Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
30/1/12
1.405
2.495
113
Vietnam
Những ngày trầm luân
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/128579/nhung-ngay-tram-luan.html
tuanvietnam.gif
-'Chỉ sơ sảy một chi tiết nhỏ là một dự án lớn, quyết định một hướng phát triển của thành phố, có thể bị gác lại, thậm chí đi tong luôn', ông Phan Chánh Dưỡng nhớ lại.

LTS: Năm 1989, mới mở cửa, chỉ có mô hình khu chế xuất được chấp nhận, với tính chất là nhà đầu tư vào thuê đất, thuê lao động giá rẻ, và nhập nguyên liệu từ nước ngoài, để sản xuất ra hàng hoá với giá thành thấp hơn trong nước họ, và xuất khẩu. Như vậy, sẽ không có sự cạnh tranh với các xí nghiệp quốc doanh trong nước, để dẫn tới sự phá sản hàng loạt của xí nghiệp quốc doanh.

Bốn năm sau, một công ty liên doanh khác ra đời - Liên doanh Phú Mỹ Hưng - đánh dấu một hướng phát triển mới của đô thị thành phố HCM, chứ không đơn thuần là dự án bất động sản. Gắn liền tên tuổi với hai dự án này là ông Phan Chánh Dưỡng.
Nhân dịp QH vừa đồng ý cho phép TP.HCM được thí điểm dự án chính quyền đô thị, Tuanvietnam xin giới thiệu cuộc trò chuyện của phóng viên Huỳnh Phan với ông Phan Chánh Dưỡng, một trong những người được cho là tiên phong trong công cuộc phát triển thành phố .

Phương án tối ưu?

Mục đích vai trò chính khi mở Khu Chế xuất Tân Thuận là gì, thưa ông?

Từ năm 1986, chính quyền trung ương bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới tư duy quản lý kinh tế. Tiếp theo đó, đến 29.12.1987 Luật Đầu tư Nước ngoài được Quốc hội thông qua, đánh dấu cho giai đoạn mới, Việt Nam quyết tâm đổi mới để phát triển kinh tế, mở cửa hội nhập vào thị trường thế giới.


20130625154526-phanchanhduong.jpg
Ông Phan Chánh Dưỡng

Để thực hiện chính sách trên, lãnh đạo TP HCM đã tập hợp các chuyên gia cùng với lãnh đạo các sở, các công ty trực thuộc thành phố bàn bạc, để tìm biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, và khuyến khích những sáng kiến mở rộng thị trường xuất khẩu, và thu hút đầu tư nước ngoài.

Tháng 7.1988, nhóm nghiên cứu chuyên đề kinh tế Cholimex tại Quận 5 (sau này báo chí gọi là nhóm Thứ Sáu ) có phác họa một dự án xây dựng một khu chế xuất gởi lên UBND TP HCM.

Ngày 7.3.1989, trong số 8 đề án được đưa vào chương trình phát triển kinh tế đối ngoại của thành phố từ năm 1988 đến năm 1995 thì đề án xây dựng khu chế xuất đã được chọn. Và tôi (đang là giám đốc của công ty Cholimex ) được giao thực hiện đề án nầy.

Và từ đó bắt đầu triển khai chọn địa điểm xây dựng, tìm nguồn vốn, chọn nhà đầu tư... Đến năm 1989 chúng tôi chọn được đối tác (Đài Loan), và đối tác này đồng ý chọn địa điểm xây dựng khu chế xuất tại Xã Tân Thuận Đông huyện Nhà Bè TP HCM.

Ông đã đạt được một phần mục đích đó, khi thành phố đã xây dựng được thêm 13 khu công nghiệp khác. Có điều, bên cạnh một đô thị hiện đại như Phú Mỹ Hưng, hay Nam Sài Gòn nói chung, khu chế xuất Tân Thuận sẽ không còn tương xứng nữa?

Khi làm tôi có tính chứ. Thời gian cho thuê đất là 50 năm, đến nay cũng đã đã hết phân nửa thời gian rồi. Khi sắp hết thời hạn, tôi sẽ tìm miếng đất khác để chuyển hàng trăm nhà máy qua, và chúng ta sẽ có 330 héc ta đất sạch nằm ở trung tâm thành phố sử dụng vào mục đích khác. Chúng ta sẽ có một khu sản xuất được nâng cấp hơn so với Tân Thuận hiện nay, và một vùng đất trống 330 héc ta để xây dựng trung tâm đô thị.

Tại sao các ông chọn mô hình khu chế xuất, tức chế biến để xuất khẩu, mà không phải là khu công nghiệp, phổ biến hiện nay?

Năm 1988, tuy chúng ta đã có chính sách đổi mới, nhưng nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp, với doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo. Xí nghiệp sản xuất đại bộ phận là quốc doanh, máy móc thiết bị lạc hậu, lại quản lý theo cơ chế quan liêu bao cấp, chất lượng sản phẩm kém, hiệu quả kinh doanh rất thấp.

Chính vì vậy, nếu lập khu công nghiệp để thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào, điều nầy đồng nghĩa với việc cho phép nhà đầu tư mua nguyên liệu trong nước để sản xuất và cũng được quyền bán sản phẩm trong nước. Như vậy, khu vực quốc doanh trong nước sẽ không thể cạnh tranh, và sẽ dẫn đến phá sản. Lúc bấy giờ, điều nầy không thể chấp nhận được.

Do đó, chỉ có mô hình khu chế xuất với tính chất là nhà đầu tư vào thuê đất, cơ sở hạ tầng để họ xây dựng nhà máy, thuê lao động tại chổ giá rẻ để sản xuất ra sản phẩm với giá thành thấp hơn khi họ sản xuất tại nước họ. Về nguyên liệu, họ nhập từ nước ngoài và toàn bộ sản phẩm củng bán ra nước ngoài, và như vậy sẽ không có sự cạnh tranh với các xí nghiệp quốc doanh trong nước.

Hồi đó, khi mới triển khai đề án, Việt Nam còn bị cấm vận của Mỹ. Việc đó có gây khó khăn cho các ông trong việc tìm đối tác không?

Khi bắt đầu triển khai đề án (1989), nước ta còn trong tình trạng bị cấm vận của Mỹ, và đường hàng không ra nước ngoài từ thành phố HCM buộc phải đi qua Bangkok. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài như Đài Loan, Hongkong, Singapore, hay Hàn Quốc, không có quan hệ chính thức với Việt Nam.

Vì vậy, để quan hệ với họ theo đường phi chính thức, chúng tôi đã thành lập ra Hiệp hội xuất nhập khẩu và đầu tư TpHCM gọi tắt là INFOTRA, làm đầu mối quan hệ. Như vậy, lãnh đạo thành phố đi đến các nước chưa có bang giao nêu trên đều với danh nghĩa của hiệp hội INFOTRA, và để tiếp các nhà đầu tư đến cũng thường dùng danh nghĩa hiệp hội này. Và, cũng từ danh nghĩa và hoạt động của hiệp hội, chúng tôi đã tiếp cận và chọn được nhà đầu tư để hình thành khu chế xuất ngay từ những năm đầu mở cửa của nước ta.

Hồi đó, làm sao ông tìm được đối tác Đài Loan này (Công ty Central Trading & Development - CT&D)?

Tôi phải đi nhiều nước chung quanh qua danh nghĩa Tổng Thư ký Hiệp Hội INFOTRA. Và cũng ký với 4 nhà đầu tư nước ngoài biên bản ghi nhớ. Có điều, cuối cùng họ cũng bỏ, bởi chuyên gia kỹ thuật và chuyên gia về pháp luật của họ cử sang thẩm định, kết luận đều lắc đầu, hay chần chờ không triển khai.


20130625154606-khuchexuat.jpg
Khu chế xuất Tân Thuận

Nhưng đến khi gặp Lawrence S.Ting chủ tịch tập đoàn công ty CT&D (Đài Loan), thấy ông là một doanh nhân tầm cỡ có kiến thức uyên bác. Ông không những tìm hiểu về các điều kiện hạ tầng kinh tế hệ thống pháp luật, mà còn tìm hiểu sâu về lịch sử văn hóa Việt Nam. Ông đã gặp gỡ trực tiếp các lãnh đạo thành phố, và các các lãnh đạo ngành liên quan.

Và, sau đó, ông đã tin vào sự lãnh đạo của thành phố, và khả năng hợp tác của Công ty IPC với Công ty CT&D của ông. Cá nhân tôi vô cùng cám ơn ông, bởi nếu không có sự đầu tư của ông thì ý tưởng phát triển thành phố ra Biển Đông chỉ là một ước mơ mà thôi. Tôi phải thuyết trình đề án này trước 8 bộ.

Những ý kiến phản biện đề án của ông thường tập trung vào những khía cạnh nào?

Thứ nhất, do không hình dung được về dự án, nên người ta phát biểu cảm tính là chính. Chẳng hạn, đường Nguyễn Văn Linh anh làm chi mà rộng vậy, xe đâu mà chạy? Hay vùng đất này từ lâu là đất ruộng, làm sao anh có thể xây dựng khu đô thị? Hoặc, tại sao lại đặt tên là Khu Đô thị Nam Sài Gòn? Và họ đòi đổi đề án là Đề án Nam Thành phố Hồ Chí Minh.

Tôi mới phải giải thích lại rằng tôi để tên Nam Sài Gòn, vì thành phố HCM không phải là thành phố Sài Gòn cũ, mà bao gồm thành phố Sài Gòn cũ cộng với tỉnh Gia Định, cộng thêm huyện Củ Chi và huyện Cần Giờ từ một tỉnh khác. Xét ở góc độ đó, Nhà Bè ở đây thuộc tỉnh Gia Định, cho nên nó ở phía Nam thành phố Sài Gòn, chứ không phải Nam Thành phố Hồ Chí Minh.

Rồi họ lại căn vặn rằng Công ty Phú Mỹ Hưng thì có dính dáng gì đến Mỹ không, hay liệu tôi có tơ tưởng đến sự tái hiện diện của Mỹ ở Sài Gòn không. Đủ thứ vặn vẹo!

Tôi lại phải hết sức nhẹ nhàng mà nói rằng: dạ thưa mấy anh, Phú Mỹ Hưng không dính dáng gì đến đế quốc Mỹ cả, mà chỉ vì vùng đất này là của xã Phú Mỹ, và xã Tân Thuận Đông (tôi bỏ chữ Đông đi, chỉ giữ lại Tân Thuận cho khu chế xuất cho gọn). Còn tại sao lại là Phú Mỹ Hưng, là vì cái xã Phú Mỹ này quá nghèo đi, nên tôi muốn nó hưng thịnh lên.

Bây giờ, anh đâu có tưởng tượng được mấy chuyện đó, đúng không?

Tôi có xem bộ phim "And the God must be crazy" (Đến Thượng Đế cũng phải phát khùng) rồi ạ...

Chưa hết đâu. Tôi làm hai cây cột, cột Rồng và cột Chim. Chính quyền lại "chụp mũ" rằng tại sao tôi lại làm con rồng, đại diện cho Đài Loan, lớn hơn con chim, đại diện cho Việt Nam. Tôi nói rằng, dạ thưa mấy anh, đó là Lạc Long - con Rồng và con chim Lạc.

Còn nhớ, hồi đó làm xong biểu tượng mẫu, trình lên Sở Văn hoá, và họ đã phải tổ chức tới ba cuộc họp để thống nhất xem biểu tượng này có phải đại diện cho Việt Nam hay không. Rồi ra biên bản với chữ ký xác nhận của các nhà văn hoá, nhà phê bình nghệ thuật rằng con rồng này là con rồng nhà Đinh, có họ đàng hoàng, con chim lạc xưa nay nằm trên mặt bằng, cho lạc đứng là sáng tạo.

