Theo Phó thủ tướng sau ngày 31/7 nếu các dự án chưa triển khai xong thu phí không dừng thì buộc phải xả trạm và có chế tài xử phạt cá nhân, tập thể gây chậm tiến độ.
Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp về vướng mắc đối với việc triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng (ETC) và các dự án BOT giao thông ngày 17-5.
Trạm thu phí để xảy ra sự cố phải chủ động xả trạm
Theo phó thủ tướng từ tháng 10-2021 đến nay, tiến độ triển khai dự án thu phí tự động không dừng - ETC đã có sự chuyển động tích cực. Chỉ trong 7 tháng, từ 1 triệu xe dán thẻ
sử dụng ETC đến nay đã có gần 3 triệu xe dán thẻ, đạt 65% số xe trên cả nước dán thẻ là chuyển biến tích cực.
Việc triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc, lúng túng, dẫn đến nguy cơ không hoàn thành tiến độ. Các tuyến cao tốc của Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam quản lý triển khai ETC rất chậm so với yêu cầu. Mục tiêu đến ngày 30-6-2022 phải hoàn thành cơ bản hệ thống ETC, các trạm thu phí đều lắp đủ làn ETC, chỉ để lại 1 làn hỗn hợp (ETC và tiền mặt).
Bên cạnh đó, quá trình triển
khai thu phí không dừng còn có tình trạng hệ thống ETC gặp sự cố, dẫn tới ách tắc giao thông kéo dài.
"Phải nghiêm khắc rút kinh nghiệm, xử lý theo đúng quy định hiện hành, không để ùn tắc kéo dài quá thời gian quy định tại các trạm thu phí. Nếu gặp tình huống tương tự, các chủ đầu tư phải xả trạm, đảm bảo lưu thông cho nhân dân" - Phó thủ tướng chỉ đạo.
Theo phó thủ tướng, các tuyến
cao tốc mới đều
phải áp dụng ETC tại tất cả các làn thu phí.
"Sau 31-7, nếu dự án nào chưa triển khai xong
thu phí không dừng sẽ phải xả trạm, có chế tài xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân gây chậm tiến độ" - phó thủ tướng nhấn mạnh.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành
Hai trạm thu phí ở TP.HCM có khả năng không kịp lắp đầy đủ ETC
Báo cáo tại cuộc họp, ông Lê Kim Thành - vụ trưởng Vụ Đối tác công tư cho biết đến nay tất cả các trạm thu phí đủ điều kiện đã được lắp đặt, vận hành hệ thống ETC với tổng số 113 trạm, đáp ứng tiến độ yêu cầu của Thủ tướng. Trong đó: Bộ Giao thông vận tải quản lý 69 trạm, các địa phương quản lý 44 trạm.
Còn một số trạm thu phí có tính chất đặc thù như: thời gian thu phí còn lại ngắn, lưu lượng quá thấp, đang tạm dừng thu phí… đã được Thủ tướng chấp thuận không triển khai hoặc lùi thời gian triển khai ETC.
Trong số những trạm thu phí đã lắp ETC, tất cả các trạm thu phí có lưu lượng xe lớn đều được lắp đặt toàn bộ làn ETC, chỉ để một làn hỗn hợp/chiều xe chạy. Còn 102 làn thuộc 23 trạm thu phí cần tiếp tục lắp đặt ETC để đảm bảo các trạm thu phí chỉ duy trì 1 làn thu phí hỗn hợp/mỗi chiều xe chạy (trong đó 38 làn/13 trạm do Bộ Giao thông vận tải quản lý và 64 làn/10 trạm do địa phương quản lý).
Tại cuộc họp với Bộ Giao thông vận tải ngày 12-5, các địa phương đều cam kết hoàn thành trước 30-6-2022, riêng 16 làn/2 trạm thu phí An Sương - An Lạc và Xa lộ Hà Nội do UBND TP.HCM quản lý có khả năng bị chậm tiến độ.
Đến nay, cả nước có gần 3 triệu xe sử dụng ETC (chiếm hơn 65% tổng số xe cả nước). Bộ Giao thông vận tải phấn đấu trong năm 2022, số lượng xe dán thẻ đạt 80-90% như đã báo cáo Thủ tướng.
Xem thêm: