Bác @nhdkhoa2006, một trong những thành viên OS tham gia chương trình Isuzu Diesel Challenge 2017, có chia sẻ về sự "khó tin" trong kết quả cuộc thi để chúng ta được hiểu thêm.
"Kết quả BTC đưa ra chỉ làm hệ quy chiếu so sánh giữa các xe tham gia chương trình với nhau, chứ không có giá trị để mọi người tham khảo khi mua xe. Bởi vì có 2 lý do:
Thứ nhất: độ dãn nở của nhiên liệu theo nhiệt độ
Khi đổ đầy bình dầu lần đầu tại TP.HCM thì các xe đều đổ trong điều kiện buổi chiều trời mát. Còn lần đổ đầy bình thứ 2 ở Phnompenh để tính mức tiêu hao nhiên liệu thì nhiệt độ bình dầu chắc chắn cao hơn lần đầu do các xe đều chạy dưới điều kiện nắng nóng và sau khi ngừng là tiến hành đổ đầy bình đo liền.
Nhiệt độ bình dầu cao hơn, có nghĩa là thể tích dầu trong bình nhiên liệu ở đợt đổ đầy thứ 2 sẽ khác đợt đầu. Chính xác là thể tích dầu trong bình ở lần đổ đầy thứ 2 sẽ nở ra nhiều hơn và từ đó lượng dầu tiếp vô để tính mức tiêu hao nhiên liệu sẽ ít hơn con số sát với thực tế.
Nếu BTC cho các xe để qua đêm cho bình dầu nguội lại và tiến hành đo vào sáng sớm hôm sau thì kết quả sẽ sát với thực tế hơn. Hầu hết các xe trong đoàn đều tiêu thụ chưa đến 10% trong lượng dầu trong bình 65 lít cho hành trình hơn 240 km. Điều đó có nghĩa là trong bình lúc đo còn đến hơn 90% lượng dầu. Hơn 90% lượng dầu trong bình này mà dãn nở thì con số chênh lệch giữa 2 lần đổ đầy bình sẽ không hề nhỏ. Chênh lệch như thế nào thì sau lý do thứ 2 mình sẽ công bố mức ước tính.
Thứ 2: Hiện tượng hóa hơi của dầu
Như các bạn cũng biết là đến một nhiệt độ cao nhất định thì chất lỏng sẽ hóa thành hơi. Dầu diesel cũng không là ngoại lệ. Trong quá trình xe chạy, sẽ có một lượng dầu trong bình hóa thành hơi và do trong bình nhiên liệu có nhiều ngách nên lượng hơi sẽ đọng lại ở những ngách đầy. Khi đổ đầy bình nhiên liệu thì chúng ta cần phải có thêm động thái lắc xe nhiều lần, chính là để đẩy lượng hơi này ra ngoài và tránh tình trạng "đầy giả".
Ở lần đo đầu tiên tại TP.HCM thì các xe đều thực hiện thao tác lắc xe này. Còn tại Phnompenh do lịch trình quá sít sao nên BTC đã quyết định bỏ qua công đoạn lắc xe mà chỉ đổ đầy bình nhiên liệu thôi. Chính điều này cũng góp phần làm cho kết quả của chương trình không được sát với thực tế lắm.
Kết luận: BTC không sai, kết quả có giá trị sử dụng, và xe Isuzu thật sự tiết kiệm
Có thể khẳng định là kết quả BTC chương trình Isuzu Diesel Challenge 2017 đưa ra hoàn toàn không có điểm gì lập lờ hay uẩn khúc. Chính BTC chương trình và đơn vị đo lường thứ 3 đã chủ động làm rõ với truyền thông cũng như những người tham gia về vấn đề này.
Mình cũng muốn nhắc các bạn là cách đo của BTC thật ra cũng chẳng khác gì cách chúng ta đang đo thủ công cho xe của mình. Thế nên ở chừng mực nào đó thì cách đo này vẫn có giá trị sử dụng và đủ chuẩn để làm hệ quy chiếu so sánh giữa những xe trong cuộc thi với nhau. Dĩ nhiên, điều kiện là các xe trong cuộc thi đều được đo theo cùng một cách, không có chuyện "sọc dưa" chiếc thì có lắc, chiếc thì không. Theo quan sát của mình thì công đoạn đo của BTC và bên đo lường thứ 3 đều minh bạch và đồng đều, trước sự chứng kiến của người tham gia và cơ quan truyền thông. Hoàn toàn không có trường hợp người tham gia phản đối kết quả hay cách đo của BTC.
BTC cho biết trong trường hợp để xe qua đêm cho nhiệt độ bình nhiên liệu lần đổ đầy thứ 2 ngang với lần đổ đầy đầu tiên và có thực hiện việc lắc xe nhằm loại bỏ hiện tượng "đầy giả", thì kết quả mức tiêu hao nhiên liệu sát với thực tế của mỗi xe có thể tăng thêm khoảng 2-3 lít cho quãng đường 240 km. Bởi vì trong những đợt khảo sát chương trình trước họ đã thực hiện cách đo sát với thực tế này và so sánh với cách đo "bất khả kháng" do thời gian có hạn của chương trình.
Lấy ví dụ kết quả 5,93 lit/241,6 km BTC công bố của Anh Thời, người lái chiếc mu-X 51F-45966 đoạt giải nhất hạng mục xe 3.0L. Thì kết quả sát với thực tế của xe anh Thời ước tính sẽ rơi vào khoảng 9 lít/241,6 km, tương đương 3,72 lít/100 km. Con số 3,72 lít/100 km là có thể tin được trong điều kiện di chuyển khá lý tưởng, đó là: tắt hết máy lạnh và giữ được đều tốc độ 50-60 km/h nhờ có xe cảnh sát mở đường.
Mình cũng có phỏng vấn nhiều khách hàng tham gia chương trình Isuzu Diesel Challenge 2017 và cũng chính là người sở hữu xe Isuzu thì được chia sẻ là mức tiêu hao nhiên liệu trung bình trong điều kiện sử dụng bình thường của họ đa số rơi vào khoảng 6-7 lít/100 km. Clip ký sự hành trình IDC 2017 và phỏng vấn khách hàng sẽ sớm được phát sóng trên kênh Youtube của Otosaigon.
Trước đây, nhóm đánh giá xe của OS cũng từng có điều kiện test mức tiêu hao nhiên liệu của chiếc mu-X 3.0 AT. Cung đường từ TP.HCM đến Phan Thiết thì chiếc SUV 7 chỗ của Isuzu gây ngạc nhiên khi tiêu thụ chỉ 5,5 lít/100 km với điều kiện chạy bình thường và bật đầy đủ 2 dàn lạnh. Khi đến Phan Rang trong chuyến test xe đó thì mu-X 3.0 AT cho kết quả tiêu hao nhiên liệu trung bình là 6,3 lít/100 km. Một điểm đáng chú ý là kết quả đo thủ công của nhóm đánh giá trong chuyến đi đó trùng khớp với con số trên bảng đồng hồ của chiếc xe báo."
"Kết quả BTC đưa ra chỉ làm hệ quy chiếu so sánh giữa các xe tham gia chương trình với nhau, chứ không có giá trị để mọi người tham khảo khi mua xe. Bởi vì có 2 lý do:
Thứ nhất: độ dãn nở của nhiên liệu theo nhiệt độ
Khi đổ đầy bình dầu lần đầu tại TP.HCM thì các xe đều đổ trong điều kiện buổi chiều trời mát. Còn lần đổ đầy bình thứ 2 ở Phnompenh để tính mức tiêu hao nhiên liệu thì nhiệt độ bình dầu chắc chắn cao hơn lần đầu do các xe đều chạy dưới điều kiện nắng nóng và sau khi ngừng là tiến hành đổ đầy bình đo liền.
Nhiệt độ bình dầu cao hơn, có nghĩa là thể tích dầu trong bình nhiên liệu ở đợt đổ đầy thứ 2 sẽ khác đợt đầu. Chính xác là thể tích dầu trong bình ở lần đổ đầy thứ 2 sẽ nở ra nhiều hơn và từ đó lượng dầu tiếp vô để tính mức tiêu hao nhiên liệu sẽ ít hơn con số sát với thực tế.
Nếu BTC cho các xe để qua đêm cho bình dầu nguội lại và tiến hành đo vào sáng sớm hôm sau thì kết quả sẽ sát với thực tế hơn. Hầu hết các xe trong đoàn đều tiêu thụ chưa đến 10% trong lượng dầu trong bình 65 lít cho hành trình hơn 240 km. Điều đó có nghĩa là trong bình lúc đo còn đến hơn 90% lượng dầu. Hơn 90% lượng dầu trong bình này mà dãn nở thì con số chênh lệch giữa 2 lần đổ đầy bình sẽ không hề nhỏ. Chênh lệch như thế nào thì sau lý do thứ 2 mình sẽ công bố mức ước tính.