Tôi kể ra bây giờ thì anh cười, chứ hồi đó chỉ sơ sảy một chi tiết nhỏ là một dự án lớn, quyết định một hướng phát triển của thành phố, có thể bị gác lại, thậm chí đi tong luôn.

Khi bọn tôi bắt đầu làm khu chế xuất, đã làm giấy đăng ký, mọi thứ xong hết rồi chỉ còn chờ ký thôi, cho nên coi ngày tháng chọn 21.9.1991 thì làm lễ khởi công. Bởi vì, đối với nước ngoài, người ta cần biết trước một tháng để gửi thư mời nhằm quảng bá, chào hàng...

Còn một tuần, mà vẫn chưa có chữ ký, chúng tôi như ngồi trên đống lửa. Hoãn thì ê mặt với khách nước ngoài, mà cứ khởi công là phạm pháp, người ta lấy cớ đó mà đình chỉ luôn.

Thế là, một mặt chúng tôi cử người ra Hà Nội ngồi chờ chữ ký của Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác Đầu tư Nước ngoài (SCCI), một mặt ngồi trong này tính với nhau. Cuối cùng, tôi mới nghĩ ra kế biến tấu thành "lễ động thổ".

May quá, còn 3 ngày đến lễ động thổ thì nhận được giấy phép. Nhưng chúng tôi vẫn làm lễ động thổ. (Và 4 tháng sau, là mùng 6 Tết năm 1992, mới thực sự làm lễ khởi công.)

Quan khách tới dự lễ động thổ cảm thấy thích thú vô cùng. Người Việt Nam thì khen người Đài Loan có cái tục lệ độc đáo, làm gì cũng phải cúng thần linh. Còn người Đài Loan thì khen người Việt mình có cái nét văn hoá rất đẹp, đầy ân nghĩa, sống nhớ đến người xưa.

Cho nên, một nét văn hoá mới đã được sinh ra bởi một sự cố hành chính. Sau này, các nhà đầu tư đều áp dụng, động thổ trước, khởi công sau.

Bàn đạp tiến về Biển Đông?
Đầu tiên làm khu chế xuất Tân Thuận, sau đó tại sao ông lại nghĩ ra khu đô thị Phú Mỹ Hưng?

Đó cũng là ý tưởng của chính quyền. Trong cấu tạo dòng suy nghĩ của mình, khu chế xuất là con men ban đầu phát triển cả vùng đất này, gồm có 3 chương trình lớn: khu chế xuất, khu đô thị, và rời cảng Sài Gòn ra khỏi sông Sài Gòn.

Cho nên, khu công nghiệp Hiệp Phước được cấu tạo ngay từ thời kỳ đó. Nếu không có ba đề án này thì cái gọi là thành phố hướng về biển Đông không có cơ sở.

Ý anh nói là nhiệm vụ chính của cảng Sài Gòn là phải ra khỏi sông Sài Gòn trước đã, có thể cảng đó vẫn được sử dụng với chức năng nào đó?

Tôi muốn nói sông Sài Gòn không thể làm được cảng hàng hoá, chỉ có những bến phục vụ cho tàu du lịch, giữ địa danh lịch sử. Vì từ cảng Sài Gòn ra biển còn 90 km, cảng Sài Gòn mà vẫn trên sông Sài Gòn, thì tất cả những cầu qua Thủ Thiêm thì phải làm rất cao.

Khi tôi qua Seoul năm 1998, chạy dọc sông Hàn, tôi đã đếm được 24 cái cầu. Để bên kia sông cân bằng về phát triển, họ đã phải làm một cái Thế Vận hội '84 bên kia sông, và dựng 24 cây cầu.

