Hạng F
Super Moderators
11/2/15
7.734
18.664
113
Lâm Đồng
Phó Thủ Tướng đã đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô-tô sản xuất, lắp ráp trong nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12.

giảm 50% phí trước bạ cho ô tô.jpg


Theo thông tin từ báo Nhân Dân, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô-tô sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu hiện hành, và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2021 đến tháng 5/2022. Ðây là một trong chuỗi hàng loạt giải pháp Chính phủ liên tục ban hành trong các năm gần đây nhằm khuyến khích ngành sản xuất ô-tô trong nước cũng như hạn chế xe nhập khẩu.

Khi đề xuất này được thông qua và có văn bản hướng dẫn rõ ràng, kể từ ngày 1/12, nhiều mẫu ô tô lắp ráp sẽ có giá lăn bánh tốt hơn, kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.

ô tô lắp ráp sẽ được giảm trước bạ từ 1/12.jpg


Trước đó, trong công văn ngày 23/7 gửi Thủ tướng Chính phủ, Công ty cổ phần Thành Công Motor Việt Nam kiến nghị tái áp dụng quy định mức thu lệ phí trước bạ giảm 50% đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp nghiên cứu kiến nghị của doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính đánh giá và tính toán kỹ tác động, trên cơ sở đó đề xuất hướng xử lý kịp thời để tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, trong bối cảnh dịch Covid-19, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8.

Sau nhiều lần trì hoãn, có lẽ người tiêu dùng sẽ được hỗ trợ 50% phí trước bạ kể từ đầu tháng 12/2021. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ này chỉ áp dụng cho xe lắp ráp trong nước, bất chấp những kiến nghị mong Chính Phủ xem xét giảm phí trước bạ cho cả các xe nhập khẩu của VIVA.

giảm 50% phí trước bạ cho ô tô sẽ giúp giá lăn bánh rẻ hơn.jpg


Năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41 về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; Nghị định số 109 về gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước; Nghị định số 70 về giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020.

Việc giảm phí trước bạ từng đem lại nhiều lợi ích lớn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất ô tô. Người tiêu dùng được đăng ký xe rẻ hơn, các hãng ô tô tháo gỡ các khó khăn và ổn định việc sản xuất. Ngoài ra, ngân sách nhà nước cũng tăng mạnh.

Theo Tổng cục Thuế, với chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ ngày 28/6 đến 31/12/2020, lượng xe trong nước tiêu thụ trong tháng 12/2020 tăng 2 lần so với cùng kỳ.

Nhờ 6 tháng giảm 50% phí trước bạ nên số thu thuế cho ngân sách Nhà nước đã tăng hơn 11.200 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, tương đương khoảng 47,1%. Trong đó, riêng thuế Tiêu thụ đặc biệt và thuế Giá trị gia tăng (VAT) tăng hơn 8.200 tỷ đồng, tăng thu phí lệ phí trước bạ của các địa phương là hơn 3.000 tỷ đồng.

giảm 50% phí trước bạ cho ô tô sẽ giúp kích cầu mua sắm.jpg


Xem thêm:
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Love
Reactions: hoang244
Hạng F
Super Moderators
11/2/15
7.734
18.664
113
Lâm Đồng
Đã thấy văn bản nhe các bác:

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký ban hành Nghị định số 103/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021 quy định mức thu lệ phí trước bạ (LPTB) đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Theo Nghị định trên, từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022, mức thu LPTB bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21/2/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về LPTB; các nghị quyết hiện hành của HĐND, hoặc quyết định hiện hành của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về mức thu LPTB tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Từ ngày 1/6/2022 trở đi, mức thu LPTB tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21/02/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về LPTB; các nghị quyết hiện hành của HĐND, hoặc quyết định hiện hành của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về mức thu LPTB tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Nghị định 103/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022.

Bộ Tài chính cho biết, để tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước trước bối cảnh dịch COVID-19, ngày 28/6/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2020/NĐ-CP quy định mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020. Theo đó, mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ ngày 28/6/2020 đến hết ngày 31/12/2020 bằng 50% mức thu LPTB đối với ô tô quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21/02/2019 về LPTB.

Tuy nhiên, đến nay, dịch COVID-19 tại Việt Nam vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường, số ca nhiễm mới đã thấp hơn mức đỉnh dịch nhưng vẫn ở con số cao. Nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng đang đe dọa nghiêm trọng đến các ngành sản xuất, trong đó có ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, xuất phát từ nguyên nhân lượng xe tồn kho cao, công suất thấp do không thể duy trì số lượng người lao động và sức mua trong nước sụt giảm mạnh. Dự báo của các doanh nghiệp cho thấy, thị trường ô tô không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề trong năm 2021 mà có thể còn kéo dài sang các năm tiếp theo.

Do đó, để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước trước ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19, kích cầu tiêu dùng, trên cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn và qua những tác động tích cực của việc giảm 50% mức thu LPTB năm 2020 đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước thì Chính phủ ban hành Nghị định số 103/2021/NĐ-CP tiếp tục giảm 50% LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước là rất phù hợp và cần thiết.

Đánh giá tác động của chính sách này, Bộ Tài chính cho biết, việc tiếp tục giảm 50% mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ có những tác động tích cực như: Kích cầu tiêu dùng, khuyến khích người dân mua sắm, sở hữu tài sản; tác động thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước nối lại chuỗi cung ứng, tăng cường mở rộng đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, tác động tăng tổng thu ngân sách Nhà nước (mặc dù việc giảm 50% mức thu LPTB sẽ làm giảm số thu LPTB theo chính sách, nhưng do số lượng xe ô tô tiêu thụ tăng lên nên tổng số thu ngân sách nhà nước về LPTB, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng vẫn tăng lên). Theo thống kê thì trong 6 tháng cuối năm 2020, số thu LPTB giảm theo chính sách là 7.314 tỷ đồng, nhưng tổng số thu ngân sách Nhà nước tăng 14.110 tỷ đồng.

259884557_4725881147477319_498873378479208090_n.jpg
258883655_753020369428523_6257051539788751287_n.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
25/10/10
4.518
3.575
113
Chả có gì vui mừng cả. Lợi nhuận chỉ chảy từ NS NN vào túi DN bán xe thôi. Đáng buồn là những người yếu thế trong XH không được miễn hay giảm 1 đồng tiền thuế nào. Nhưng bọn DN lợi nhuận nghìn tỷ thì không bị sứt mẻ tí lợi nhuận nào.
 
Hạng B2
18/2/21
308
419
63
30
Chả có gì vui mừng cả. Lợi nhuận chỉ chảy từ NS NN vào túi DN bán xe thôi. Đáng buồn là những người yếu thế trong XH không được miễn hay giảm 1 đồng tiền thuế nào. Nhưng bọn DN lợi nhuận nghìn tỷ thì không bị sứt mẻ tí lợi nhuận nào.
Bác sống ở vũ trụ nào mà bác nói vậy?
 
9/7/20
859
1.195
93
28
Chúc mừng các hãng xe có thể tăng giá lên để bán.

thật ra nghị quyết này rõ ràng hỗ trợ doanh nghiệp thêm lợi nhuận vượt khó khăn. Vậy mà người dân khi thấy nhà nước giảm trước bạ mà hãng xe tăng giá lại lao vào chửi như đúng rồi.
 
  • Like
Reactions: Thanh Van
Hit confirmed
Hạng B2
29/6/20
420
561
83
chắc lại cắt hết KM, tăng lại giá bán, thì cũng đâu vào đấy