Thứ 2: Hiện tượng hóa hơi của dầu
Như các bạn cũng biết là đến một nhiệt độ cao nhất định thì chất lỏng sẽ hóa thành hơi. Dầu diesel cũng không là ngoại lệ. Trong quá trình xe chạy, sẽ có một lượng dầu trong bình hóa thành hơi và do trong bình nhiên liệu có nhiều ngách nên lượng hơi sẽ đọng lại ở những ngách đầy. Khi đổ đầy bình nhiên liệu thì chúng ta cần phải có thêm động thái lắc xe nhiều lần, chính là để đẩy lượng hơi này ra ngoài và tránh tình trạng "đầy giả".
Ở lần đo đầu tiên tại TP.HCM thì các xe đều thực hiện thao tác lắc xe này. Còn tại Phnompenh do lịch trình quá sít sao nên BTC đã quyết định bỏ qua công đoạn lắc xe mà chỉ đổ đầy bình nhiên liệu thôi. Chính điều này cũng góp phần làm cho kết quả của chương trình không được sát với thực tế lắm.
Kết luận: BTC không sai, kết quả có giá trị sử dụng, và xe Isuzu thật sự tiết kiệm
Có thể khẳng định là kết quả BTC chương trình Isuzu Diesel Challenge 2017 đưa ra hoàn toàn không có điểm gì lập lờ hay uẩn khúc. Chính BTC chương trình và đơn vị đo lường thứ 3 đã chủ động làm rõ với truyền thông cũng như những người tham gia về vấn đề này.
Mình cũng muốn nhắc các bạn là cách đo của BTC thật ra cũng chẳng khác gì cách chúng ta đang đo thủ công cho xe của mình. Thế nên ở chừng mực nào đó thì cách đo này vẫn có giá trị sử dụng và đủ chuẩn để làm hệ quy chiếu so sánh giữa những xe trong cuộc thi với nhau. Dĩ nhiên, điều kiện là các xe trong cuộc thi đều được đo theo cùng một cách, không có chuyện "sọc dưa" chiếc thì có lắc, chiếc thì không. Theo quan sát của mình thì công đoạn đo của BTC và bên đo lường thứ 3 đều minh bạch và đồng đều, trước sự chứng kiến của người tham gia và cơ quan truyền thông. Hoàn toàn không có trường hợp người tham gia phản đối kết quả hay cách đo của BTC.
BTC cho biết trong trường hợp để xe qua đêm cho nhiệt độ bình nhiên liệu lần đổ đầy thứ 2 ngang với lần đổ đầy đầu tiên và có thực hiện việc lắc xe nhằm loại bỏ hiện tượng "đầy giả", thì kết quả mức tiêu hao nhiên liệu sát với thực tế của mỗi xe có thể tăng thêm khoảng 2-3 lít cho quãng đường 240 km. Bởi vì trong những đợt khảo sát chương trình trước họ đã thực hiện cách đo sát với thực tế này và so sánh với cách đo "bất khả kháng" do thời gian có hạn của chương trình.
Lấy ví dụ kết quả 5,93 lit/241,6 km BTC công bố của Anh Thời, người lái chiếc mu-X 51F-45966 đoạt giải nhất hạng mục xe 3.0L. Thì kết quả sát với thực tế của xe anh Thời ước tính sẽ rơi vào khoảng 9 lít/241,6 km, tương đương 3,72 lít/100 km. Con số 3,72 lít/100 km là có thể tin được trong điều kiện di chuyển khá lý tưởng, đó là: tắt hết máy lạnh và giữ được đều tốc độ 50-60 km/h nhờ có xe cảnh sát mở đường.
Mình cũng có phỏng vấn nhiều khách hàng tham gia chương trình Isuzu Diesel Challenge 2017 và cũng chính là người sở hữu xe Isuzu thì được chia sẻ là mức tiêu hao nhiên liệu trung bình trong điều kiện sử dụng bình thường của họ đa số rơi vào khoảng 6-7 lít/100 km. Clip ký sự hành trình IDC 2017 và phỏng vấn khách hàng sẽ sớm được phát sóng trên kênh Youtube của Otosaigon.