Quay về, tôi nhìn ở sông Sài Gòn, và chỉ thấy có mỗi một chiếc cầu Sài Gòn đó thôi. Muốn qua Thủ Thiêm, ít nhất, phải có 10 cái.

Mình muốn đưa thành phố tiến ra biển, muốn cạnh tranh với các nước xung quanh thì mình phải có đô thị biển đủ lớn. New York, Saint-Peterburg, Hongkong, hay Thượng Hải, đều ra biển. Mình muốn góp mặt với thế giới ở thế kỉ 21 thì mình phải có thành phố như thế, kéo ra biển.

Hồi tháng 3.2005, tôi đi theo một đoàn phóng viên nước ngoài, do thành phố mời vào nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày đất nước thống nhất. Lần đó, chúng tôi chỉ được đưa tới tham quan khu dân cư Phú Mỹ Hưng.

Bây giờ Phú Mỹ Hưng đã là một khu đô thị trọn vẹn, gồm khu dân cư, bệnh viện, trường học, thương mại, hay quảng trường. Trên bình diện quốc gia, nó là một khu đô thị mới có tính đồng bộ, chứ còn các khu đô thị còn lại từ Nam chí Bắc đều không có sự đồng bộ.

Tức là sao?

Đô thị được xây dựng mà không có đầu mối. Mỗi ông đại gia nhận một mảnh chừng bao nhiêu héc ta đó, rồi khai thác làm sao có lợi cho mình, chủ yếu là phân lô bán nền. Còn lại tổng thể không ai lo. Người này chỉ nghĩ việc tận dụng thành quả của người kia, nên, cuối cùng, cái chung không ai lo.

Còn ở Phú Mỹ Hưng, người ta đã xây dựng những khu dân cư, từ bình dân đến cao cấp, mang đầy đủ một cấu trúc xã hội, chứ không phải chỉ là bất động sản.
Huỳnh Phan

"Phải nói là thời kỳ chúng tôi làm, lãnh đạo nói chung đều là những người thanh liêm và chính trực. Nhờ đó, người trí thức thực sự đã được dùng kiến thức làm cái gì đó có ích cho xã hội, chứ không thuần tuý là những người làm công ăn lương"...
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
6/4/13
878
308
63
"Khi tôi qua Seoul năm 1998, chạy dọc sông Hàn, tôi đã đếm được 24 cái cầu. Để bên kia sông cân bằng về phát triển, họ đã phải làm một cái Thế Vận hội '84 bên kia sông, và dựng 24 cây cầu"
Sài Gòn nên học Seoul điểm này: Tổ chức Asiad 2019 ở cả HN và khu Rạch Chiếc TpHCM!!! Làm lẹ đi!!! Nhanh chóng làm cầu nối qua Tôn Đức Thắng và công viên Trung Tâm ThThiêm!
"Phải nói là thời kỳ chúng tôi làm, lãnh đạo nói chung đều là những người thanh liêm và chính trực. Nhờ đó, người trí thức thực sự đã được dùng kiến thức làm cái gì đó có ích cho xã hội, chứ không thuần tuý là những người làm công ăn lương"....

Cám ơn ông!!! Cám ơn Vinh99vn!

 
Hạng C
6/4/13
878
308
63
Kế hoạch tiến ra biển Đông là 1 kế hoạch rất tham vọng và dài hơi! Rất cần nhiều thứ nhưng cái lớn nhất là cái tâm-tầm và tiền! Nên qui hoạch cho 30-50năm sau! Bi giờ chỉ nên làm khu Hiệp Phước trước-theo chủ trương đô thị vệ tinh-nhưng phải định hướng để tránh bị chiếm dụng-phá vỡ qui hoạch!.
Tại sao em nói vậy?.
Do đặc thù của mỗi nước và địa chính trị cũng khác nhau nên tránh sao chép-trật lất.
Thử xem:.
Newyork từ khu trung tâm Mahatan đổ ra biển chỉ tầm 15km. Chưa kể đất ở đó tốt!!!(Em phán)!
Thượng Hải từ trung tâm ra biển chỉ tầm 25-30km! Dân đông nên lấn ra cũng dễ!.
Seoul-giống SG nên họ chỉ làm 2 bên bờ sông là chính!!!
Mà Sài Gòn ra biển Cần giờ hơn 50km! Mà ra vùng thấp trũng nhiễm mặn thì phải xem lại! Đương nhiên không phải nói thấp không làm! Mà cần làm từ từ có tính toán!!! Để dành khi nào giàu ta làm sau?
 
