Hạng B2
7/4/09
105
0
0
trinhphat.blogspot.com
Chắc hẳn ai cũng biết rõ 1 tác giả nước ngoài vô cùng nổi tiếng với tín đồ PTKT, đó là John J. Murphy. Tôi sẽ cố gắng hoàn thành bản dịch 1 cuốn sách ngắn gọn và khá đầy đủ của ông nhằm giúp đỡ những ai muốn bắt đầu với PTKT từ cái đơn giản nhất! Hãy đón đọc những bản dịch này hàng tuần tại: [link]http://vn.myblog.yahoo.com/stocks-vietnam[/link]

stockpro xin kính mời!
 
Hạng B2
7/4/09
105
0
0
trinhphat.blogspot.com
stockpro nói:
Chắc hẳn ai cũng biết rõ 1 tác giả nước ngoài vô cùng nổi tiếng với tín đồ PTKT, đó là John J. Murphy. Tôi sẽ cố gắng hoàn thành bản dịch 1 cuốn sách ngắn gọn và khá đầy đủ của ông nhằm giúp đỡ những ai muốn bắt đầu với PTKT từ cái đơn giản nhất! Hãy đón đọc những bản dịch này hàng tuần tại: http://vn.myblog.yahoo.com/stocks-vietnam

stockpro xin kính mời!

<h1>http://vn.myblog.yahoo.co...etnam/article?mid=2473]Đua nhau đi học phân tích kỹ thuật[/link]</h1> Thư mục: Bên lề Chứng khoán |

Đăng ngày: 09:54 31-08-2009
Thời gian gần đây, lượng người đi học phân tích kỹ thuật (PTKT) ngày càng tăng lên. Nhiều lớp PTKT mở ra, thành một phong trào không khác phong trào thời đi học lớp đầu tư chứng khoán cách đây hai, ba năm.


images1850278_ptkt3.jpg
[style="font-size: 8pt;"] Lớp dạy phân tích kỹ thuật trên đường Nguyễn Văn Cừ, quận 5. Ảnh: Hải Thanh

Có vẻ như giới đầu tư đã thấy cách đánh theo kiểu nghe ngóng (mà được người ta gọi cho sang là phân tích cơ bản - PTCB) đã dần dần chứng minh không hiệu quả, nên bắt đầu chú ý tới loại công cụ này, dù nó không phải là mới.
Người người đi học, nơi nơi mở lớp
Tối qua 26/8, Câu lạc bộ “Chứng khoán và những người bạn” (SAFC) khai giảng lớp PTKT thứ 8. Tuần vừa rồi Công ty Cổ phần TM Giải pháp Vàng Việt (VSG Trading Corp) cũng khai giảng lớp phân tích kỹ thuật.
Thái Bình, một nhà đầu tư chứng khoán trên sàn BIDV, cho biết, trước đây anh học lớp PTKT do Đại học Ngân hàng TP.HCM mở. Học xong được cấp chứng chỉ hẳn hoi.
Có thể nói, học PTKT, hiện nay như một phong trào ở TP.HCM. Vào buổi tối, sau giờ làm, nhà đầu tư kéo nhau đến các lớp học. Ngoài hai lớp mới khai giảng trên, hiện tại trên địa bàn TP.HCM còn có nhiều nơi tổ chức dạy phân tích, có thể mở lớp hoặc tập hợp nhau theo nhóm, hoặc các công ty chứng khoán, sàn giao dịch vàng mở ra cung cấp kiến thức cho nhà đầu tư.
Linh, một nhà đầu tư trên sàn vàng (dân kinh doanh vàng chuyên nghiệp gọi là trader) là người đứng lớp giảng dạy, cho biết, từ trước đến nay VSG Trading Corp đã mở nhiều khóa dạy tương tự. Nhiều người từ Hà Nội, Đà Nẵng, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long kéo nhau về học.
Lớp PTKT của Câu lạc bộ SAFC mở tại một quán cà phê trên đường Nguyễn Văn Cừ, Q5, học viên đa số trẻ, từ 25 đến dưới 40 tuổi. Ở đây có cả nhân viên các ngân hàng, công ty chứng khoán đến học. Hải Thanh, Chủ nhiệm CLB SAFC, cho biết, người đăng ký học rất đông, nhưng anh chỉ nhận một lớp 20 người để đảm bảo chất lượng.
Học phí không rẻ, thông thường từ 2 đến 3 triệu đồng một khóa 10 buổi học. “Đầu tư hôm nay lấy lãi ngày sau. Hôm nay bỏ ra 2 triệu để lấy lại hai chục, hai trăm triệu, tiếc gì!”, Khánh, một học viên, nói.
Đó là chưa kể, các sàn giao dịch vàng và chứng khoán để tăng lượng khách hàng đến với mình, cũng mở ra dạy miễn phí. Trước khi khai trương, VTG mở 11 buổi hướng dẫn nhà đầu tư các kiến thức về kinh doanh, và phân tích kỹ thuật. Tương tự như vậy, Công ty Hồng Hối (sàn vàng Hồng Hối) đặt tại đường Bùi Thị Xuân, tối thứ ba và thứ sáu hằng tuần lại thuê chuyên gia về dạy phân tích kỹ thuật cho nhà đầu tư, miễn phí.
[font="'times new roman'"]
images1850280_ptkt4.jpg
[/font]
[font="'times new roman'"]Ảnh: Hải Thanh[/font][font="'times new roman'"] [/font]

