Về vụ tai nạn giao thông tại Phú Yên ngày 8.2, khiến 3 người tử vong, bạn đọc hỏi: Với tình huống lái xe không đủ điều kiện thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Lái xe không đủ điều kiện điều khiển xe gây tai nạn tại Phú Yên ngày 8.2. Ảnh: Thanh Thanh
Khoảng 1h ngày 8.2.2025, tại Km1269+250 trên Quốc lộ 1, đoạn qua xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Ôtô chở khách biển kiểm soát 50H-355.47 của nhà xe Tân Kim Chi bị lật, hậu quả khiến 3 người tử vong và nhiều người bị thương.
Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Phú Yên, xe khách 50H-355.47 do tài xế Phạm Quốc Huy điều khiển chỉ có giấy phép lái xe (GPLX) hạng C (điều khiển ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe). Như vậy, tài xế này không đủ điều kiện để lái xe khách từ 10 đến 30 chỗ.
Theo khoản 1 và khoản 5 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì từ ngày 1.1.2025 tài xế điều khiển xe khách trên 29 chỗ (chưa kể chỗ của người lái xe) phải có GPLX hạng D.
Theo quy định, những người có GPLX được cấp trước ngày luật có hiệu lực nếu chưa thực hiện đổi hoặc cấp lại, vẫn phải tuân thủ quy định: tài xế điều khiển xe từ 10-30 chỗ phải có GPLX hạng D; điều khiển xe trên 30 chỗ phải có GPLX hạng E.
Đây là vi phạm nghiêm trọng khi tài xế điều khiển phương tiện không phù hợp với loại GPLX được cấp. Trong trường hợp này, tài xế còn phải chịu trách nhiệm hình sự vì gây hậu quả nghiêm trọng là làm chết người và nhiều người bị thương.
Về trách nhiệm của doanh nghiệp khi giao xe cho tài xế không có giấy phép lái xe điều khiển phương tiện, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo Khoản 14 Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 28 - 30 triệu đồng đối với cá nhân, từ 56 - 60 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ôtô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ôtô giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông.
Trong đó, bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng; chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ bị tước quyền sử dụng trước ngày 1.1.2025 và đang trong thời gian bị tước.
Theo quy định tại Điều 264 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ thì người chủ sở hữu, quản lý phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc người đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ: gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác, thiệt hại về tài sản, hoặc làm chết người… có thể bị phạt tiền hoặc bị phạt tù cao nhất đến 7 năm tù.
Các bác có thể xem tại đây:
>>>> Xem thêm:
Hành vi gây nguy hiểm đến tính mạng con người cần phải phạt thật nặng.
Các bác thấy sao?