Trước đây, nhóm đánh giá xe của OS cũng từng có điều kiện test mức tiêu hao nhiên liệu của chiếc mu-X 3.0 AT. Cung đường từ TP.HCM đến Phan Thiết thì chiếc SUV 7 chỗ của Isuzu gây ngạc nhiên khi tiêu thụ chỉ 5,5 lít/100 km với điều kiện chạy bình thường và bật đầy đủ 2 dàn lạnh. Khi đến Phan Rang trong chuyến test xe đó thì mu-X 3.0 AT cho kết quả tiêu hao nhiên liệu trung bình là 6,3 lít/100 km. Một điểm đáng chú ý là kết quả đo thủ công của nhóm đánh giá trong chuyến đi đó trùng khớp với con số trên bảng đồng hồ của chiếc xe báo."
Chỉnh sửa cuối:
Admin xem xét thêm vì box này nhiều anh em kỹ thuật cứng,
Nếu đo đếm thì phải cần phải có điều kiện chuẩn, và hạn chế các sai số thì mới đáng tin cậy
đo như "tay mơ" rồi viện dẫn kỹ thuật nào là bốc hơi, nào là lắc ... Xe hơi là đỉnh cao kỹ thuật nhân loại mà sử dụng phép đo như thời tiền sử, rồi nguỵ biện này khác
Há định luật bảo toàn khối lượng không đáng tin cậy ah
Đôi dòng góp ý
Nếu đo đếm thì phải cần phải có điều kiện chuẩn, và hạn chế các sai số thì mới đáng tin cậy
đo như "tay mơ" rồi viện dẫn kỹ thuật nào là bốc hơi, nào là lắc ... Xe hơi là đỉnh cao kỹ thuật nhân loại mà sử dụng phép đo như thời tiền sử, rồi nguỵ biện này khác
Há định luật bảo toàn khối lượng không đáng tin cậy ah
Đôi dòng góp ý
Minh bạch! Hoan nghênh. Điểm cộng của ISUZU. Cảm ơn bài viết hay.
Trân trọng
Trân trọng
Với dòng xe 2.5L, phần thắng thuộc về chiếc xe D-MAX 51C-88747của chị Huỳnh Thị Thanh Hạnh do chồng chị- anh Đoàn Ngọc Anh Vũ (Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) cầm lái với con số tiêu hao nhiên liệu vô cùng ấn tượng: 2,81 lit/243 km. Giải nhì thuộc về anh Nguyễn Kỳ Minh (Cầu Đước, Long An), người cầm lái chiếc D-MAX 62C-06826 với thành tích 3,37 lit/243,5 km. Giải ba của dòng xe này thuộc về anh Thạch Vũ Ninh (TP Sóc Trăng, Sóc Trăng) cùng chiếc xe mu-X 83A- 05657 đạt được kết quả là 3,95 lit/242 km.
Trò lố..........
Trò lố..........
Bác nên đọc lại bài một lần nữa, nếu chưa tiếp thu được bài viết thì đọc thêm 2, 3 hoặc nhiều lần nữa sẽ hiểu hơn ý của tác giả...Admin xem xét thêm vì box này nhiều anh em kỹ thuật cứng,
Nếu đo đếm thì phải cần phải có điều kiện chuẩn, và hạn chế các sai số thì mới đáng tin cậy
đo như "tay mơ" rồi viện dẫn kỹ thuật nào là bốc hơi, nào là lắc ... Xe hơi là đỉnh cao kỹ thuật nhân loại mà sử dụng phép đo như thời tiền sử, rồi nguỵ biện này khác
Há định luật bảo toàn khối lượng không đáng tin cậy ah
Đôi dòng góp ý
sao lố vậy bác???Với dòng xe 2.5L, phần thắng thuộc về chiếc xe D-MAX 51C-88747của chị Huỳnh Thị Thanh Hạnh do chồng chị- anh Đoàn Ngọc Anh Vũ (Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) cầm lái với con số tiêu hao nhiên liệu vô cùng ấn tượng: 2,81 lit/243 km. Giải nhì thuộc về anh Nguyễn Kỳ Minh (Cầu Đước, Long An), người cầm lái chiếc D-MAX 62C-06826 với thành tích 3,37 lit/243,5 km. Giải ba của dòng xe này thuộc về anh Thạch Vũ Ninh (TP Sóc Trăng, Sóc Trăng) cùng chiếc xe mu-X 83A- 05657 đạt được kết quả là 3,95 lit/242 km.
Trò lố..........