Hạng D
26/12/12
1.249
12.460
113
Em thấy quỹ đất Sài Gòn mình không thiếu mà tại sao cứ phát triển sang khu quận 7 & quận 2, 2 khu ngập rất nặng nhỉ? Tại sao hồi đó thành phố không chủ trương phát triển khu Gò Vấp & Thủ đức?
 
Hạng C
6/4/13
878
308
63
ngocquang19877 nói:
Em thấy quỹ đất Sài Gòn mình không thiếu mà tại sao cứ phát triển sang khu quận 7 & quận 2, 2 khu ngập rất nặng nhỉ? Tại sao hồi đó thành phố không chủ trương phát triển khu Gò Vấp & Thủ đức?
Có nhưng thiếu qui hoạch (giờ này chưa xong)! Thủ đức khi xưa bao gồm cả Q9 và Q2! Và đã có định hướng từ lâu từ thời trước 75!!! Nhưng do làm chậm nên bị manh mún!:May mà còn cái TT nhưng nó cũng chẳng trọn vẹn và quá tốn kém!.
Khu Gò Vấp-Tân Bình do không qui hoạch nên phát triển theo vết dầu loang chữa không nổi! Để diễn biến "tự nhiên thành luôn"!!!


 
Hạng C
27/2/07
578
968
93
TP Hồ Chí Minh
ngocquang19877 nói:
Em thấy quỹ đất Sài Gòn mình không thiếu mà tại sao cứ phát triển sang khu quận 7 & quận 2, 2 khu ngập rất nặng nhỉ? Tại sao hồi đó thành phố không chủ trương phát triển khu Gò Vấp & Thủ đức?


Gò Vấp không còn quỹ đất để phát triển, ngoại trừ lấy sân bay Tân Sơn Nhất, mặt khác đường sá khó có thể mở rộng thêm do dân cư hiện hữu ken đặc. Thủ Đức được định vị lâu nay là Khu sản xuất, nên tuy thuộc khu vực có nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối cấp thành phố và thuận tiện đường sắt, đường bộ, đường sông mà vẫn không thu hút người dân về sống 'có đẳng cấp' được. Xu hướng của các thành phố trên thế giới là tiến ra biển, nơi có cảng nước sâu, nên thành phố chọn hướng chính vẫn về phía Nam và Đông Nam. Hiện nay vẫn có sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế, đó là: định hướng phát triển theo quy hoạch chính yếu vẫn là phía Đông Nam và Nam (quận 2, 9 , 7) nhưng các năm vừa qua đô thị hoá tăng nhanh ở phía Tây và Tây Bắc (Bình Tân, Bình Chánh). Hèn chi, đợt điều chỉnh QH chung toàn TP được duyệt năm 2010 vừa qua, xác định lạu: hướng phát triển TPHCM trong tương lai là: bốn phương tám hướng luôn
 
Last edited by a moderator:
bvy
Hạng D
6/1/12
1.163
676
113
ngo_anhvu2000 nói:
ngocquang19877 nói:
Em thấy quỹ đất Sài Gòn mình không thiếu mà tại sao cứ phát triển sang khu quận 7 & quận 2, 2 khu ngập rất nặng nhỉ? Tại sao hồi đó thành phố không chủ trương phát triển khu Gò Vấp & Thủ đức?


