ký tên đóng dấu nhưng dài 10 trang!
Thụ lý giải quyết một vụ án nhưng phát sinh hai bản án (một dài 9 trang, một dài 10 trang) trong cùng thời điểm với nội dung khác nhau là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Cả kỹ thuật soạn thảo văn bản của bản án cũng không đúng quy định. VKS tỉnh Long An cũng khẳng định điều này trong quyết định kháng nghị số 05/QĐ/KNPT do Phó Viện trưởng Nguyễn Công Pha ký ngày 20-1-2011.
Đáng chú ý, bản án 10 trang có một đoạn “xét thấy”, ai đọc qua cũng sửng sốt vì chưa từng xuất hiện trong các bản án của VN. Trong kháng nghị, VKS tỉnh Long An cũng “soi” thật kỹ đoạn lập luận “độc nhất vô nhị” này:
“Sự bảo hộ chung về quyền xét xử công bằng: Tòa án xác định các quyền xét xử công bằng của cả hai Trần Jimmy và Đ.T.H.Y đã được tôn trọng và thực hiện đúng theo quy trình xét xử. Trần Jimmy và Đ.T.H.Y đều đã nhận được cơ hội để được xét xử đầy đủ và công bằng. Kết quả việc cả hai ký trên bản gốc đơn xin ly dị đã đệ trình lên tòa án, cả hai đã được cung cấp thông cáo công bằng và thích đáng của việc kiện tụng này. Việc xét xử và phán quyết này được xét và xử bởi tòa án có thẩm quyền thực thi theo quy tắc của nước Cộng hòa XHCNVN nói chung và đặc biệt là TAND tỉnh Long An...
Không gian lận: Tòa án xác định đã không có hành vi gian lận của bất cứ bên nào để đạt việc xét xử này. Trần Jimmy đã ký tên trên đơn xin ly dị bản gốc, giữa ông và Đ.T.H.Y, đã được đệ trình lên tòa án và là nền tản cho việc xét xử này. Tòa án cũng thấy là Trần Jimmy đã không bị bất cứ một cản trở nào để được điều trần đối chất công bằng.
Không có những vấn đề hay việc các bên chưa được giải quyết: Tòa án xác định việc xét xử này giải quyết hoàn toàn và dứt khoác tất cả mọi vấn đề, mọi tranh chấp hay mọi sự bất đồng giữa Trần Jimmy và Đ.T.H.Y và tất cả các bên có dính dáng đến Trần Jimmy và Đ.T.H.Y, bao gồm, nhưng không giới hạn, đối với mọi khiếu nại, quyền và quyền lợi của các bên về quyền sở hữu và về tài sản và các loại bất kể tình trạng pháp lý hay vị trí hiện hữu của mục được nêu trên.
Tòa án được thành lập một cách hợp pháp và phù hợp: Tòa án xác định rằng dành cho mọi mục đích, tòa mở phiên tòa phù hợp và hợp pháp để xét xử việc này. Tòa án được thành lập phù hợp với luật pháp của nước Cộng hòa XHCNVN.
Tòa án thấy việc xin ly hôn và sự phân chia về bất động sản của các bên là tự nguyện, tôn trọng đặc quyền của mỗi bên...”.
Xem qua đoạn “xét thấy”, một số luật sư đều có chung nhìn nhận: thẩm phán Lê Văn Lắm cùng HĐXX đã lập luận viết bản án theo cách “riêng”, kiểu các bản án của Mỹ hay các nước phương Tây!
Không chỉ vi phạm tố tụng, nội dung bản án cũng có “vấn đề” được VKS nêu rõ trong kháng nghị. Từ ngày bà Đ.T.H.Y có đơn xin ly hôn cho đến khi TAND tỉnh Long An đưa vụ kiện ra xét xử đều không có mặt Trần Jimmy nhưng giữa hai đương sự lại có sự thỏa thuận về tài sản lập ngày 13-8-2007 (trước đăng ký kết hôn bốn ngày). Tòa căn cứ vào thỏa thuận này giao toàn bộ tài sản cho bà Y., ông Trần Jimmy được sở hữu tài sản tiền mặt VN tương đương 50.000USD. VKS khẳng định: Thụ lý vụ án trong thời gian ông Trần Jimmy bị Cơ quan điều tra Bộ CA khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của đối tác và công ty nhưng tòa không tiến hành làm rõ để xác định tài sản chung - tài sản riêng. Khi xét xử ly hôn, tòa căn cứ vào thỏa thuận trước khi kết hôn và “đơn xin ly hôn ngày 9-7-2009”, xử giao tài sản cho các đương sự là không có cơ sở.
Trong phần tuyên án, tòa giao cho Cty Tân Đức ba bất động sản ở nước ngoài (Hoa Kỳ). VKS khẳng định: tòa không đưa Cty Tấn Đức tham gia tố tụng là vi phạm điều 56 Bộ luật tố tụng Dân sự.
Về án phí: tòa giao tài sản cho các đương sự nhưng chỉ tuyên buộc bà Đ.T.H.Y chịu 200.000 đồng tiền án phí hôn nhân gia đình sơ thẩm. VKS khẳng định: Việc tòa không xem xét tính án phí về tài sản là vi phạm điều 131 Bộ luật tố tụng Dân sự; điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án.
Với những vi phạm nghiêm trọng về tố tụng lẫn nội dung nên VKS tỉnh Long An ra quyết định số 05/QĐ/KNPT kháng nghị bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 19/2010/HN-ST ngày 6-10-2010 của TAND tỉnh Long An theo thủ tục phúc thẩm. Đề nghị Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TPHCM xét xử vụ kiện theo hướng hủy cả hai bản án sơ thẩm, giao hồ sơ về TAND tỉnh Long An xét xử lại đúng quy định pháp luật.
Quyết định kháng nghị của VKS có đầy đủ căn cứ, đúng pháp luật. Thế nhưng ngày 28-2-2011, Viện trưởng VKS tỉnh Long An Đinh Văn Sang ký quyết định số 11/QĐ/KNPT-DS, rút kháng nghị số 05/QĐ/KNPT vì xét thấy: “Bản án sơ thẩm số 19/2010/HN-ST của TAND tỉnh Long An đã được Tòa án khu vực tư pháp thứ 309 quạn Harris, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ công nhận phù hợp với luật pháp Hoa Kỳ, theo công điện số 46/LS-TLSQ ngày 24-2-2011 của Tổng lãnh sự quán VN tại Houston, Texas do ông Tổng lãnh sự Lê Dũng ký. Cho đến nay, hai bên đương sự vẫn không có ý kiến khiếu nại vấn đề gì liên quan đến quyết định của bản án”. Từ “xét thấy” trên, Viện trưởng Đinh Văn Sang cho rằng việc duy trì kháng nghị số 05/QĐ/KNPT của VKS tỉnh Long An là không cần thiết (?!). Theo ông Sang, những vấn đề khác liên quan đến quá trình giải quyết và ban hành bản án của TAND tỉnh Long An, VKS tỉnh sẽ xem xét, kiến nghị theo đúng quy định pháp luật.
Những vi phạm nghiêm trọng của bản án số 19/2010/HN-ST sờ sờ trước mặt; VKS tỉnh Long An dựa vào sự công nhận phù hợp của một tòa án “cấp quận” ở tận nước Mỹ xa xôi để rút kháng nghị là thiếu cơ sở, không phù hợp với các quy định của luật pháp VN.
Được biết, VKS tỉnh Long An đã có văn bản gởi Thường trực Tỉnh ủy Long An từ đầu tháng 3-2011 báo cáo toàn bộ vụ việc...



 
Status
Không mở trả lời sau này.