Hạng B1
7/3/17
58
53
18
32
Cục trưởng Đặng Thanh Sơn cho biết vấn đề này liên quan đến nhiều quy định pháp luật khác nhau.
Liên quan đến việc xử phạt người điều khiển phương tiện ô tô tham gia giao thông không mang bản chính giấy đăng ký xe, Bộ Tư pháp cho biết đã giao Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính (VPHC) và theo dõi thi hành pháp luật phối hợp với Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm và một số đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý.
“Trên cơ sở các ý kiến phản ánh, nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành và yêu cầu của thực tiễn, Cục Quản lý xử lý VPHC và theo dõi thi hành pháp luật đã phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, trình lãnh đạo Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng về vấn đề này” - người phát ngôn Đỗ Đức Hiển cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ sáng 20-7.

Cục trưởng Cục Quản lý xử lý VPHC và theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) Đặng Thanh Sơn.
Giải thích thêm về việc này, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý VPHC và theo dõi thi hành pháp luật Đặng Thanh Sơn cho biết: Hiện có khoảng 1,3 triệu các phương tiện giao thông đang thực hiện việc thế chấp tại các ngân hàng (NH), tổ chức tín dụng theo phương thức này. Có một thực tế, khi tham gia giao thông, những người điều khiển phương tiện giao thông có thế chấp sử dụng bản sao đăng ký xe có công chứng và chứng nhận của các tổ chức tín dụng nhận thế chấp. CSGT xử phạt VPHC những trường hợp này theo Nghị định (NĐ) 46 (quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ), mức phạt tiền đối với trường hợp điều khiển phương tiện là ô tô, xe máy không có đăng ký xe.
Ông Sơn thừa nhận thực tế này khiến cho người dân hoang mang và có tình trạng nhiều người đang có ý định thực hiện phương thức thế chấp tại NH và tổ chức tín dụng để mua ô tô, xe máy dừng việc này lại.
Cục trưởng Đặng Thanh Sơn cho biết vấn đề này liên quan đến nhiều quy định pháp luật khác nhau.
Cụ thể, NĐ 163 về đăng ký giao dịch bảo đảm, sau đó NĐ 11/2012 sửa đổi, bổ sung quy định: Trong trường hợp tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển, phương tiện giao thông thì bên nhận thế chấp giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu các phương tiện này.
Khoản 1 Điều 320 BLDS 2015 quy định bên thế chấp có nghĩa vụ giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác. Khoản 6 Điều 323 BLDS quy định quyền của bên nhận thế chấp được giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trong khi đó, pháp luật về giao thông đường bộ và xử phạt VPHC và Luật Giao thông đường bộ quy định người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo giấy đăng ký xe. Trường hợp người điều khiển phương tiện không mang theo giấy đăng ký xe sẽ bị xử phạt VPHC.
Các quy định pháp luật khác có liên quan như pháp luật về chứng thực quy định bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính, trừ pháp luật có quy định khác.
“Chúng tôi thấy thời gian qua lực lượng CSGT thực hiện việc xử phạt theo NĐ 46 là có cơ sở pháp lý, trên cơ sở thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ và xử phạt VPHC. Trong khi đó, các tổ chức tín dụng giữ bản chính đăng ký phương tiện thế chấp là một thực tiễn. Các NH vì sự bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của họ để tránh rủi ro cao, tránh nợ xấu” - ông Sơn nói, vừa thừa nhận thực tế hệ thống pháp luật hiện nay chưa đồng bộ.
Đó là chưa nói đến Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển phương tiện giao thông phải mang theo giấy đăng ký xe thì cũng có cách hiểu là không nhất thiết phải mang theo bản chính.
“Pháp luật chưa thống nhất đồng bộ, chưa bảo đảm rõ ràng, minh bạch để ai cũng hiểu giống nhau” - ông Sơn nhấn mạnh.
Ông Sơn cho hay thực tế các NH, tổ chức tín dụng yêu cầu người thế chấp làm đơn nhờ NH, tổ chức tín dụng giữ hộ giấy tờ gốc (không thể hiện trong hợp đồng nhận thế chấp).
“Việc yêu cầu người dân phải tuân thủ cả hai loại pháp luật liên quan đến giao thông đường bộ và giao dịch bảo đảm là khó cho họ. Nếu tiếp tục xử phạt với người không mang theo giấy đăng ký xe bản chính có thể tác động tiêu cực đến hoạt động tài chính, kinh tế, người dân có thể không thực hiện việc thế chấp vay vốn nữa” - cục trưởng Cục Quản lý xử lý VPHC và theo dõi thi hành pháp luật bình luận.
Ngoài ra, trong điều kiện pháp luật có những điểm không quy định cụ thể về việc người tham gia giao thông phải mang bản chính giấy đăng ký xe, phương tiện giao thông cũng là vấn đề cần nghiên cứu, kiến nghị đề xuất xử lý.
Ông Sơn cho biết Bộ Tư pháp đã cân nhắc tất cả yếu tố để vừa bảo đảm lợi ích của người dân, doanh nghiệp cũng như quản lý nhà nước đối với giao dịch bảo đảm, giao thông đường bộ... sau đó có báo cáo gửi Thủ tướng đề xuất phương án giải quyết trước mắt cũng như giải pháp dài hơi hơn.
“Đây là vấn đề nóng, văn bản gửi mang tính chất hỏa tốc. Khi Thủ tướng có xem xét, cân nhắc, quyết định sẽ thông tin đến cơ quan báo chí sau” - ông Sơn nói.

Theo Báo Pháp Luật TPHCM - plo.vn
 
Hạng F
1/6/15
5.555
29.213
113
Trao đổi với Tuổi Trẻ, Tiến sĩ LÊ HỒNG SƠN - nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp - khẳng định như vậy và cho rằng “quy định này cũng giống như quy định đi xe không chính chủ bị phạt trước đây”.

* Ông đánh giá thế nào về tính cần thiết để buộc người tham gia giao thông phải mang theo giấy đăng ký xe bản gốc?
- Tôi thấy đó là quy định được đặt ra để xử phạt một cách máy móc. Người dân đang lưu thông trên đường, không hiểu CSGT cần giấy chứng nhận đăng ký bản gốc để làm gì?

Trước đây, trong rất nhiều cuộc họp với các bộ ngành về việc xử phạt xe chính chủ, tôi đã nhấn mạnh người điều khiển phương tiện giao thông chỉ cần mang theo giấy phép lái xe. Với ôtô cần thêm giấy kiểm định...

Khi nào cần chứng minh quyền sở hữu mới yêu cầu xuất trình giấy đăng ký xe. Còn xử phạt người dân khi họ chỉ có bản photo chứng thực đăng ký xe mà không có bản gốc, theo tôi là làm khó dân...
 
Hạng B1
24/5/17
89
128
33
TP.HCM
Haizzzz, mất công đọc nguyên bài (với thông tin đã được nhiều người phân tích trước đó rồi), cuối cùng vẫn là...chờ (không biết đến khi nào). Án treo vẫn còn lơ lững trên đầu với các xe thế chấp giấy tờ.
 
Hạng F
29/10/14
8.708
11.593
113
Đọc toàn thấy cục, cục và rất nhiều cục. Dân bọn em mỗi ngày chỉ ra 1 cục thôi.
 
  • Like
Reactions: zanbii
Hạng B2
1/7/16
185
144
43
32
Trao đổi với Tuổi Trẻ, Tiến sĩ LÊ HỒNG SƠN - nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp - khẳng định như vậy và cho rằng “quy định này cũng giống như quy định đi xe không chính chủ bị phạt trước đây”.

* Ông đánh giá thế nào về tính cần thiết để buộc người tham gia giao thông phải mang theo giấy đăng ký xe bản gốc?
- Tôi thấy đó là quy định được đặt ra để xử phạt một cách máy móc. Người dân đang lưu thông trên đường, không hiểu CSGT cần giấy chứng nhận đăng ký bản gốc để làm gì?

Trước đây, trong rất nhiều cuộc họp với các bộ ngành về việc xử phạt xe chính chủ, tôi đã nhấn mạnh người điều khiển phương tiện giao thông chỉ cần mang theo giấy phép lái xe. Với ôtô cần thêm giấy kiểm định...

Khi nào cần chứng minh quyền sở hữu mới yêu cầu xuất trình giấy đăng ký xe. Còn xử phạt người dân khi họ chỉ có bản photo chứng thực đăng ký xe mà không có bản gốc, theo tôi là làm khó dân...
Thường mấy ông về hưu thì nói vừa lòng dư luận lắm, còn mấy ông tại chức thì.... hỡi ôi...
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: Honda 67
Hạng D
15/7/11
1.073
2.708
113
Thì đcm nó khoan phạt người dân cho đến khi luật đâu ra đó đi.
 
Tập Lái
1/3/16
48
42
18
39
theo em thấy bộ tư pháp nói CSGT xử lý là đúng luật, ngân hàng giữ cavet gốc cũng đúng luật và ông Cục trưởng Cục Quản lý xử lý VPHC và theo dõi thi hành pháp luật Đặng Thanh Sơn đã nói “Pháp luật chưa thống nhất đồng bộ, chưa bảo đảm rõ ràng, minh bạch để ai cũng hiểu giống nhau”. Như vậy nó có quyền lập BB mình, còn mình có quyền không thực hiện theo BB của nó vì ai cũng đúng luật hết mà lị
 
Hạng D
22/5/08
1.680
1.297
113
theo em thấy bộ tư pháp nói CSGT xử lý là đúng luật, ngân hàng giữ cavet gốc cũng đúng luật và ông Cục trưởng Cục Quản lý xử lý VPHC và theo dõi thi hành pháp luật Đặng Thanh Sơn đã nói “Pháp luật chưa thống nhất đồng bộ, chưa bảo đảm rõ ràng, minh bạch để ai cũng hiểu giống nhau”. Như vậy nó có quyền lập BB mình, còn mình có quyền không thực hiện theo BB của nó vì ai cũng đúng luật hết mà lị
Ngụy biện.
CSGT phạt đúng luật thì ta phải nộp phạt.
Ta có quyền giao cavet cho ngân hàng thì phải để xe ở nhà.
Chả liên quan gì đến việc nộp phạt cả.