Gò Vấp không còn quỹ đất để phát triển, ngoại trừ lấy sân bay Tân Sơn Nhất, mặt khác đường sá khó có thể mở rộng thêm do dân cư hiện hữu ken đặc. Thủ Đức được định vị lâu nay là Khu sản xuất, nên tuy thuộc khu vực có nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối cấp thành phố và thuận tiện đường sắt, đường bộ, đường sông mà vẫn không thu hút người dân về sống 'có đẳng cấp' được. Xu hướng của các thành phố trên thế giới là tiến ra biển, nơi có cảng nước sâu, nên thành phố chọn hướng chính vẫn về phía Nam và Đông Nam. Hiện nay vẫn có sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế, đó là: định hướng phát triển theo quy hoạch chính yếu vẫn là phía Đông Nam và Nam (quận 2, 9 , 7) nhưng các năm vừa qua đô thị hoá tăng nhanh ở phía Tây và Tây Bắc (Bình Tân, Bình Chánh). Hèn chi, đợt điều chỉnh QH chung toàn TP được duyệt năm 2010 vừa qua, xác định lạu: hướng phát triển TPHCM trong tương lai là: bốn phương tám hướng luôn




A binh lại cái dinh độc lập và cái nhà thờ đức bà làm hai tòa nhà 100 tầng nhìn cho nó ngầu =)

P/S: e kết nhất dòng in đậm màu đỏ
 
Hạng D
30/1/12
1.405
2.495
113
Vietnam
Mấy khu còn lại nhất là hướng Tây & Tây Bắc: Bình Tân, Bình Hưng Hòa, Quận 12, Hóc Môn,...giao thông tới trung tâm khó khăn & dân tứ xứ phức tạp nhiều. 4 phương tám hướng chứ chủ yếu vẫn là Nam & Đông (2 nhánh Thanh Long & Bạch hổ của Sài gòn) hí hí dạo này em bị nhiễm Phong Thủy
51.gif


 
HCN
Hạng B2
25/1/08
148
51
28
TRong vòng vài năm tới khi nước biển dâng thì tương lai của khu Nam (vùng thấp trũng và thoát nước tự nhiên) sẽ ra sao? Đê bao toàn bộ khu hay tiếp tục nâng đường như hiện nay???
 
Hạng C
27/2/07
578
968
93
TP Hồ Chí Minh
HCN nói:
TRong vòng vài năm tới khi nước biển dâng thì tương lai của khu Nam (vùng thấp trũng và thoát nước tự nhiên) sẽ ra sao? Đê bao toàn bộ khu hay tiếp tục nâng đường như hiện nay???
Chắc nhiều bác trong diễn đàn này tưởng như em trước đây: là đường làm theo quy hoạch rồi sao về sau vẫn ngập, chả lẽ do nước biển ngày một dâng cao. Thưa các bác, đường làm theo quy hoạch để tự nhiên sau 5-10 năm vẫn bị lún (khu vực phía Nam TP trung bình mỗi năm lún 3-4 cm), cho nên các con đường trong khu PMH vài năm đều phải bù lún; nhà làm trên cọc tuy không sao nhưng xung quanh nhà đều phải bù lún 3-5 năm/lần. Như vậy, chưa tính đến việc nước biển dâng thì vẫn phải bù lún tự nhiên. Theo tính toán san nền khi lập quy hoạch đô thị, luôn có dự phòng 0,5m cho nước biển dâng. Ví dụ: tần suất 100 năm đỉnh triều cao nhất là 1.53m, cộng 0.5m nữa thì san nền nên thiết kế mức 2.05 hay 2.1m.
Hiện nay trung tâm chống ngập TPHCM đang nghiên cứu xây dựng các cống ngăn triều tại hầu hết các con sông chính (nhất là phía Nam TPHCM), khi đó TPHCM giống như Hà Nội: được điều tiết bằng hệ thống đê bao và cống ngăn triều.
 
Status
Không mở trả lời sau này.