[font="arial, helvetica, sans-serif"]Không tin vào phân tích cơ bản?[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
[/font]
Gian phòng của sàn vàng “Vàng Thế Giới” (VTG) rộng khoảng 100m2. Những buổi nói chuyện về kiến thức thị trường vàng, về tìm kiếm và phân tích thông tin không mấy ai quan tâm, nhưng những buổi hướng dẫn PTKT người đứng ken đặc, không có chỗ chen chân.
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Không chỉ vì Công ty Vàng Thế Giới, đã mời được các nhà đầu tư (thường gọi là trader) kinh nghiệm nhất trên chiến trường chứng khoán, vàng và ngoại hối về thuyết trình, mà còn vì lý do, nhà đầu tư muốn tìm đến một công cụ mà họ cho rằng khách quan hơn phân tích cơ bản.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Cường, đang làm nhân viên chăm sóc khách hàng cho một sàn giao dịch vàng và ngoại hối ở Mỹ (thường được gọi là IB), cho rằng, sở dĩ nhà đầu tư tìm đến phân tích kỹ thuật vì họ cho rằng phân tích cơ bản không đem lại kết quả đúng, do thông tin được doanh nghiệp cung cấp sai. Anh đơn cử 2 trường hợp trước đây, hai doanh nghiệp sở hữu cổ phiếu cùng tên là B, làm ví dụ về làm ăn lỗ báo cáo lãi.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]“Không thể tin vào cái báo cáo tài chính dù đã có đóng mộc của kiểm toán. Họ công bố lãi thì làm báo cáo là lãi, muốn công bố lỗ thì làm báo cáo lỗ”, Cường nói.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]“Nhà đầu tư chỉ nghe ngóng theo kiểu nghe hơi nồi chõ, chứ không phải PTCB. Thông tin DN không có để PTCB, vậy thì thà đi học PTKT, còn yên tâm hơn”. [/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Theo giới PTKT, khi thông tin đến với nhà đầu tư thì đã quá trễ, và tất cả đã được đưa vào giá. Vậy nên phân tích cơ bản sẽ không còn tác dụng nữa. PTKT tuy bị muộn hơn vì có kết quả giao dịch mới có dữ liệu để phân tích, nhưng các lý thuyết cho rằng giá đóng cửa có tác dụng tâm lý đến hành vi hôm sau của nhà đầu tư, nên vẫn nắm bắt được thông qua các công cụ như đồ hình cây nến (candle stick), các công cụ vẽ đường (link), điểm, và bằng các lý thuyết của các nhà nghiên cứu, đa số là Nhật Bản, Mỹ và châu Âu.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Bửu bối vạn năng?[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Không phủ nhận những hiệu quả mà PTKT mang lại, bằng dự đoán khá chính xác. Tháng 2/2009, Hải Thanh đã dùng đồ thị để tìm đáy của thị trường. Cuối cùng anh đã tìm được con số VN-Index là 236 điểm, chỉ sai nửa điểm so với giá đóng cửa là 235,5 điểm! Để tìm ra con số này, phân tích cơ bản không làm được.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Chính vì một số lần đã đưa ra kết quả chính xác như vậy mà hiện nay có khuynh hướng xem PTKT là tuyệt đối khá phổ biến trong giới đầu tư chứng khoán. Chính vì PTKT không liên quan đến thông tin, nên có người đã cực đoan đến mức không cần biết mã cổ phiếu của công ty gì, tình hình sản xuất kinh doanh ra sao, mà chỉ căn cứ trên các đồ thị mà ra lệnh mua lệnh bán. [/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Một nhà đầu tư lâu năm, ông Đặng Hào Quang, có nhiều nghiên cứu và viết thành sách trong lĩnh vực kinh doanh vàng, chứng khoán và ngoại hối, cũng đánh giá cao PTKT. Tuy ông Quang cảnh báo, thước khéo mà thợ vụng thì càng tin tưởng chỉ càng tai hại.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]“Thị trường không phải là cái cối xay ra tiền, và PTKT không phải là cây đũa thần”, ông Quang nói.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]“Không có việc gì kiếm tiền mà dễ dàng cả. Mà tất cả đều phải học hành tử tế, nếu xem chứng khoán là lĩnh vực kinh doanh chứ không phải đánh bạc”.[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]
[/font]
[font="arial, helvetica, sans-serif"]Theo: Đặng Vỹ - VietNamNet[/font]​